Tiếng kêu kỳ lạ trên bầu trời Trung Quốc: Chính quyền sợ tin đồn hay sợ điềm báo?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người dân địa phương cho biết: “Nó kêu từ buổi trưa, buổi chiều, ngày nào cũng kêu”; “Tiếng kêu nghe cũng rất đáng sợ. Trong làng đang hoảng loạn, mọi người không dám đi qua khi có ít người” .

Âm thanh lạ

Mấy ngày gần đây trên mạng nổi sóng bởi những clip hàng ngàn người dân tụ tập ở làng Kiên Cường, thị trấn Tú Thủy, huyện Uy Ninh, thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc để nghe và tìm hiểu về những tiếng kêu lạ rất vang, gần giống tiếng bò kêu. Tiếng kêu phát ra vào ngày 1 tháng 7.

Ngày 2 tháng 7 một người dân địa phương đã xác nhận với tờ Epoch Times rằng nhiều tiếng kêu lớn "như tiếng bò trong hang động". Ông cho biết tiếng kêu lạ bắt đầu vào ngày 26/6. Trong hai ngày qua, hàng chục ngàn người, bao gồm các chuyên gia, phóng viên truyền thông và các quan chức đã đổ xô lên núi để chứng kiến. Ông cho biết: “Nó kêu từ buổi trưa, buổi chiều, ngày nào cũng kêu.”

“Tiếng kêu nghe cũng rất đáng sợ. Trong làng đang hoảng loạn, mọi người không dám đi qua khi có ít người”.

Người dân này nói tiếp: “Người dân địa phương không dám sống ở đó, mà sống ở nơi khác. Tiếng kêu rất lớn, thỉnh thoảng tôi có thể nghe thấy nó giống như tiếng bò kêu”.

Chính quyền dập “tin đồn” bằng “tin giả”

Người dân bàn tán xôn xao trên các mạng xã hội, và cũng xuất hiện rất nhiều clip ghi âm những tiếng kêu lạ này. Có người cho là bò rống, hổ gầm, thậm chí có người cho là tiếng rồng kêu. Cũng có người thậm chí còn cho rằng, đó là dấu hiệu cảnh báo động đất. Lại có người nói, tiếng kêu giống tiếng khủng long…

Rất nhiều người hiếu kỳ và tò mò đã đến Quý Châu để trực tiếp nghe thấy âm thanh lạ.
Rất nhiều người hiếu kỳ và tò mò đã đến Quý Châu để trực tiếp nghe thấy âm thanh lạ. (Ảnh chụp video)
Rất nhiều người hiếu kỳ và tò mò đã đến Quý Châu để trực tiếp nghe thấy âm thanh lạ.
Rất nhiều người hiếu kỳ và tò mò đã đến Quý Châu để trực tiếp nghe thấy âm thanh lạ. (Ảnh chụp video)

Huyện Uy Ninh còn tổ chức đoàn khảo sát gồm các cơ quan ban ngành ứng phó tình trạng khẩn cấp - phòng chống động đất thiên tai cũng đến hiện trường khảo sát. Đồng thời kêu gọi người dân không lan truyền tin đồn gây hoang mang dư luận.

Các chuyên gia của Viện Khảo sát Kỹ thuật thứ hai của Cục Tài nguyên Địa chất và Khoáng sản tỉnh Quý Châu đã được điều động đến địa điểm này để điều tra tại chỗ. Sau khi điều tra sơ bộ, họ xác định là gần đây không có hoạt động địa chất rõ ràng nào được tìm thấy trong vùng lân cận của các nguồn âm thanh không xác định, và sự ổn định chung của các sườn núi xung quanh là tốt. Chính quyền tuyên bố: không có dấu hiệu sẽ có động đất.

Ngoài ra, chuyên gia về sinh vật, động vật hoang dã Nhiễm Cảnh Thừa - chuyên viên thuộc Ủy ban Quốc gia về sinh vật, cũng đến nghiên cứu, và đưa ra kết luận: tiếng kêu lạ là tiếng kêu của loài chim cút chân vàng.

