Bắc Kinh: Dị tượng mặt trời xanh, bụi mù bất ngờ xuất hiện, điềm báo sẽ xảy ra đại sự

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Chỉ trong hơn 1 tháng, Bắc Kinh xuất hiện 3 lần cảnh tượng dị thường, bầu trời bụi mù và mặt trời xanh. Dị tượng này được nhìn nhận từ góc độ khoa học và văn hóa truyền thống như thế nào? Phải chăng là dấu hiệu cảnh báo đại sự?

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Hành tinh Bakaratini

Một người Pháp tên là Michel được người ngoài hành tinh đưa đến hành tinh của họ, Michel đã biết được nhiều điều về nền văn minh trái đất và những bí ẩn của loài người. Sau khi trở về Trái đất, ông đã viết một cuốn sách có tựa đề “Lời tiên tri Thiaoouba” (Thiaoouba Prophecy). Trong đó có miêu tả về một hành tinh có tên là Bakaratini.

Vào 1,35 triệu năm trước, trong chòm sao Nhân Mã, có một hành tinh Bakaratini. Trên hành tinh này có những chủng người da vàng và da đen sinh sống, giống như ở trên trái đất. Người da vàng sống ở đó 12 triệu năm, với nhân khẩu 4 triệu người. Người da đen sống ở đó 8 triệu năm với nhân khẩu 7 triệu người. Thời gian ở trên hành tinh đó, một ngày tương đương với 21 giờ theo thời gian của trái đất, một tuần tương đương với 6 ngày 21 giờ ở trái đất.

Trong quá trình theo dõi hệ Ngân Hà trong thời gian dài, con người thông qua kính thiên văn radio đã phát hiện ra rằng, phần lồi ra của trung tâm hệ Ngân Hà có đường kính khoảng 20.000 năm ánh sáng, dày 10.000 năm ánh sáng. Khu vực này do các ngôi sao dày đặc tạo thành, quả cầu sáng ở trung tâm, có nguồn radio rất mạnh, hoạt động mạnh mẽ. Đây chính là chòm sao Nhân Mã. Thiên thể trong chòm sao này chủ yếu là thiên thể vũ trụ sâu trong Dải Ngân Hà. Các nhà thiên văn học tin rằng nó có thể chứa một hố đen siêu lớn bên trong.

Người ở trên hành tinh Bakaratini theo đuổi hưởng thụ vật chất kim tiền, quyền lực, nên không trau dồi tâm linh tinh thần. Người nắm quyền luôn dùng những lời sáo rỗng lừa dối và mê hoặc dân chúng. Kết quả đạo đức ngày càng băng hoại, hai dân tộc da vàng và da đen đố kỵ nhau. Khi sự đố kỵ lên cao, sinh ra thù hận, và chiến tranh hạt nhân đã bùng nổ. Toàn bộ tinh cầu bị bao trùm trong u ám, nhiệt độ giảm xuống mức tương đương âm 40 độ C của trái đất. Phóng xạ hạt nhân, nạn đói, khiến các sinh vật khó có thể sinh tồn. Chỉ có 150 người da đen và 85 người da vàng sống sót sau thảm họa.

150 năm sau thảm họa hạt nhân, với sự giúp đỡ của những người của tinh cầu có không gian cao hơn, những người sống sót bắt đầu sinh sôi từ xã hội nguyên thuỷ. Vài thế kỷ sau, mọi thứ dường như khôi phục trở lại trạng thái trước chiến tranh hạt nhân. 150.000 năm sau, tinh cầu này lại lần nữa xuất hiện văn minh cao độ. Nhưng lần này, con người nơi đây đã thành tâm thành ý rút ra bài học, không chỉ đã khôi phục lại văn minh công nghệ vật chất, hai chủng tộc còn đạt được trình độ rất cao về tu dưỡng tâm linh, hai bên có mối quan hệ rất hữu hảo. Khi đó, người lãnh đạo của tinh cầu phát hiện ra rằng, sau 500 năm nữa, nơi này sẽ không ở lại được nữa. Vì vậy, họ quyết định tìm hiểu các tinh cầu khác trong vũ trụ xem có thể sinh sống được hay không.

