Ba câu chuyện xưa: Quan quân vất vả; Thích khách trung nghĩa và Đứa trẻ giết hổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hổ thấy đứa trẻ chạy trốn, nó gầm lên một tiếng lao đi vồ đứa trẻ. Nào ngờ ngọc hành bị giật đứt, hổ đau đớn tột bậc, ngã lăn xuống đất hôn mê. Đứa trẻ nhặt tảng đá lớn nện mạnh xuống đầu hổ, chỉ một lát thì hổ chết...

Quan quân vất vả thì dân mới có thể được sống yên vui

Khi Tả Tông Đường đóng quân ở Phúc Kiến, vào ngày Tết, ông hỏi tả hữu: "Hôm nay là ngày gì?"

Có người trả lời: "Hôm nay là Tết"

Tả Tông Đường nói: "Bọn trẻ - cách ông gọi binh sĩ - đều ăn Tết ở thành Phúc Kiến à?"

Thuộc hạ trả lời: "Vâng".

Tả Tông Đường nói: "Hôm nay không được ăn Tết, người Tây sẽ thừa cơ chúng ta ăn Tết để đánh Hạ Môn. Bọn trẻ, xuất quân! Ta ở trước làm tiên phong, dẫn các ngươi đi tuần tra".

Hôm đó vừa đúng lúc Tổng đốc Phúc Kiến là Dương Xương Tuấn đến chúc Tết, và khuyên Tả Tông Đường rằng: "Người Tây sợ Trung đường, tự nhiên không dám đến, không cần phải đi tuần. Các ông cứ việc vui vẻ ăn Tết đi".

Tả Tông Đường rất không hài lòng nói: "Lời nói này không đáng tin cậy. Quan quân không được vui vẻ mà quên mất nỗi lo, bách tính mới có thể an cư lạc nghiệp".

"Quan quân không được vui vẻ mà quên mất nỗi lo, bách tính mới có thể an cư lạc nghiệp"
Tả Tông Đường rất không hài lòng nói: "...Quan quân không được vui vẻ mà quên mất nỗi lo, bách tính mới có thể an cư lạc nghiệp". (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Ông còn nói tiếp: "Tết rồi, quan quân cần phải vất vả thì dân mới có thể được sống yên vui".

(Nguồn: Hoa phong văn sao).

Cảm ngộ: Chức trách của quan quân là bảo vệ người dân. Người xưa nói: "Dân là quý nhất, sau mới đến giang sơn xã tắc, cuối cùng mới đến vua - người cai trị". Vua - người cai trị này mất thì có người cai trị khác lên thay, triều đại này diệt vong thì có triều đại mới thay thế. Quốc gia bị xâm chiếm, bị mất nước cũng chỉ nhất thời, cuối cùng vẫn giành lại được giang sơn xã tắc. Nhưng nếu người dân mất đi, dẫu giang sơn nguyên vẹn, triều đình, quân đội đầy đủ, thì dân tộc đó, quốc gia đó cũng coi như đã bị xóa sổ rồi.

Thích khách trung nghĩa

Thời Ngũ Đại, Cát Tòng Giản đảm nhiệm chức vụ Trung Vũ Tiết độ sứ. Nghe nói ở Hứa Châu có một gia đình đại phú nọ có một dây đai ngọc, Cát Tòng Giản rất muốn chiếm làm của mình, nhưng không biết ra tay thế nào. Thế là ông ta bèn sai hai người, ban đêm đột nhập vào nhà giàu kia, chuẩn bị giết người cướp của.

Buổi tối, hai người đó vượt tường ẩn nấp trong bụi cây, nhìn thấy vợ chồng nhà giàu kia kính trọng nhau như khách. Hai thích khách than rằng: "Chủ nhân muốn đai ngọc, lại muốn giết người như thế này. Chúng ta nếu giết oan uổng người nhân hậu, thì nhất định không thể thoát khỏi thiên tai nhân họa". Thế là cả hai bước ra nói rõ sự tình, khuyên vợ chồng đại phú nọ nhanh chóng lấy đai ngọc ra hiến cho Tiết độ sứ Cát Tòng Giản.