Trang Tin tức Bắc Kinh ngày 3 tháng 7 đưa tin rằng hôm nay, Ban Tuyên giáo của Đảng ủy huyện Uy Ninh, tỉnh Quý Châu tuyên bố rằng thông qua việc lấy mẫu, phân tích và so sánh âm thanh sống ở thị trấn Tú Thủy huyện Uy Ninh, và các mô tả nhân chứng, các chuyên gia về chim về cơ bản đã xác nhận rằng nguồn gốc của âm thanh lạ không xác định là tiếng kêu của chim cút chân vàng.

Chính quyền bảo “tiếng chim cút”, người dân phản ứng

Thứ nhất, các hãng tin của chính quyền Trung Quốc dẫn lời chuyên gia sinh vật, cho rằng tiếng kêu lạ là của loài chim cút chân vàng. Nhìn con chim bé tí chỉ như con chim sẻ như thế, sao có thể phát ra tiếng kêu lớn như vậy được. Tiếng kêu ghi âm bằng điện thoại di động, ở cự ly lớn (không xác định) mà còn vang rền "như tiếng bò kêu trong hang động" mà người dân địa phương miêu tả như thế thì có lẽ chẳng mấy ai tin vào 'chim cút chân vàng' đó.

Hơn nữa, loài chim cút chân vàng tồn tại ở địa phương hàng bao năm nay, tại sao trước đây nó không kêu mà chỉ mấy ngày gần đây mới kêu? Những thông tin vô lý đến khó tin này vẫn được nhiều người dân Trung Quốc chấp nhận, thậm chí nhiều hãng tin nước ngoài dẫn nguồn đưa tin theo. Như thế có phải chính những hãng tin "chính thống" mới là người lan truyền tin đồn chăng?

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng âm thanh kỳ lạ phát ra tại một ngôi làng ở tỉnh Quý Châu mấy ngày gần đây là từ loài chim cút chân vàng nhỏ xíu này. (Wikimedia Commons)
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng âm thanh kỳ lạ phát ra tại một ngôi làng ở tỉnh Quý Châu mấy ngày gần đây là từ loài chim cút chân vàng nhỏ xíu này. (Wikimedia Commons)

Chính quyền bác tin đồn động đất, động đất liền xảy ra

Chính quyền Trung Quốc để dập tắt tin đồn đã tuyên bố rằng không phải là dấu hiệu cảnh báo có động đất. Nhưng sau đó, ở huyện Hách Chương lân cận cùng ở thành phố Tất Tiết đã có một trận động đất xảy ra.

Theo trang web chính thức của Trạm địa chấn Trung Quốc, vào lúc 11 giờ 11 phút sáng ngày 2 tháng 7, giờ Bắc Kinh, một trận động đất mạnh 4,5 độ richter xảy ra ở huyện Hách Chương (27,16 độ vĩ bắc, 104,63 độ kinh đông) ở thành phố Tất Tiết, Quý Châu, với độ sâu 13 km.

Những thông tin chống tin đồn của chính quyền có thể nhiều người tin, nhưng cũng rất nhiều người dùng mạng am hiểu lại cười và bình luận rằng:

- Các chuyên gia vừa chống tin đồn bằng tuyên bố rằng sẽ không có trận động đất, và sau đó có một trận động đất gần đó xảy ra ngay lập tức!

- Năm nay rất bất thường, có quá nhiều dị tượng. Năm nay mỗi cơn mưa ở Thiên Tân đều kèm theo gió và mưa đá lớn. Mong quốc thái dân an.

- Lúc thì chống tin đồn, nói là không có âm thanh lạ, lúc lại nói là có. Chẳng phải (chính quyền) tự vả vào miệng mình đó sao? Không biết xấu hổ ư? Không có âm thanh lạ thì bao nhiêu người kéo nhau lên núi để làm gì?

