Bằng chứng thép bổ sung nguyên nhân đại hồng thủy ghi chép trong Kinh Thánh

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Cuối cùng cũng đến lúc huyền thoại và thực tế gặp nhau. Cũng có thể nói: huyền thoại cũng chính là lịch sử, chỉ có điều thời gian đã trôi qua quá lâu dài.

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Truyền thuyết Bắc Mỹ

Có một truyền thuyết được lưu truyền giữa những người bản địa ở Bắc Mỹ. Từ rất xa xưa trước kia, con người và muôn vật đã trở nên rất tà ác. Họ đã quên mất Thượng Đế, vì vậy, Thượng Đế đã quyết định hủy diệt thế giới xấu xa này và khai sáng một nền văn minh mới.

Trước tiên Thượng đế an bài cho một số người lương thiện di chuyển lên đỉnh núi. Sau đó Ngài thả ra loài chim lôi điểu (chim sấm -một sinh vật thần thoại). Con chim toàn thân phát ánh sáng rực lửa khiến cả thế giới run sợ.

Trong ngọn lửa ngất trời, rừng rậm hóa thành đất cháy, núi non đổ sập. Tiếp đến là một trận hồng thủy ngút trời, nó dập tắt ngọn lửa, nhưng lại làm ngập nước toàn thế giới. Chỉ những người đã lên đến đỉnh núi trước đó mới may mắn thoát khỏi được thảm họa.

Sau khi hồng thủy qua đi. Những người trú ẩn trên đỉnh núi cuối cùng cũng có thể trở lại mặt đất. Họ nhìn thấy xương của một con thú khổng lồ bị chôn vùi giữa đá và đất bùn. Sau đó, thế giới trở nên lạnh giá.

Câu chuyện này khá giống ghi chép về trận Đại hồng thủy trong Kinh Thánh, nhưng nó có một điều khá độc đáo, đó là có nhắc đến một loài chim Lôi điểu - Con chim sấm. Con chim Sấm này cũng là căn nguyên của trận Đại hồng thủy. Con chim sấm rực lửa mà Thượng Đế đã thả ra là gì?

Thực tế nghiên cứu địa chất

Ở phía đông của tiểu bang Washington có một khu vực rộng lớn được gọi là Channeled Scablands. Nó đầy rẫy kênh rạch, giống như một mê cung vậy, nhiều nơi là đất hoang cằn cỗi, không có đến một ngọn cỏ.

Trong những năm 1920, Giáo sư địa chất người Mỹ J Harlen Bretz đã đến đây. Giáo sư Bretz đã nghiên cứu rất kỹ những kênh rạch này. Ông cho rằng chúng thực sự là những vết sẹo trên bề mặt của trái đất, là những vết sẹo đã trải qua năm tháng dài đằng đẵng nhưng vẫn chưa lành.

Cách khu vực Scablands không xa có một cái lòng chảo Quincy. Đây là một vùng trũng rộng khoảng 1500 km vuông. Địa hình ở đây được gọi là địa mạo Coulee. Ngoài ra còn có dày đặc các lõm đất và rãnh sâu khổng lồ. Nơi đây phân bố đầy những mảnh vụn của đá bazan, độ dày của những lớp mảnh vụn này là hơn 100 mét. Sự hình thành của những lõm đất này, dường như đã có một sức mạnh to lớn cường đại nào đó đã cạo đi bề mặt của mặt đất để nó lõm vào.


Địa hình khu vực Scablands (Phạm vi công cộng)

Khi Giáo sư Bretz nhìn thấy những tảng đá cao chót vót đứng trơ ​​trọi trên vùng đất hoang ở thung lũng Quincy, trông cứ như thể là nó đã bị ném bỏ ở đây bởi một lực lượng không xác định nào đó. Vì vậy, ông đã nảy ra một suy nghĩ: Phải chăng trận đại hồng thủy thời tiền sử đã tạo nên địa hình như vậy sao?

Giáo sư Bretz biết đây là một lý thuyết đi ngược lại với tư tưởng vào thời điểm đó. Vào thời gian đó, thuyết tiến hóa của Darwin đã thống trị thế giới với ưu thế tuyệt đối, trong lĩnh vực địa chất cũng không ngoại lệ. Đặc điểm của thuyết tiến hóa này, chính là mọi thứ đều diễn ra ra dần dần theo từng bước.

Tất cả các loại hình địa chất mà chúng ta thấy ngày nay, chính là hết thảy đã tồn tại trong quá khứ. Tất cả những biến hóa này đều được thực hiện từ từ trong hàng triệu năm, hàng chục triệu năm. Như vậy mới phù hợp với giả thuyết về thuyết tiến hóa.

Nếu đột nhiên nói rằng có một thảm họa bất ngờ đã xảy ra và sau một đêm đã vẽ lại bản đồ sông núi, thì điều này vào thời điểm đó nghe giống như chuyện nghìn lẻ một đêm vậy, không phù hợp với sự tiến hóa nữa. Ngược lại, nó lại phù hợp với thuyết sáng thế trong Kinh Thánh hơn.