Sau đó, hai người này nhảy qua tường ra đi, không biết đến nơi nào.

(Theo: Huyện tứ tỏa thám).

Cảm ngộ: Con người sở dĩ là anh linh của vạn vật là bởi con người có tiêu chuẩn đạo đức làm người, là có bản tính thiện. Trong xã hội có trật tự, thứ bậc, dưới nghe lệnh trên, con nghe lời cha, vợ thuận theo chồng, như thế mới duy trì được trật tự xã hội. Tuy nhiên, con người còn có lương tri và chuẩn mực đạo đức của con người, trước lựa chọn thiện - ác, biết theo cái thiện từ bỏ ác, chứ không vì cái lợi cá nhân mà bất chấp tất cả.

Đứa trẻ giết hổ

Chuyện kể lại rằng: Dưới núi Xích Sơn Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay) có khu ruộng đất hoang vu mọc đầy rau dại. Một hôm mấy đứa trẻ trong thôn xóm rủ nhau cầm sọt đi hái rau dại. Đang lúc đi trên đường mòn thì đột nhiên có một con hổ từ trên núi lao xuống, cắp một đứa trẻ rồi nhanh chóng lao đi.

Đột nhiên có một con hổ từ trên núi lao xuống, cắp một đứa trẻ rồi nhanh chóng lao đi.
Đột nhiên có một con hổ từ trên núi lao xuống, cắp một đứa trẻ rồi nhanh chóng lao đi. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Đứa trẻ đó ban đầu sợ quá bất tỉnh nhân sự. Sau một lát, nó mở mắt thấy mình đang nằm dưới một gốc cây, bên cạnh là một con hổ đang ngồi. Con hổ nhe nanh trắng nhởn, răng nanh va vào nhau lộp cộp, hai mắt đỏ rực như lửa trông thật đáng sợ. Đứa trẻ muốn chạy trốn, nhưng nó nghĩ: nếu mình chạy trốn, hổ nhất định sẽ lập tức đuổi vồ và ăn thịt. Như thế sẽ khiến mình chết nhanh hơn. Nó chần chừ mãi, trong lòng nảy ra một kế. Nó giơ tay vuốt ve toàn thân hổ. Vẻ uy phong hung dữ của hổ bỗng chốc biến mất, nó cúi đầu, khoan khoái giống như một con mèo nhỏ.

Đứa trẻ đó quan sát, thấy đây là con hổ đực. Nó lẳng lặng tháo sợi dây thừng trên người ra, rồi buộc vào ngọc hành hổ, còn một đầu buộc vào thân cây. Sau đó, nó lại vuốt ve hổ một lượt rồi lặng lẽ tránh đi.

Hổ thấy đứa trẻ chạy trốn, nó gầm lên một tiếng lao đi vồ đứa trẻ. Nào ngờ ngọc hành bị giật đứt, hổ đau đớn tột bậc, ngã lăn xuống đất hôn mê. Đứa trẻ nhặt tảng đá lớn nện mạnh xuống đầu hổ, chỉ một lát thì hổ chết.

Quả đúng là:

Bản tính hổ ác thích ăn người,
Trẻ kia nhanh trí dụng kế chơi
Thừa cơ mãnh hổ hôn mê ngã
Đá to giáng xuống hổ đi đời

Trẻ còn còn biết trừ hổ dữ
Bách tính chớ nên sợ gian tà
Đồng tâm hiệp sức diệt ma quỷ
Thiện lương ắt thắng lũ gian tà

(Theo: Thử trung nhân ngữ).

Trung Hòa

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Ba câu chuyện xưa: Quan quân vất vả; Thích khách trung nghĩa và Đứa trẻ giết hổ