Năm 2020 là một năm đặc biệt kỳ lạ đối với riêng Trung Quốc, liên tục là những hiện tượng kỳ dị cùng các loại thời tiết cực đoan xuất hiện. Ảnh: Vào lúc 15h45' ngày 21/05/2020, bầu trời Bắc Kinh đột ngột chuyển từ ngày sang đêm. (Hình ảnh trên web)
Năm 2020 là một năm đặc biệt kỳ lạ đối với riêng Trung Quốc, liên tục là những hiện tượng kỳ dị cùng các loại thời tiết cực đoan xuất hiện. Ảnh: Vào lúc 15h45' ngày 21/05/2020, bầu trời Bắc Kinh đột ngột chuyển từ ngày sang đêm. (Hình ảnh trên web)

Sự thật luôn chỉ có một, còn giả dối thì muôn ngàn. Âm thanh lạ là sự thực tồn tại, còn nguyên nhân vẫn chưa rõ. Nhưng nếu chỉ vì "để chống lại tin đồn" mà "tự tạo ra tin đồn" thì chỉ là lấy cái sai trái giả dối để đối phó với sự thật khách quan, thế nên phải nghĩ ra trăm muôn ngàn kế để "hợp lý hóa". Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra, bộ mặt giả dối sẽ không thể che giấu lâu được.

"Hổ gầm rồng kêu" hay loài vật lạ, điềm báo gì với Trung Quốc?

Âm thanh dị thường váng động khiến hàng ngàn người thất kinh. Dù là gì thì nó gợi lên dự cảm chẳng lành, nhất là khi thiên tai đang dồn dập ập đến khắp nơi ở Trung Quốc.

Nhiều người nghi ngờ tiếng kêu lạ vang động đó là tiếng rồng hoặc hổ gầm. Vùng Quý Châu, Trung Quốc, loài hổ đã bị tuyệt diệt từ lâu rồi, nên khó có khả năng là tiếng hổ gầm được. Hơn nữa tiếng hổ kêu, gầm gừ cũng không to, vang như thế.

Rồng kêu chăng? Có rồng không? Trong văn hóa phương Đông thì rồng là linh vật thiêng liêng, người xưa vẫn tin vào sự tồn tại của rồng. Các vương triều phương Đông đều coi rồng là biểu tượng của quân vương, của quyền uy "Quân quyền Thần thụ" (quyền của quân vương là do Trời trao cho). Trong các thư tịch xưa, rồng được miêu tả là: "sừng như hươu, đầu như lạc đà, mắt như thỏ, cổ như rắn, bụng như xà cừ, vảy như cá, móng vuốt như đại bàng, chân như hổ và tai như bò".

Trong các thư tịch xưa, rồng được miêu tả là: "sừng như hươu, đầu như lạc đà, mắt như thỏ, cổ như rắn, bụng như xà cừ, vảy như cá, móng vuốt như đại bàng, chân như hổ và tai như bò".
Trong các thư tịch xưa, rồng được miêu tả là: "sừng như hươu, đầu như lạc đà, mắt như thỏ, cổ như rắn, bụng như xà cừ, vảy như cá, móng vuốt như đại bàng, chân như hổ và tai như bò". (Shutterstock)

Trong lịch sử cũng có những thư tịch cổ ghi chép về sự xuất hiện của rồng. Trong lịch sử cận đại cũng có ghi chép về sự kiện rồng giáng thế năm 1934 ở Trung Quốc như sau:

Đầu tháng 7/1934, tại Doanh Khẩu tỉnh Liêu Ninh xảy ra sự kiện rồng giáng thế gây chấn động cả thế giới. Tờ Thịnh kinh thời báo lúc bấy giờ từng có bài viết “Một trong những nghiên cứu về việc rồng giáng thế ở Doanh Xuyên: Giáo sư của trường thủy sản phát biểu: giao long chết khô” đã đăng tải về sự kiện này.

Bài báo viết rằng: “Bên trong bãi lau sậy vùng Hà Bắc trước đây phát hiện xương rồng, được sáu cảnh sát phân bố sắp xếp, vận chuyển đến Tây Hải, Hà Bắc triển lãm trước công chúng, nhanh chóng trở thành chuyện lạ. Bởi vì phần thịt đã thối rữa, chỉ còn lại xương cốt, nên rốt cuộc có phải là xương rồng hay không, vẫn còn đang bàn cãi, chưa thể kết luận được”.

