Bài học trị quốc: Cách trị quan tham của cổ nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời nào cũng vậy, quan tham là những kẻ khiến rường cột nước nhà mục ruỗng, nhân dân oán thán, có thể gây nội loạn ở bên trong mà dẫn đến mất nước. Tuy nhiên, quan tham thường kết bè kết phái, vây cánh đông, thanh thế to lớn, trị được không hề dễ dàng. May thay, trong lịch sử có nhiều bài học trị quốc rất sâu sắc mà chúng ta có thể soi chiếu và học hỏi.

Cách trị tham quan của Sở Trang Vương

Sở Trang vương là vị vua thứ 25 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những vị Sở vương có thành tựu đáng kể nhất. Dưới thời đại của ông, nước Sở trở nên cực thịnh, đặc biệt là đánh đại bại nước Tấn, thảo phạt nước Trịnh, khiến tên tuổi của Sở Trang vương được liệt vào trong Ngũ bá thời Xuân Thu.

Có chuyện kể rằng, ba năm kể từ khi kế vị, Sở Trang Vương không hề quan tâm đến chuyện triều chính, ngày ngày mua vui hưởng lạc. Có mấy quần thần trung thành liên tục vào cung can gián. Ban đầu Sở Trang Vương vẫn nghe, nhưng không có nhiều thay đổi. Về sau nghe chán rồi, Sở Trang Vương bèn đuổi những quần thần can gián đi, và treo một cáo lệnh trên cổng thành: “Ai can gián, sẽ giết chết không tha”. Các đại thần lắc đầu thở dài, sợ rằng đất nước sẽ bị diệt vong vì vị Sở Trang Vương này mất.

Quan Tả tư mã Ngũ Dự sau khi nghe được chuyện này, liền vào cung xin gặp.

Nhìn thấy Ngũ Dự, Sở Trang Vương mắt say lờ đờ hỏi: “Lão Tư Mã gặp ta, là muốn uống rượu, nghe nhạc hay muốn nói chuyện?”.

Nhìn thấy Ngũ Dự, Sở Trang Vương mắt say lờ đờ hỏi: “Lão Tư Mã gặp ta, là muốn uống rượu, nghe nhạc hay muốn nói chuyện?”. 
Nhìn thấy Ngũ Dự, Sở Trang Vương mắt say lờ đờ hỏi: “Lão Tư Mã gặp ta, là muốn uống rượu, nghe nhạc hay muốn nói chuyện?”. (Baike.baidu.com)

Ngũ Dự nói: “Lão thần không phải là muốn uống rượu hay nghe nhạc mà đến đây. Sáng nay lão đi dạo ngoài thành, gặp một người, anh ta cho lão một câu đố. Lão thần đoán không ra, nghe nói Sở Vương rất thích đoán câu đố, xin đến thỉnh giáo”.

Đúng là Sở Trang Vương thích đoán câu đố, cho nên ông ta vui vẻ hỏi: “Là câu đố như thế nào mà đến lão cũng đoán không ra? Nói mau cho quả nhân nghe”.

Ngũ Dự nói tiếp: “Có một con chim lớn, màu lông sặc sỡ, đậu trên ngọn núi phía nam cao chót vót, trong ba năm, không hề vẫy cánh, cũng không bay, cũng không kêu, im lặng không có động tĩnh gì. Xin hỏi đã xảy ra chuyện gì vậy?”.

Sở Trang Vương nghe, sau biết ý của Ngũ Dự, ông mỉm cười nói rằng: “Trong ba năm, đến cánh nó cũng không vẫy, không bay, không hót, đó là nó đang quan sát xem xét. Tuy con chim đó không bay, nhưng khi đã cất cánh, tất sẽ bay thẳng hướng trời xanh, lên chín tầng mây; tuy rằng nó đã không hót, nhưng khi nó hót thì khiến người ta khiếp sợ. Lão yên tâm đi, tôi biết rồi”.

Trong ba năm, nó đang quan sát xem xét. Tuy con chim đó không bay, nhưng khi đã cất cánh, tất sẽ bay thẳng hướng trời xanh; tuy rằng nó đã không hót, nhưng khi nó hót thì khiến người ta khiếp sợ.
Nó đang quan sát xem xét. Tuy con chim đó không bay, nhưng khi đã cất cánh, tất sẽ bay thẳng hướng trời xanh; tuy rằng nó đã không hót, nhưng khi nó hót thì khiến người ta khiếp sợ. (Pixabay)

Ngũ Dự nghe thấy vậy thì giật mình, kinh ngạc, rồi chắp tay cung kính lui ra, Trang Vương vẫn tiếp tục vui vẻ như cũ.

Đến nửa năm sau, Sở Trang Vương đột nhiên từ bỏ thú vui hoan lạc, bắt đầu lâm triều nghe chuyện chính trị. Ngày đầu tiên lên triều, các quần thần nửa mừng, nửa lo, bàn luận sôi nổi, không biết tại sao vị Sở Vương đột nhiên hồi tâm chuyển ý.

