Bản vẽ sơ phác tác phẩm ‘Trường học Athens’ của danh họa Raphael được khôi phục và đến với công chúng Milan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một sự kiện đặc biệt, sau bốn năm phục chế, bộ bản vẽ phác hoạ của một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất thời kì Thịnh Phục Hưng, “Trường học Athens”, đã được công bố vào ngày 27 tháng 3 năm 2019 tại Phòng trưng bày Ambrosiana, thành phố Milan nước Ý. Tác phẩm này do danh họa Raphael sáng tác. Bộ bản vẽ gồm 210 tờ ghép lại thứ tự trên hai bảng carton, tạo thành một bức tranh khổ lớn 2.85m x 8.04m.

Phòng trưng bày mới cho bản sơ phác của Raphael “trường học Athens”, tại Phòng trưng bày Ambrosiana ở Milan, Ý. (Kiến trúc sư Paolo Rosselli / Stefano Boeri)
Phòng trưng bày mới cho bản sơ phác của Raphael “trường học Athens”, tại Phòng trưng bày Ambrosiana ở Milan, Ý. (Kiến trúc sư Paolo Rosselli/Stefano Boeri)

“Triết Học” là tiêu đề thích hợp cho bức bích họa “Trường học Athens”. Đó là một trong bốn bức bích họa được Giáo Hoàng Julius II đặt vẽ năm 1508 cho Căn phòng Segnatura ở Vatican mà ông dùng làm thư viện, và phòng nghiên cứu tư nhân. Ba bức bích họa khác gồm:

  • Thần học: Cuộc tranh luận về Thánh Lễ (Theology: Disputation of the Holy Sacrament)
  • Luật học: Đức hạnh ( Jurisprudence: The Virtues)
  • Thi ca: Thi đàn (Poetry: Parnassus)
Maurizio Michelozzi/Thư viện Venerable Ambrosiana
Maurizio Michelozzi/Thư viện Venerable Ambrosiana
“Trường học Athens” mất bốn năm làm việc tập trung để khôi phục. (Maurizio Michelozzi/Thư viện Ambrosiana đáng kính)
“Trường học Athens” mất bốn năm làm việc tập trung để khôi phục. (Maurizio Michelozzi/Thư viện Ambrosiana đáng kính)
(Maurizio Michelozzi/Thư viện Venerable Ambrosiana)
(Maurizio Michelozzi/Thư viện Venerable Ambrosiana)
(Maurizio Michelozzi / Thư viện Venerable Ambrosiana)
(Maurizio Michelozzi/Thư viện Venerable Ambrosiana)
(Maurizio Michelozzi/Thư viện Venerable Ambrosiana)
(Maurizio Michelozzi/Thư viện Venerable Ambrosiana)

Năm 2014, thông qua Quỹ Hồng y Federico Borromeo, thư viện Venerable Ambrosiana đã nghiên cứu kĩ lưỡng và quyết định phục hồi bộ bản vẽ vô giá này. Việc khôi phục được thực hiện bởi một ủy ban khoa học uy tín dưới sự điều phối và chỉ đạo của Tiến sĩ Maurizio Michelozzi.

Không chỉ tác phẩm được khôi phục với khung tranh mới, cả phòng trưng bày cũng được tân chỉnh lại với thiết kế phù hợp. Và giờ đây, do chỉ bị ngăn cách bởi một tấm kính, khách tham quan gần như có thể chạm đến những đường nét tinh mỹ vẽ nên bởi bàn tay tài hoa của danh họa Raphael.

”Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng; 285 × 804 cm. Lưu giữ tại Ambrosiana Gallery từ năm 1610. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)
”Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng; 285 × 804 cm. Lưu giữ tại Ambrosiana Gallery từ năm 1610. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)

Điều tuyệt vời về tác phẩm nghệ thuật đặc biệt này không chỉ bởi Raphael đã tự mình vẽ tay toàn bộ, mà bởi vì nó không phải là một bản sơ phác điển hình dùng cho tranh tường. Thông thường, cartoon - “ cartone” trong tiếng Ý- có nghĩa là giấy, là một bản vẽ phác chi tiết được dùng để chuyển một hình ảnh từ giấy lên tường hoặc thảm.

Các hình vẽ trên cartoon sẽ được chuyển lên một bề mặt khác bằng cách tạo ra một loạt các dấu chích nhỏ, sau đó sử dụng than củi hoặc phấn để chấm lên vị trí các lỗ đó. Cũng có thể dùng phấn và than để tô phủ mặt dưới của cartoon và lấy bút trâm (dạng công cụ kim loại đầu nhọn) để tạo vết in, in dấu bản vẽ lên bề mặt.

Điều đó có nghĩa là các bản vẽ cartoon được lưu lại không phải lúc nào cũng ở trong tình trạng tốt.

May mắn thay, bộ cartoon này đã không được dùng để chuyển tranh, mà để trình bày cho Giáo Hoàng toàn bộ bản thiết kế. Do đó, chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng một bộ bản vẽ sơ phác hoàn chỉnh của bức tranh ‘Trường học Athens’

Ai là Ai trong bức ‘Triết Học’

Ở trung tâm của bức tranh có hai người đàn ông, Plato ở phía bên trái đang đứng cạnh sinh viên của mình, Aristotle. Hai người chính là điểm mấu chốt của toàn cảnh. Mỗi người đại diện cho một hệ tư tưởng triết học khác nhau. Trong tay trái mỗi người đang cầm một trong những tác phẩm của mình: Plato đang cầm quyển “Timaeus”, và Aristotle đang cầm quyển “Nicomachean Ethics”.