Nghe những thôn dân từng chứng kiến nói rằng, diện mạo của rồng thật và rồng trong các bức họa là như nhau, hơn nữa còn là một con rồng còn sống, con rồng này sau khi rơi xuống đất có vẻ khá yếu ớt, mệt mỏi uể oải, mắt nửa nhắm nửa mở, ánh mắt hơi hơi đỏ. Đuôi còn ngắc ngoải, hai cái móng vuốt rồng ở phía trước, sau khi rồng rời khỏi nước, thân thể càng ngày càng khô đi, bắt đầu thối rữa sinh ra ruồi nhặng.

Đầu tháng 07/1934, tại Điền Trang Thái, thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, người dân đang làm ngoài đồng thì phát hiện một con rồng. (Ảnh: ntdtv.com)
Đầu tháng 07/1934, tại Điền Trang Thái, thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, người dân đang làm ngoài đồng thì phát hiện một con rồng. (Ảnh: ntdtv.com)

Người dân lúc ấy cho rằng rồng là con vật may mắn, vì để rồng nhanh chóng được lên trời, họ dùng chiếu lau làm thành một cái chòi, đồng thời gánh nước tưới lên thân của nó, sợ nó bị khô quá mà chết. Các sư sãi ở chùa gần đó còn làm lễ cầu siêu ở bên cạnh.

Mấy ngày sau lại gặp mưa lớn, mưa rất lâu, sau khi tạnh thì lại không còn thấy con rồng đó nữa.

Hơn 20 ngày sau, con rồng ấy lại xuất hiện một cách kỳ lạ, lần này xuất hiện ở bụi cỏ lau cách cửa biển sông Liêu khoảng 10km, thế nhưng khi phát hiện ra thì nó đã chết, chỉ còn lại một bộ xương mà thôi.

Lúc này, cảnh sát mang bộ xương rồng này đến vùng đất trống gần bến sông cửa biển Tây Hải để đó mấy ngày, người kéo đến xem nhiều không kể xiết.
Lúc này, cảnh sát mang bộ xương rồng này đến vùng đất trống gần bến sông cửa biển Tây Hải để đó mấy ngày, người kéo đến xem nhiều không kể xiết.

Như vậy sự kiện tiếng kêu lạ không xác định đó cũng có thể là rồng hoặc một loài động vật lạ nào đó chưa được biết đến, do chúng cảm nhận được những thay đổi của vỏ trái đất, cảm thấy không thoải mái nên đã phát ra tiếng kêu cảnh báo chăng? Cũng có thể là sẽ xảy ra những tai họa như động đất, núi lửa... Không ai có thể chắc chắn được điều gì, chúng ta chỉ biết cẩn thận đề phòng "cẩn tắc vô ưu", "thà tin là có, chớ tin là không".

Cổ nhân giảng: "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biến hóa thiên tượng thể hiện ra tại xã hội nhân loại những biến hóa tương ứng. Trung Quốc ngày nay, thiên tượng đã rất rõ ràng: Từ lũ lụt, động đất, virus, âm thanh kỳ dị, tàng tự thạch... phải chăng là cảnh báo con người về những đại thảm họa sắp ập xuống nhắm vào ĐCSTQ bởi những tội ác phản Thiên, phản địa, phản tự nhiên.

Thế giới này còn quá nhiều bí mật đối với con người, con người quá nhỏ bé trước đại tự nhiên. Thế nên, việc có thể tự chúng ta làm được là hãy biết kính trọng thiên nhiên, kính Trời tín Phật, hướng thiện, vạch trần cái ác, đứng về chính nghĩa thì có thể chúng ta có thêm sức mạnh tâm linh để vượt qua những bất trắc và kiếp nạn. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Trung Dung



BÀI CHỌN LỌC

Tiếng kêu kỳ lạ trên bầu trời Trung Quốc: Chính quyền sợ tin đồn hay sợ điềm báo?