Đương nhiên trong cộng đồng giới khoa học, điều này lại hoàn toàn ‘không chính xác về mặt chính trị’. Do đó, Giáo sư Bretz biết rằng, rất khó để đưa ra giả thuyết về trận đại hồng thủy.

Ông đã rất cẩn thận để bản thân không phải bước vào bãi mìn. Ông đã rất khéo léo khi nói rằng: Cao nguyên Colombia rộng 7.700 km vuông, từng bị lũ băng cuốn trôi. Một sự kiện thủy lực đáng kinh ngạc, nó đột nhiên xuất hiện và đột nhiên biến mất. Từ đó mới hình thành địa hình như hiện nay.

Quả nhiên đúng như điều ông nghĩ. Ngay sau khi báo cáo của ông được xuất bản, nó đã gây ra một cơn sóng thần trong cộng đồng địa chất.

Giới khoa học công kích

Mọi người cho rằng ý tưởng này của Giáo sư Bretz quá là quái đản. Giống như một nhà vật lý đã nói rằng, bạn có thể chế tạo một cỗ máy chuyển động vĩnh viễn bằng một que kem, quả là tức cười.

Tất cả những người có vai vế nhất trong cộng đồng địa chất đều không đồng ý với ý kiến ​​của Giáo sư Bretz, ngay cả những người bạn học đại học của ông cũng cười nhạo ông. Kết quả là Giáo sư Bretz đã trở thành một người không bình thường trong lĩnh vực địa chất, ông trở thành kẻ cô độc lẻ loi bước đi giữa cánh đồng hoang vu.

Tuy nhiên, Giáo sư Bretz là một con người rất kiên cường. Ông không ngừng suy nghĩ: Một trận hồng thủy lớn như vậy đến từ đâu? Trước khi các sông băng tan chảy ở đây. Độ dày của lớp băng hơn 1000 mét. Là lực lượng gì đã khiến một lớp băng dày như vậy nhanh chóng tan chảy, từ đó mà hình thành một trận hồng thủy kinh người như thế?

Một thời gian dài trôi qua mà ông cũng không thể tìm ra câu trả lời. Có lúc, Giáo sư Bretz cũng đã chùn bước. Chẳng lẽ suy nghĩ này của mình thật sự là sai lầm sao? Vì vậy, ông liền đi thực tế để có được hiểu biết chính xác, khảo sát tại chỗ

Khi ông nhìn thấy những bằng chứng địa chất vững chắc này, nó đã củng cố niềm tin của ông. Tất cả những thứ này đều thực sự do một trận hồng thủy kinh hoàng gây ra.

Trong khi Giáo sư Bretz đang nỗ lực gian khổ để tìm ra sự thật thì những chuyên gia trong giới địa chất cũng không nhàn rỗi. Họ đã đạt được một thỏa thuận ngầm. Họ nhận định rằng thuyết thảm họa mà giáo sư Bretz đưa ra là kẻ thù truyền kiếp của thuyết tiến hóa, nó là điều dị đoan, kỳ quái.

Nhưng phương pháp nghiên cứu của giáo sư Bretz rất nghiêm cẩn, các chuyên gia không có cách nào để phủ nhận nó một cách hợp lý từ các phương pháp nghiên cứu. Kết quả là, các chuyên gia học thuật đã thay đổi chiến lược của mình

Họ buộc giáo sư Bretz cung cấp bằng chứng chứng thực được sự tan chảy lớn của sông băng này. Phải có một cơ chế mới có thể gây ra một trận đại hồng thủy. Nếu không chứng minh được thì họ sẽ kiên quyết từ chối chấp nhận lập luận của ông.

Đây quả thật là làm khó Giáo sư Bretz. Bởi vì lúc đó không phát hiện được bất kỳ bằng chứng nào đủ để giải thích về sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng.

J Harlen Bretz.jpg
Giáo sư Bretz. (Phạm vi công cộng)

Nhưng một vài năm sau, một nghiên cứu khác cho thấy, tiểu bang Montana, nơi không xa về phía đông của địa mạo Scablands mà Giáo sư Bretz đang nghiên cứu, có thể đã từng tồn tại một hồ băng khổng lồ. Nó được gọi là Hồ Missoula.

Hồ băng trên núi cao này có khả năng đã hình thành một đập băng rất cao. Cũng đã có những vụ vỡ đập. Kết quả là, trong một khoảng thời gian ngắn, một lượng lớn nước hồ đã bị đổ xuống phía tây của tiểu bang Washington. Nó làm xói mòn đất và tạo thành địa mạo Scablands.

Giáo sư Bretz về cơ bản cũng chấp nhận lập luận này. Ông cảm thấy như nó đến thật đúng lúc. Có thể dùng để giải thích một phần cho phát hiện của mình.

