Bà lão nhà quê mù chữ thuộc lòng Tứ thư và Ngũ kinh, kể chuyện kiếp trước

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một bà lão ở thôn Bùi Câu, thị trấn Bùi Câu, huyện Thạch Lâu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, chưa từng đến trường và cũng chưa từng được dạy chữ, nhưng bà có thể đọc thuộc Tứ thư và Ngũ kinh. Kể từ khi 8 tuổi, bà nói rằng bà nhớ rất kỹ những chuyện trước đây, có thể kể ra những chuyện khác nhau của ba kiếp trong 158 năm qua.

Tiểu sử không tầm thường của cô thôn nữ

Theo tạp chí "Tân Kỷ Nguyên", Ngưu Văn Khải, một bà lão ở thôn Bùi Câu, thị trấn Bùi Câu, huyện Thạch Lâu, sinh vào tháng 2 năm 1916 âm lịch. Nhà mẹ đẻ ở thôn Hoàng Thạch Dụ, huyện Thạch Lâu, gia cảnh bần hàn.

Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, lại là con gái, nên sau khi sinh ra không ai dạy bà biết chữ đọc sách, nhưng khi mới 8 tuổi, bà nói với người khác rằng, bà biết được chuyện hai kiếp trước, và bà biết chữ.

Khi người khác không tin, bà liền cầm bút lên, viết chữ Hán phồn thể. Bà còn có thể đọc thuộc lòng Tứ thư và Ngũ kinh. Ở các vùng nông thôn của Trung Quốc, ngay cả những người đã đi học, thì rất ít người có thể đọc thuộc lòng Tứ thư và Ngũ kinh.

Điều đặc biệt hơn nữa là, bà có thể ngẫu hứng ngâm thơ, hạ bút liền viết được văn chương, sáng sủa trôi chảy, khiến cho những người có học thức cũng phải kinh ngạc.

Mặc dù bà rất khác thường, vì có thể nhớ về kiếp trước của mình, nhưng những người xung quanh không để ý, rồi khi lớn lên bà đã kết hôn, cùng chồng vun vén gia đình và sinh con.

Bà cũng biết cắt giấy như bao bà lão khác trong làng.

Sự chuyển sinh của bà lão được ghi chép lại rất rõ ràng

Một số người trên khắp Trung Quốc đã phỏng vấn cụ Ngưu Văn Khải trước khi bà qua đời vào năm 2012, và viết blog để truyền tin tức.

Các phóng viên từng gặp cụ bà nói rằng, hàng xóm của cụ Ngưu Văn Khải, dân làng ở Bùi câu, và các tài xế chở khách địa phương đều biết câu chuyện về bà.

Họ nói rằng, vì từ năm 8 tuổi bà nói về hai kiếp trước của mình, nên gia đình đã đưa bà về hai "quê hương" trong hai kiếp đó của bà là tỉnh Thiểm Tây và tỉnh Hà Nam. Bà có thể dùng phương ngữ nói chuyện với người ở địa phương đó mà không có chướng ngại gì.

Điều thú vị hơn là trong ngôi nhà của bà có một bếp củi nhỏ do chính tay bà làm, mang phong cách rất riêng của địa phương đó. Theo những người được biết, ở Hà Nam có rất nhiều bếp củi nhỏ như vậy, và đó là phong cách ở đó.

Theo những người được biết, ở Hà Nam có rất nhiều bếp củi nhỏ như vậy, và đó là phong cách ở đó. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Cụ bà từng là những người nào

Cụ Ngưu Văn Khải tự giới thiệu: "Tôi nhớ rõ là vào những năm Hàm Phong của triều Thanh, tôi là một doanh nhân lớn tên là Chu Quý Tài, buôn bán la và ngựa, cư trú gần Đại Nhạn Tháp, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Ông qua đời ở tuổi 37.”

Về quãng lịch sử này, bởi vì thời gian cách nhau quá lâu, nên khi gia đình đưa bà đi tìm, nhưng không thể tìm thấy hậu duệ của Chu Quý Tài ở gần Đại Nhạn tháp.

