Ảo ảnh là huyễn cảnh hay cảnh thực ở không gian khác phản chiếu đến?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ảo ảnh có phải là cảnh quan thực đến từ không gian khác? Hay nó được hình thành bởi cái gọi là khúc xạ khí quyển? Một hiện tượng bí ẩn, một chủ đề hấp dẫn, đang chờ cả thế giới khám phá và hé lộ bí mật.

Cảnh quan kỳ diệu của ảo ảnh thời hiện đại

Theo truyền thông đưa tin, vào năm 1988 xuất hiện ảo ảnh ở Bồng Lai, Sơn Đông, có thể xem là kỳ quan ảo ảnh đặc biệt nhất. Toàn bộ thời gian ảo ảnh kéo dài tới 6 giờ. Đây là cảnh tượng ảo ảnh dài nhất hiện nay với hình ảnh rõ nét nhất và quy mô lớn nhất. Cảnh tượng kỳ thú đã khiến hàng nghìn người dân và khách du lịch phải kinh ngạc. Nhiều người nói rằng họ đã nhìn thấy thiên nhân, thiên mã liên tục xuyên qua, cảnh đẹp của thành thị phồn hoa.

Năm 1954, tại biển Aegean xuất hiện cảnh ảo ảnh ở trên bầu trời. Được biết, có hàng ngàn người đã chứng kiến kỳ quan này. Cảnh tượng này có xuất hiện hình bóng của các chiến binh cổ đại và cướp biển Viking trong ảo ảnh. Tuy nhiên, những cảnh kỳ diệu này mà con người nhìn thấy lại không thể tìm thấy trong thế giới thực, vì thế ảo ảnh để lại những bí ẩn khó giải đáp.

Trong Trung Quốc cổ đại có rất nhiều ghi chép miêu tả trực tiếp ảo ảnh, không chỉ là những bức tranh tĩnh, mà còn cả những nhân vật động, và thậm chí cả những âm thanh "khúc xạ".

Ảo ảnh: Tháp Phật tỏa ánh vàng kim

Vào thời nhà Thanh, có một thương gia đồ gốm ở huyện Bình Dao, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, bán hàng tới Ba Li Khôn (ở đông bắc của Tân Cương Duy Ngô Nhĩ quận biên giới giữa Tân Cương và Mông Cổ), và trên đường đi qua Tây Hải (nay là Hồ Bosten, Tân Cương). Hôm đó trời vừa mưa xong, và trời bắt đầu trong xanh lại, chỉ thấy những đám mây dày trên mặt nước, và những ngọn núi dần biến mất. Người lái buôn đồ gốm rất thích cảnh tĩnh lặng, mờ ảo này nên tạm nghỉ ngơi dưới gốc cây.

Một lúc sau, mây tan, hai ngọn núi mờ mờ hiện ra, đứng song song, giữa hai ngọn núi có một đám mây bay ngang qua, tựa như dải lụa trắng.

Khi đám mây càng lúc càng tản rộng ra, bỗng nhiên một tòa Phật tháp xuất hiện, cảnh tượng lấp lánh ánh vàng tỏa ra khắp mặt mây. Người thương nhân thích thú đếm thấy tháp cao 13 tầng. Những đám mây như cầu vồng lộng lẫy không gì sánh được, bao quanh tòa tháp, hiển hiện ra các lầu gác, nghìn tầng vạn lớp, tất cả đều giống như pha lê ngũ sắc. Nó thấp thoáng ẩn hiện và thay đổi nhanh chóng.

Người buôn gốm vốn ban đầu không biết rằng đó là một ảo ảnh, ông thực sự ngạc nhiên khi thấy một cảnh tượng kỳ dị và tráng lệ như vậy. Sau một lúc, các lầu các và tháp Phật thu nhỏ dần.

Đột nhiên một cơn gió mạnh thổi đến, sóng lớn nổi lên, lầu các và tháp Phật bị gió thổi bay, giống như gấm lụa tan vỡ, và ảo ảnh biến mất trong tích tắc. Người lái buôn gốm bất chấp gió to đến trại hỏi người dân địa phương thì được biết những gì mình nhìn thấy là ảo ảnh.

ảo ảnh huyền diệu
Khi đám mây càng lúc càng tản rộng ra, bỗng nhiên một tòa Phật tháp xuất hiện, cảnh tượng lấp lánh ánh vàng tỏa ra khắp mặt mây. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

"Mộng khê bút đàm”: Ảo ảnh có theo âm thanh động

Bộ trứ tác nổi tiếng “Mộng khê bút đàm” vào thời Bắc Tống, đã ghi lại nhiều hiện tượng bí ẩn, trong đó có cả ảo ảnh. Sách ghi lại rằng thường xuất hiện cảnh tượng ảo ảnh trên biển ở Đăng Châu, và còn truyền đi âm thanh nghe rất rõ ràng.

Trên biển Đăng Châu, thường thấy mây, và mọi người có thể nhìn thấy các cảnh tượng ảo ảnh trên bầu trời, chẳng hạn như cung điện, đình đài, lầu các, tường thành, cũng như các nhân vật động, xe ngựa và lính canh. Những cảnh này rõ ràng, và mọi người có thể tận mắt nhìn thấy. Có người nói: “Điều này được hình thành bởi khí của Giao Long”. Tuy nhiên, tác giả cuốn “Mộng khê bút đàm” - Trần Quát, không đồng ý với nhận định này.