Sở Trang Vương uy nghiêm ngồi giữa triều đường, không hề có chút gì của dáng vẻ dâm loạn, hoan lạc. Ông dõng dạc công bố công trạng của các quần thần, phế bỏ mười người, trong đó có Tể tướng Đấu Việt, giết bỏ năm gian thần xiểm nịnh, làm việc xằng bậy; và cho mời sáu vị hiền thần vào triều làm quan. Trong ba năm qua, từ một nước Sở như rắn không đầu, cục diện trong nước hỗn loạn, lập tức thay đổi chuyển sang một nền chính trị trong sạch, quốc thái dân an.

Cách trị tham quan của Huống Thanh Thiên

Theo “Tư Trị Thông Giám”, khi Huống Trung đảm nhiệm chức Tri phủ ở Tô Châu, khi mới đến nhậm chức giả vờ làm như ngu ngốc, hiền lành, các quan tư lại làm rối loạn kỷ cương, đều giả vờ như không biết. Quan tông phán Triệu Thầm cố ý làm nhục Huống Trung, ông cũng không tính toán gì.

Khi Huống Trung đảm nhiệm chức Tri phủ ở Tô Châu, khi mới đến nhậm chức giả vờ làm như ngu ngốc, hiền lành, các quan tư lại làm rối loạn kỷ cương, đều giả vờ như không biết.
Khi Huống Trung đảm nhiệm chức Tri phủ ở Tô Châu, khi mới đến nhậm chức giả vờ làm như ngu ngốc, hiền lành, các quan tư lại làm rối loạn kỷ cương, đều giả vờ như không biết. (Miền công cộng)

Một tháng sau, Huống Trung bất ngờ cho triệu tập các quan tư lại ở trước phủ đường. Vẻ mặt của ông lúc này vô cùng cương nghị, đôi mắt thì sáng tinh anh, hoàn toàn không còn vẻ ngốc nghếch thường ngày. Điều này khiến các quan tư lại giật mình kinh hãi, vốn đang ồn ào náo nhiệt đột nhiên im bặt.

Trước phủ đường uy nghiêm, Huống Trung lúc này lớn tiếng trách hỏi: “Hàng ngày làm mỗi việc các ngươi đều nhận hối lộ, đúng như vậy không?”.

Các quan tư lại đều sợ run cầm cập, không dám biện bạch. Huống Trung dõng dạc tuyên bố xử tử sáu viên quan tham ô, áp giải ra chợ hành hình, hạ chức năm người, cách chức mười người không có năng lực. Các quan tư lại và điêu dân rất sợ hãi, cẩn thận nghe theo mệnh lệnh, cũng không dám bằng mặt, không bằng lòng.

Cách trị quan tham của Huống Trung khiến dân chúng Tô Châu rất lấy làm hài lòng, gọi ông là Huống Thanh Thiên.

Huống Trung dõng dạc tuyên bố xử tử sáu viên quan tham ô, áp giải ra chợ hành hình, hạ chức năm người, cách chức mười người không có năng lực khiến các quan tư lại và điêu dân rất sợ hãi.
Huống Trung dõng dạc tuyên bố xử tử sáu viên quan tham ô, áp giải ra chợ hành hình, hạ chức năm người, cách chức mười người không có năng lực, khiến các quan tư lại và điêu dân rất sợ hãi. (Miền công cộng)

Huống Trung và Sở Trang Vương đều là những người nhìn xa trông rộng. Phương pháp tiến hành trừng trị quan tham của hai ông là giả vờ ngu đần hay ăn chơi hưởng lạc làm cho đám quan tham mất cảnh giác, dương dương đắc ý mà lộ ra những chân tướng của mình. Từ đó có được căn cứ, bằng chứng, để khi trừng trị cũng khiến cho họ tâm phục, khẩu phục.

Những thối nát hủ bại trong chốn quan trường rất khó có thể trị tận gốc. Nếu Huống Trung hay Sở Trang Vương vừa mới nắm quyền đã giương cờ gióng trống để ra oai thanh thế, như vậy chỉ có thể đánh rắn động cỏ, thêm sự đề phòng cho đối phương, không thể tiêu trừ chúng tận gốc mà ngược lại sẽ đem lại nhiều phiền toái, nguy hiểm cho bản thân mình. Trong lịch sử từng có những vị quan trị tham quan không được mà còn bị chúng làm hại đến thân bại danh liệt.

Từ sự thông minh, trí tuệ của Huống Trung, Sở Trang Vương có thể nhìn thấy việc mưu kế vận dụng nhất định phải có sự nhẫn nại, lấy tĩnh chế động, chính là thể hiện được tài trí, mưu lược của bậc hào kiệt.

Nam Minh tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Bài học trị quốc: Cách trị quan tham của cổ nhân