Bà kể rằng Chu Quý Tài sau khi chết đã sớm đầu thai, nhưng lần này, giới tính đã chuyển từ nam thành nữ. "Tôi được đầu thai vào một nhà làm quan ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, mang họ Diệp, tên Văn Quốc.”

Cụ Ngưu Văn Khải cho biết, nhà Diệp Văn Quốc giàu có, tuy là nữ nhi nhưng từ nhỏ cô cũng đã đọc đủ thứ sách, rất được phụ thân coi trọng. “Trong suốt 16 năm thời Thuận Trị thời nhà Thanh, tôi đã cải trang thành nam nhân và thi đậu Trạng nguyên khoa văn.” Bà còn nói, Trạng Nguyên khoa võ năm đó là Phạm Vô Bệnh. Chính nhờ kiếp đó chăm chỉ đọc sách, mà đời này bà vẫn còn được thụ ích.

Tuy nhiên, giai đoạn lịch sử này vẫn không được xác nhận, bởi vì Văn trạng nguyên và Võ trạng nguyên năm đó không phải là Diệp Văn Quốc và Phạm Vô Bệnh. Nhiều người cho rằng bà lão đã nhớ nhầm.

Tại sao lại chuyển sinh thành thôn nữ

Cụ bà nói rằng, Diệp Văn Quốc "đến thành Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải năm 29 tuổi, và chết vì bệnh thương hàn."

Sau khi chết, Diêm Vương xét xử bà, bà nói: "Vào kiếp đó tôi có một người em họ của tôi học hành kém cỏi, tôi đã đi thi hộ cho cậu ấy, sau khi chết, bị Diêm Vương khiển trách."

Cụ Ngưu Văn Khải nói rằng, bà cả đời này nguyện xây dựng một ngôi đền Quan Âm ở Thôn Bùi Câu, vì vậy bà được chuyển sinh ở Làng Hoàng Thạch, một ngôi làng nhỏ chỉ cách thôn Bùi Câu 5 dặm (2,5 km). Khi trưởng thành, bà kết hôn với chồng là người ở thôn Bùi Câu.

Cụ bà cho biết, tuổi thọ của bà ban đầu được ấn định là 25 tuổi, nhưng vì tài chính chưa đủ để xây chùa nên bà đã được phép sống tiếp để gây quỹ xây dựng chùa.

Khi cụ bà 88 tuổi, ngôi chùa nhỏ này cuối cùng cũng được hoàn thành, bà cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình ở kiếp này. Mục đích của việc xây dựng ngôi chùa này là để nói với thế nhân rằng, thực sự có luân hồi, Thần Phật thực sự tồn tại, lúc còn sống không nên làm điều ác, cần tích đức làm việc tốt.

Khi cụ bà 88 tuổi, ngôi chùa nhỏ này cuối cùng cũng được hoàn thành, bà cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình ở kiếp này. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Sau khi cụ Ngưu Văn Khải hoàn thành nguyện vọng của mình, bà đã qua đời ở tuổi 96, để lại một ví dụ chân thực về sự "chuyển sinh" tại nhân gian.

Người chuyển sinh phổ biến ở Trung Quốc

"Người chuyển sinh" từng là một chủ đề bị chính quyền ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ. Trong những năm gần đây, có xu hướng nới lỏng các hạn chế. Kết quả là thông tin về một nhóm người chuyển sinh ở thị trấn Bình Dương, huyện Thông Đạo, Thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam được lan tỏa rất nhanh.

Nhiều nguồn tin cho biết, tại thị trấn của dân tộc Động này, có hơn 110 người chuyển sinh, có thể nhớ rõ tiền kiếp, và quen biết với người thân, bạn bè từ kiếp trước của họ từ khi còn rất nhỏ.

Lam Sơn
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Bà lão nhà quê mù chữ thuộc lòng Tứ thư và Ngũ kinh, kể chuyện kiếp trước