Bởi vì Âu Dương Tu, thừa tướng thời Bắc Tống, từng đi sứ đến Hà Bắc, đi qua huyện Cao Đường, nghỉ qua đêm tại quán trọ. Ông nói rằng vào ban đêm, ông nghe thấy âm thanh của quỷ Thần từ trên không, còn nghe thấy tiếng xe ngựa, tiếng người và động vật, và ông có thể nghe rõ từng âm thanh.

Sau khi nghe chuyện, ông Trần Quát đến thăm cụ già địa phương ở Cao Đường, cụ già nói với ông: “Hai mươi năm trước, một cảnh tượng tương tự xuất hiện ở đây vào ban ngày, và mọi người có thể nhìn thấy rõ người và vật”. Người dân địa phương gọi đó là "ảo ảnh", rất giống cảnh quan xuất hiện ở Đặng Châu.

Từ ghi chép này, ông Trần Quát cho rằng ảo ảnh không chỉ là một bức tranh tĩnh, mà còn là một cảnh động và có thể nghe thấy âm thanh. Những ghi chép này cũng cho thấy ảo ảnh không phải là huyễn tượng. Trong một số ghi chép khác, ảo ảnh xuất hiện, khiến người ta lầm tưởng đó là kẻ thù xâm lược!

"Ảo ảnh" bị nhầm với kẻ thù

Vào năm Thiên Khải thứ 4 của Hoàng đế Minh Tư Tông, triều đại nhà Minh (1624), Viên Khả Lập nhậm chức quân trấn phủ. Vào ngày 21 tháng 5, ông lên tòa lầu gác, mở cửa sổ và nhìn xa về phía bắc, uống rượu và thưởng thức phong cảnh. Đột nhiên, ông nhìn thấy hàng chục cột buồm của các chiến hạm hiện ra trong làn khói mênh mông, và binh lính đứng trên mỗi con thuyền, với áo giáp chói lọi và cờ đỏ che phủ bầu trời.

Mọi người nhìn cảnh tượng trước mắt, đều kinh ngạc. Viên Khả Lập vội vàng vứt hết tiệc rượu, và nhanh chóng chỉ huy quân đội bảo vệ thành phố, chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, khi các tàu chuẩn bị vào bờ thì đột ngột không thấy đâu. Sau đó mới nhận ra rằng đó là một ảo ảnh. Viên Khả Lập từ đó đã làm ra bài thơ nổi tiếng "Quan hải thị thi” (Thơ xem ảo ảnh).

Trong "Tạp kỹ Quảng Dương”, ông Lưu Hiến Đình thời nhà Thanh dẫn lời Đổng Tiều ở Lai Dương kể rằng một ngày nọ, một ảo ảnh xuất hiện ở Đăng Châu, người ta thấy hàng trăm chiến hạm có cờ tung bay, nghi thức uy nghiêm đáng sợ, còn có tiếng trống vàng. Nhưng sau một lúc, tất cả biến mất.

Năm Sùng Trinh thứ 3 (1630), Đổng Tiều có một lần nữa tới Đăng Châu, tri phủ Tiếu Ngư chủ trì một cuộc thi nhỏ (dành cho các cậu bé), trùng hợp các quan báo là xuất hiện ảo ảnh. Hóa ra là phong tục địa phương, có ảo ảnh, cần phải đánh trống báo quan. Vì vậy, quan tri phủ đã đưa nhóm các bé trai đi xem quang cảnh.

Nhìn thấy dãy núi Trường Sơn bên ngoài cổng bắc đột nhiên chìm vào một ảo ảnh, giống như một cổng thành. Và nước từ đó trào ra, càng lúc càng mạnh, chia Trường Sơn thành hai. Theo những người ra khơi, họ từ biển nhìn vào bờ, và họ cũng thấy những tòa tháp, đình các và hình người trong ảo ảnh, giống như những người trên bờ.

***

Khoa học hiện đại giải thích nguyên nhân của ảo ảnh là: một hiện tượng quang học xảy ra tự nhiên. Khi ánh sáng đi qua các lớp không khí có mật độ khác nhau và bị khúc xạ, nó sẽ khúc xạ cảnh quan ở xa vào không khí hoặc biển, tạo thành một ảo ảnh và kỳ quan.

Tuy nhiên, nhận định này vẫn chưa thuyết phục, bởi cho đến nay, hầu hết mọi người vẫn chưa thể tìm ra hiện trường ban đầu của ảo ảnh cũng như tìm ra vị trí thực tế . Nhiều người chuyển hướng suy nghĩ của họ sang các không gian khác. Với sự xuất hiện của không gian song song và không gian đa chiều trong phim và truyền hình khoa học viễn tưởng, một số người sẵn sàng tin rằng có không gian song song, hay không gian đa chiều. Khung cảnh của một không gian khác tình cờ được phản chiếu vào thế giới con người, tạo thành một ảo ảnh. Bởi ở thế giới tự nhiên không tồn tại và không thể tìm thấy cảnh thực tương ứng.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ảo ảnh là huyễn cảnh hay cảnh thực ở không gian khác phản chiếu đến?