*Timaeus viết về giả thuyết của Plato về bản chất của thế giới vật chất và con người.

*Nicomachean Ethics là tên đặt cho tác phẩm nổi tiếng nhất của Aristotle về đạo đức.

(Chú thích của người dịch)

Plato (trái) và Aristotle (phải) trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)
Plato (trái) và Aristotle (phải) trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)

Raphael đã khéo léo vẽ ngón tay Plato đang chỉ lên trời, một biểu hiện cho thực tế là Plato tin rằng thế giới thực sự ở trong cõi tâm linh.

Trong khi đó, tay Aristotle đặt song song với mặt đất đồng thời hướng vào người xem, như thể kết nối với thế giới vật chất. Tư thế này tương đồng với niềm tin của Aristotle, rằng cuộc sống cần phải được trải nghiệm để có được thực chứng, hiểu biết và kiến ​​thức.

Phía trên cao của bức tường, Raphael vẽ hai bức tượng trong hốc ở mỗi bên. Bức tượng Apollo ở phía bên phải Plato, và Athena ở bên trái Aristotle. Apollo là vị thần của ánh sáng, sự thật, mặt trời, sự chữa lành, tiên tri và thơ ca. Trong tay Apollo đang cầm cây đàn Lia, cho thấy ông cũng là vị thần âm nhạc. Athena là nữ thần của trí tuệ, giao thương, chiến tranh, y học, thủ công mỹ nghệ, thơ ca và nghệ thuật nói chung.

Các nhân vật bên trái bức tranh thiên về trường phái của Plato, và những người bên phải bức tranh đại diện cho tư tưởng của Aristotle.

Socrates, trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)
Socrates, trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)

Socrates ở phía bên trái của Plato. Những đặc điểm riêng biệt của ông được vẽ khớp với những bức tượng bán thân từ các di tích cổ. Trong bản vẽ, có thể thấy ông đang lý luận với các sinh viên, giống như những gì ông đã từng làm khi dạy Plato.

Pythagoras, trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)
Pythagoras, trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)

Phía dưới bên trái, Pythagoras đang cặm cụi và say sưa viết sách. Một nhóm người tập hợp lại quanh ông như đang háo hức lắng nghe không bỏ lỡ một từ nào.

Không phải nhà triết học nào cũng được sao chép từ các tác phẩm cổ xưa và cũng không dễ được nhận ra như Socrates. Các chuyên gia cho rằng một vài khuôn mặt lấy hình tượng từ bạn bè của Raphael và những nghệ sĩ đương thời.

Euclid (phải), trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)
Euclid (phải), trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)

Phía bên phải cùng hàng với Pythagoras là nhà toán học Euclid, cha đẻ của môn hình học. Ông đang gập người trên một bảng đá đen, dùng compa để đo hoặc chứng minh một đồ thị. Khuôn mặt của ông thực ra là của Donato Bramante, một người bạn của Raphael và là kiến ​​trúc sư đã tạo ra phong cách kiến ​​trúc Thịnh Phục Hưng (High Renaissance). Bramante hẳn đã sử dụng toán học để phác thảo các thiết kế của mình.

Hypatia, trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)
Hypatia, trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)

Hầu hết các nhân vật trong bức tranh đều đang tụ họp thành các nhóm nhỏ đang tranh luận và đối thoại rất sôi nổi. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ. Một trong số đó là Hypatia, cô đứng chung nhóm của Pythagoras nhưng đang nhìn chằm chằm vào không gian người xem tranh.

Vinh danh Raphael

Trong ấn bản thứ hai quyển sách “Cuộc đời của các kiến ​​trúc sư, họa sĩ và nhà điêu khắc xuất sắc nhất”, họa sĩ, nhà sử học nghệ thuật Giorgio Vasari cho biết: Giáo hoàng Julius II đã rất ấn tượng với bức bích họa “Triết học” trong căn phòng Segnatura đến nỗi ông đã ra lệnh hủy tất cả các tác phẩm của các bậc thầy khác để Raphael có thể vẽ mới lại.

Vasari nói thêm rằng giáo hoàng muốn Raphael tự mình “có vinh hạnh thay thế những gì đã làm trước đó”.

Trích đoạn trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)
Trích đoạn trong tranh “Trường học Athens”, Raphael (Raffaello Sanzio). Các tông, than, và chì trắng. (Thư viện Venerable Ambrosiana, Mondadori Portfolio)

Asari lặp lại lời khen ngợi của giáo hoàng, nhưng dưới góc độ của một nghệ sĩ. Ông vô cùng ngưỡng mộ quá trình tư duy đằng sau một bố cục phức tạp như vậy, trong đó các chi tiết nhỏ được thực hiện một cách tỉ mỉ, và nhiều nhân vật đã được vẽ “hết sức tinh mỹ và tinh tế”. Vasari nhận ra “lòng kiên định của Raphael trên con đường này khiến anh không có đối thủ."

Để tìm hiểu thêm về bộ cartoon của Raphael, hãy truy cập Ambrosiana.it/en/

Hàn Mặc (biên dịch)
Theo Lorraine Ferrier



BÀI CHỌN LỌC

Bản vẽ sơ phác tác phẩm ‘Trường học Athens’ của danh họa Raphael được khôi phục và đến với công chúng Milan