Trải qua vô số lần thảo luận, nghiên cứu và thăm dò, họ quyết định phái tàu vũ trụ có người lái tới sao Hoả và Trái đất. Kết quả phát hiện ra sao Hoả cũng trở nên lạnh, 4.000-5.000 năm sau cũng không phù hợp cho con người sinh sống.

Sao Hỏa và Trái đất

Theo tài liệu phân tích về thám hiểm sao Hoả do Mỹ công bố, các nhà khoa học thấy rằng từ 440.000 năm trước sao Hoả có môi trường bề mặt rất giống với trái đất. Lúc đó, sao Hỏa cũng có khí hậu rất ấm áp. Bầu không khí phong phú và nguồn nước dồi dào, nếu so sánh với trái đất ngày nay, thì hoàn cảnh không hề kém.

Nhưng thời kỳ vàng kim trên sao Hoả rất ngắn ngủi. Khoảng 20.000 năm trước, sao Hoả đã xảy ra tai hoạ lớn, cho tới nay vẫn không có nhà khoa học nào có thể đưa ra giải thích cho sự việc đó. Và cuối cùng sao Hoả trở thành như ngày nay, qua máy thăm dò thấy là: bầu không khí loãng, hấp thụ quang phổ màu đỏ của ánh sáng mặt trời. Trong không khí có 96% là carbon dioxide, bão bụi vĩnh viễn, sẽ tán xạ quang phổ màu đỏ từ ánh sáng mặt trời mà nó hấp thụ. Sao Hoả trở thành tinh cầu màu đỏ mà mắt thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy.

Qua các bức hành máy thăm dò sao Hỏa gửi về, người ta phát hiện ra rằng, khi nhìn hoàng hôn trên sao Hỏa, mặt trời lại là màu xanh.

Ngày 15/3/2022, các kênh truyền thông đưa tin, hôm đó thời tiết thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vô cùng dị thường, không chỉ nổi lên cơn bão cát mạnh nhất trong 10 năm trở lại khiến 6 người tử vong và hơn 80 người mất tích, thậm chí nhiều người còn ​​chụp được cảnh tượng mặt trời xanh - là thứ chỉ nhìn thấy trên sao Hỏa.

Đến ngày 21/4, bão cát lại một lần nữa xuất hiện tại Bắc Kinh, và một lần nữa người ta lại nhìn thấy mặt trời xanh. Tuy nhiên, dù là kỳ quan như vậy cũng không khiến mọi người phấn khích và tò mò. Mặc dù một số cư dân mạng cho rằng, ánh sáng màu xanh xung quanh mặt trời thật đẹp, nhưng phần lớn cư dân mạng thể hiện sự lo lắng và cho rằng: ‘trời xuất hiện dị tượng, sẽ xảy ra đại sự’, bão cát mạnh nhất trong 10 năm qua cho thấy ‘cần phải bảo vệ tốt trái đất’.

Tại sao sự xuất hiện của mặt trời xanh tại Bắc Kinh lại gây ra những tranh luận sôi nổi như thế?

Phiên bản của sao Hỏa

Đối với việc xuất hiện mặt trời xanh và bão cát tại Bắc Kinh, dù các cư dân mạng tán thưởng là đẹp hay cho thấy sự lo lắng, có một điểm mọi người đều công nhận, đó là mặt trời xanh ở Bắc Kinh giống với mặt trời xanh nhìn thấy trên sao Hoả, hàm ý là trận bão cát nghiêm trọng đó cũng theo kịp với sao Hoả. Tại sao xảy ra bão cát lại có thể nhìn thấy mặt trời xanh?

Tán xạ là một loại hiện tượng quang học, còn được gọi là phân tử tản xạ. Chúng ta biết rằng, không khí mà mắt người không nhìn thấy là do các phân tử khí tạo thành. Khi ánh sáng từ mặt trời truyền qua bầu khí quyển của trái đất, nó sẽ bị phân tán bởi các phân tử khí trong không khí. Nếu đường kính của các hạt phân tử không khí bằng 1/10 bước sóng của ánh sáng tới, cường độ ánh sáng tán xạ tỉ lệ nghịch với lũy thừa bậc 4 bước sóng của ánh sáng tới. Nói chung, bước sóng càng ngắn, tản xạ càng mạnh. Đây chính là tán xạ Rayleigh do nhà vật lý học người Anh Rayleigh phát hiện ra vào năm 1900.

