Bạn sẽ làm gì khi kẻ thù rơi xuống nước? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tục ngữ nói "oan gia nghi giải bất nghi kết", nghĩa là có oán hận nên giải ra không nên chuốc vào. Nhưng trong quá trình giải quyết ân oán, có thể chìa cành ô liu hữu nghị kia ra trước quả thực không hề dễ dàng... 

Vào cuối thời nhà Thanh, tại một thị trấn nhỏ có gia tộc họ Vương và gia tộc họ Hồ cùng sinh sống. Hai gia tộc này vốn có mối thù truyền kiếp với nhau, ngày thường mà gặp nhau thì sẽ lờ đi, coi như không hề quen biết.

Vào một buổi tối nọ, Vương Hổ và Hồ Nhất vừa từ đi từ chợ về, hai người một trước một sau đi trên con đường nhỏ, từ đầu tới cuối luôn giữ một khoảng cách nhất định.

Sắc trời dần dần tối, đang đi đang đi, đột nhiên Vương Hổ nghe thấy Hồ Nhất ở phía trước hét lên một tiếng kinh hãi, hóa ra là anh ta bị rơi xuống mương nước ở bên cạnh.

Vương Hổ sau khi nhìn thấy, vội vội vàng vàng chạy lên phía trước, thầm nghĩ: "Vô luận là như thế nào thì cũng là nhân mạng, thấy chết chẳng lẽ không cứu sao?"

Vương Hổ loáng thoáng nhìn thấy Hồ Nhất đang giãy dụa dưới mương, liền vội vàng bẻ một đoạn cành cây khô, cấp tốc đưa tới tay Hồ Nhất rồi ra sức kéo anh ta lên bờ.

Sau khi được cứu lên bờ, Hồ Nhất cảm kích nói một tiếng: "Cảm ơn". Tuy nhiên, sau khi Hồ Nhất ngẩng đầu nhìn lên, anh phát hiện ra rằng hóa ra người đã cứu mình lại chính là kẻ thù nhà họ Vương. Hồ Nhất nghi ngờ hỏi: "Tại sao anh lại cứu tôi?"

Vương Hổ nói: "Vì để báo ân"

Hồ Nhất nghe xong càng thêm nghi hoặc: "Báo ân? Ân từ đâu ra?"

Vương Hổ cười nói: "Bởi vì tối nay ở trên con đường này, chỉ có hai người chúng ta một trước một sau. Vừa rồi nếu không phải anh kêu 'Ối...' Một tiếng, thì tôi chắc chắn sẽ là người thứ hai rơi xuống mương nước. Cho nên, lẽ nào có tri ân mà tôi không báo".

Lúc này, Vương Hổ và Hồ Nhất cảm động nắm chặt tay nhau.

Tục ngữ nói "oan gia nghi giải bất nghi kết", nghĩa là có oán hận nên giải ra không nên chuốc vào. Nhưng trong quá trình giải quyết ân oán, có thể chìa cành ô liu hữu nghị kia ra trước quả thực không hề dễ dàng. Bởi vì, bao dung bạn bè đã là không dễ, huống chi là tha thứ cho kẻ thù của mình.

Tu dưỡng lớn nhất của nhân sinh là bao dung, cảnh giới cao nhất chính là có thể bao dung hết thảy. Bao dung không phải là nhu nhược, cũng không phải nhân nhượng, mà là xem xét khó khăn của người khác, bổ sung khuyết điểm của người khác, phát huy ưu điểm và tha thứ cho lỗi lầm của họ. Bao dung là khẳng định rằng mình cũng thừa nhận người khác, là một cảnh giới thiện đãi người khác trong cuộc sống này. Ở phía sau bao dung, điều ẩn chứa chính là tình yêu thương và sức mạnh, là một tấm lòng bao la và khảng khái ngẩng cao đầu.

Bao dung chính là giỏi về rộng lượng, mà giỏi về rộng lượng chính là thiện chí giúp người.

Nhân chi sơ, tính bản thiện. Hy vọng mỗi người chúng ta đều có thể mang theo phần nhân tính tốt đẹp ban đầu này, cả đời thiện chí giúp người và giúp đời.

Quỳnh Chi
Theo aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Bạn sẽ làm gì khi kẻ thù rơi xuống nước?