Nếu đường kính của các hạt phân tử không khí gần bằng, hoặc lớn hơn bước sóng của ánh sáng tới, chẳng hạn như bụi và các giọt nước có trong không khí, hoặc các chất dạng hạt từ các chất ô nhiễm như khói, thì đây là sự tán xạ của ánh sáng tới, chính là tán xạ Mie. Nó được nhà vật lý học người Đức Gustav Mie phát hiện vào năm 1908. Thành phần chính của khí quyển trái đất là các phân tử khí. Trong điều kiện thời tiết không có bụi, các hạt rất nhỏ phân tán các photon có bước sóng ngắn, chính là ánh sáng xanh, là hiện tượng tán xạ Mie. Vì vậy, ban ngày chúng ta nhìn thấy bầu trời có màu xanh.

Bầu khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng, chỉ bằng 1% trên Trái đất, khí hậu khắc nghiệt và nhiều bụi, bụi tồn tại lâu dài trong khí quyển, sẽ phân tán các photon có bước sóng dài trong ánh sáng mặt trời, chính là hồng quang, là hiện tượng tán xạ Rayleigh. Vì vậy chúng ta nhìn thấy bầu trời của sao Hoả có màu đỏ. Trên sao Hoả, vì phần màu đỏ của ánh sáng mặt trời bị phân tán đi, ánh sáng xanh bị bụi trong khí quyển hấp thụ. Do đó, nhìn xuyên qua không khí dày đặc nhất trên sao Hỏa là bụi, sẽ thấy mặt trời trở thành màu xanh.

Nên có thể thấy, thời tiết bão bụi tại Bắc Kinh cũng tương tự như những gì xảy ra trên sao Hỏa. Mặt trời chúng ta nhìn thấy trong cơn bão bụi, đang hấp thụ bụi ánh sáng xanh, và chúng rất dễ nhìn thấy. Vì vậy mặt trời ở Bắc Kinh thấy là màu xanh. Khoa học nói với chúng ta rằng, thời tiết bão cát của trái đất đang gần giống với sao Hoả.

Qua các bức ảnh trên có thể thấy do tán xạ Mie, ánh sáng mặt trời và xung quanh nó hơi xanh. Do bụi tán xạ ánh sáng đỏ, màu sắc trên bầu trời cũng trở nên đỏ, nó gần giống sao Hoả. Vì vậy có cư dân mạng lo lắng rằng, thời tiết khắc nghiệt này vốn chỉ xảy ra trên sao Hỏa mà lại liên tiếp xuất hiện tại Bắc Kinh 3 lần chỉ trong hơn một tháng: vào ngày 15/3, 28/3 và 21/4. Nếu mật độ thường xuyên như vậy, liệu có phải là điềm báo đại nạn sắp tới chăng?

“Trời đất bụi mù, vua tôi đối nghịch”

Thời Trung Quốc cổ đại, thời tiết cát bụi được gọi là bụi mù. Dù thời cổ đại không có vấn đề ô nhiễm môi trường như thời hiện đại, nhưng vẫn xuất hiện thời tiết bụi mù. Vậy bụi mù là gì? Liệu nó có phải đơn giản là hiện tượng tự nhiên không, hay có ý nghĩa sâu xa nào đó? Cổ nhân nhìn nhận về hiện tượng bụi mù như thế nào?

Bắc Kinh xuất hiện bầu trời màu cam
Hôm 15/3, Bắc Kinh hứng chịu trận bão cát hiếm hoi trong 10 năm nay. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Trong sách sử, hiện tượng bụi mù sớm nhất được ghi chép ở cuốn “Tấn thư - quyển 12 - bài 2- Thiên Văn trung”: “Hễ trời đất bốn phương tối mời như có bụi, từ 15 ngày trở lên hoặc một tháng, hoặc một canh giờ, mưa không ướt áo mà có bụi đất, gọi là bụi mù. Do đó nói, trời đất bụi mù, vua tôi đối nghịch”.

Trong “Ất Tị Chiêm” cũng ghi chép rằng: “Trời đất bụi mù, vua tôi đối nghịch, không đại hạn thì có ngoại xâm”.

Ý nghĩa là trời đất chìm trong mờ mịt, khắp nơi bụi mù, kéo dài 15 ngày trở lên, thậm chí một tháng, hoặc một canh giờ mà nhìn thì như là mưa rơi nhưng lại không làm ướt quần áo, lại dính đầy bụi, hiện tượng này gọi là bụi mù. Điều này nói lên rằng, vua tôi mâu thuẫn, ai cũng có tội. Cho dù không xảy ra đại hạn hán, thì cũng có giặc bên ngoài xâm lược.

Phạm vi của bụi mù không chỉ bao gồm sự bất thường bên ngoài. Cổ nhân cho rằng “sương vàng khí đen, cát bay đá lăn”, các hiện tượng khí hậu cực đoan như ‘bão cát’ ngày nay, đều thuộc về bụi mù, đều là thiên tượng mang điềm xấu.

Trong “Hậu Hán Thư” có ghi chép: “Không theo phép tắc thì mặt trời không sáng, trời đất rối loạn, thời khí sai ngược, bụi mù che kín mặt trời”

Ý nghĩa là: khi chính khí đảo ngược, thiên thượng sẽ dùng thiên tượng khói bụi để cảnh báo. Vì vậy, có cư dân mạng nói rằng: “khói bụi, xưa và nay cùng lý; thiên tượng, xưa và nay thông nhau”.

Cổ nhân tin rằng thiên nhân cảm ứng, trời bụi mù và mưa gió khác thường ngày nay là một hiện tượng tự nhiên không tốt, và điều dẫn tới hiện tượng tự nhiên này lại không phải là thiên nhiên, mà là do con người gây nên, là hậu quả của thiếu đức hạnh, bao gồm có vua tôi tâm ly tán, chính trị u ám. Đó là sự cảnh báo và trừng phạt của thiên thượng đối với con người.

Trong “Hán Thư” có ghi chép một đoạn như sau: “Trẫm thừa kế cơ nghiệp của Tiên đế, học Đạo chưa sâu, không hiểu rõ sự tình, do đó âm dương sai, nhật nguyệt vô quang, khí vàng đỏ đầy khắp thiên hạ, lỗi tại bản thân trẫm”.

Đây là chiếu thư khẩn cấp Hàn Thành Đế đưa ra khi phải đối mặt với thời tiết bụi mù. Hán Thành Đế cho rằng, thiên tượng như thế xuất hiện, bản thân phải gánh trách nhiệm. Người xưa coi bụi mù là điềm không lành, do tội lỗi gây nên. Vậy, người xưa dùng cách nào để cải thiện hiện tượng khí hậu này?

Tự trách tội, trai giới

Thời cổ đại, chữ ‘mai’ (霾: bụi mù) là loại chữ thông giả (thông: dùng chung được; giả: mượn những từ có âm giống hoặc âm gần giống nhau). Chữ Mai (霾 - bụi mù) thông với chữ Mai (埋 - che giấu). Vì vậy, mỗi khi phát sinh thiên tượng bụi mù, hoàng đế đều biết đó là đại hung, sự việc bất lợi. Do đó, hoàng đế cần giữ giới, phế nhạc, tế Thiên, rút khỏi chính điện để tự kiểm điểm, nhằm hóa giải thiên tượng cảnh báo việc ngày càng đi xa Đạo.

Năm đầu của Hán Thành Đế, tức năm 32 TCN, thiên tượng dị thường, sương mù vàng khắp nơi, che đầy bầu trời. Chứng kiến thiên tượng đó, Thành Đế trong lòng vô cùng lo sợ, lập tức ra chiếu thừa nhận lỗi bản thân, tự trách do sai lầm của bản thân dẫn tới thiên tượng như thế, đồng thời triệu kiến tất cả quan chức triều đình nói ra mọi ý kiến, khẩn thiết trưng cầu kế sách trị quốc, tỏ rõ thành ý thân hiền tài, xa lánh tiểu nhân, để chấm dứt hiện tượng khói mù thật sớm.

Vậy là có người thẳng thắn can gián, phê bình phía ngoại thích (gia đình mẹ vua) của đương triều chuyên quyền, nắm giữ hết chính quyền, dẫn tới ‘khí âm thịnh lấn át khí dương’. Anh trai của Thái hậu, Đại tư mã Đại tướng quân Vương Phượng nghe xong, trong lòng lo lắng bất an, vội dâng thư tạ tội và xin từ chức.

Tới hai triều đại Minh và Thanh, khi đế vương đối mặt với sự xuất hiện của ‘tai hoạ bụi mù’ sẽ thường hạ lệnh cấm giết mổ, yêu cầu văn võ vua tôi trai giới ba ngày, và mang theo các quan văn võ tới Thiên đàn tế Thiên, cầu Thần làm tan bụi mù, ban mưa xuống. Khi xuất hiện thời tiết bụi mù, phần lớn các bậc đế vương thời cổ đại đều ban bố ‘chiếu tự nhận tội’ giống như Hán Thành Đế, thừa nhận do sai lầm của bản thân trong cai quản đất nước đã gây nên sự việc. Một khi xảy ra dị tượng khói mù, triều đình đều sẽ dùng các phương thức như đại xá thiên hạ, trừng phạt tham nhũng, nhận tội từ chức, tế Thiên phản tỉnh, tiếp nhận rộng rãi những góp ý thẳng thắn, bẩm báo với Thiên thượng, sớm ngày chấm dứt dị tượng.

Ngoài ra, xét từ góc độ Đông y, gió, mưa, đất là các nguyên tố chủ yếu tạo nên ‘khói bụi’, là ‘tà khí phong thấp’. Phổi của chúng ta thích sự tinh khiết, không chịu được lạnh và nóng, và dễ bị tà khí xâm nhập. Nếu phổi bị ‘bụi mù’ xâm nhập thời gian lâu dài, sẽ khiến cho bị cản trở, tạo thành ‘tà loạn ngưng tụ’, gây ra tứ chi uể oải, người mệt mỏi thiếu năng lượng. Đông y còn cho rằng, nếu như ‘bụi mù’ cứ tiếp tục trong thời gian dài, còn có thể gây ra bệnh.

Trong “Hầu khoa tập dịch” nhà y học gia thời nhà Thanh - Thẩm Thanh Chi nói rằng: “Ác khí u uất không thông, tràn đầy mà không trút ra, cảm xúc vạn vật, khiến gây ra tai hoạ, gọi là thiên hành, do đó gọi là dịch bệnh”.

“Thiên hành” ở đây là chỉ dịch bệnh lây lan, gây ra dịch bệnh thiên hành chính là ‘lệ uất chi khí’, chính là khí ác, khí tai hoạ, cần phải thanh trừ ý niệm dẫn tới ác khí, khí tai họa.

Phật gia cho rằng chúng sinh đều có Phật tính, một khi thiện căn chín muồi, Phật sẽ linh ưng mà tới, đây chính gọi là cảm ứng. “Cảm” ở chúng sinh, “ứng” ở Phật. Thực ra, chúng sinh cũng đều có ma tính, nếu như ma tính lôi kéo ma quỷ tới bên thân, thì sẽ khiến tâm trí con người rời xa chính Đạo, vì lợi ích bản thân, không e dè mà làm hại người khác, thậm chí giết người vì tiền.

Ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng, hoạt động thần kinh đại não của con người sẽ sản sinh ra sóng điện não. Đây chính là hình thức tồn tại vật chất của hoạt động ý thức. Nói cách khác, thiện niệm của con người, ý thức chính diện, có thể mang lại sự cải thiện của môi trường. Ngược lại, những suy nghĩ xấu xa, tà ác của con người, những ý thức phụ diện có thể dẫn tới thảm họa. Đây cũng chính là điều mà Phật gia nói: “nhất niệm thành Phật, nhất niệm đọa ma”. Thực tế, hoàn cảnh sinh tồn của con người cũng như vậy. Mặt trời xanh, thực ra là bằng chứng về sự suy thoái môi trường, cũng là nhân tâm trở nên ác làm dấy động tà khí, gây ra hậu quả khói bụi mù.

Ước tính người trên hành tinh Bakaratini sớm đã biết được sao Hỏa của ngày nay sẽ chính là Trái đất trong tương lai, đã từ bỏ việc di dân tới Trái đất, mà đi tìm kiếm hành tinh khác trong hệ ngân hà để có thể cư trú và di dân tới.

Minh An
Theo Xinbuxinyouni



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh: Dị tượng mặt trời xanh, bụi mù bất ngờ xuất hiện, điềm báo sẽ xảy ra đại sự