Từ bị kỳ thị đến vinh danh, rồi lại bị phủ nhận

Thế là sau 30 năm kể từ khi ông đưa ra giả thuyết rằng, có một trận đại hồng thủy duy nhất đã tạo nên địa mạo Scablands, năm 1959 giáo sư Bretz cuối cùng cũng bắt đầu tỏ ra nhượng bộ. Ông nói rằng, đó không phải là một trận hồng thủy. Mà chắc phải có tới 8 trận hồng thủy đã cùng nhau tạo ra loại địa hình này.

Như vậy, Ông đã thực hiện bước đầu tiên để làm hài lòng các học giả tiến bộ. Nhờ đó mà ông cũng đã được hồi báo, và giành được giải thưởng lớn về địa chất. Ông từ chim sẻ biến thành phượng hoàng. Từ dân đen trở thành giới tinh hoa, thành đại diện của giới học thuật. Những người trước đây từng khuyến khích gây khó dễ cho giả thuyết của ông, nay cũng ‘cải tà quy chính’.

Nhưng vào năm 1965, các chuyên gia địa chất cuối cùng đã đích thân đến tiểu bang Washington, sau khi xem xét địa đạo Scablands, họ đã bị sự chân thực của thực tế làm cho khiếp sợ. Rất nhiều người đã bắt đầu đồng tình với giả thuyết của Giáo sư Bretz rằng một thảm họa đã xảy ra. Nhưng bọn họ vẫn nhấn mạnh là, thảm họa này không phải xảy ra cùng một lúc. Đúng hơn, nó xảy ra dần dần.

Giáo sư Bretz ở tuổi 96, ông đã nhận được huy chương Penrose - giải thưởng thành tựu cao nhất trong giới địa chất Hoa Kỳ. Có vẻ như đó là một kết thúc có hậu, và tưởng chừng như mọi thứ đã lắng xuống. Nhưng lại có cơn bão táp mới xảy ra.

Sau khi giáo sư Bretz qua đời, các học giả tiến bộ đã đem lập luận về một đại hồng thủy duy nhất của ông biến thành lập luận rằng đã có 40-80 lần vỡ đập hồ băng và gây thảm họa lũ lụt. Điều đó tương đương với việc đem nó kéo trở lại con đường cũ là tiến hóa dần dần. Mọi thứ trở lại điểm bắt đầu. Và trận đại hồng thủy thời tiền sử mà Kinh Thánh nói đến là không tồn tại, mà là tất cả thay đổi đều diễn ra từ từ

Mặc dù giới học thuật năm lần bảy lượt cố gắng chèn ép, nhưng sau Giáo sư Bretz, luôn có những bước chân theo đuổi sự thật.

Người lý tưởng xuất hiện

60 năm sau, Giáo sư John Shaw, một nhà nghiên cứu thảm họa sông băng người Canada lại lần nữa đề cập lại lý luận của Giáo sư Bretz. Giáo sư John Shaw giải thích bí ẩn về sự hủy diệt của Atlantis trong 24 giờ.

John Shaw
Giáo sư John Shaw. (Nguồn: science.gc.ca)

Tuy nhiên, giáo sư Shaw lại có quan điểm khác. Ông cho rằng hồ Missoula ở Montana quá nhỏ. Tối đa chỉ có 2000 km khối nước, căn bản là nó không có đủ sức mạnh để thúc đẩy hình thành địa đạo Scablands tại tiểu bang Washington.

Theo tính toán của ông, phải có hơn 100.000 km khối nước, ước chừng phải khoảng 50 hồ Missoula mới đủ. Giả thuyết này đã được xác nhận bởi một nhóm nghiên cứu Nhật Bản sử dụng mô hình máy tính.

Lần này, giáo sư Shaw gặp may mắn hơn giáo sư Bretz, ông không cô đơn, ông có người bầu bạn. Một nhà địa chất khác vào những năm 1990, Giáo sư C. Warren Hunt cũng đang nghiên cứu lập luận của Giáo sư Bretz. Ông cũng nghĩ rằng, hồ Missoula không có nhiều nước như vậy, không có khả năng đó. Chỉ là dữ liệu mà ông đưa ra còn phóng đại hơn nhiều so với dữ liệu của Giáo sư Shaw. Theo tính toán của ông, phải cần đến 840.000 km khối nước, tương đương với 1/10 sức chứa của các sông băng ở Bắc Mỹ lúc bấy giờ, mới có thể tạo ra địa hình Scablands như hiện đang có ở tiểu bang Washington.

Con chim Lôi điểu trong truyền thuyết

Giáo sư Hunt đã đưa ra giả thuyết một ngôi sao chổi có đường kính 0,5 km đã va vào Trái đất. Năng lượng nó giải phóng đã nhanh chóng làm tan chảy toàn bộ các sông băng trên khắp thế giới, gây ra trận đại hồng thủy toàn cầu được ghi lại trong Kinh Thánh.

Vậy ngôi Sao chổi đó chính là con chim sấm với toàn thân phát ánh quang rực rỡ. Chỉ đáng tiếc một điều rằng, không có bằng chứng nào về sự tồn tại của sao chổi được tìm thấy vào thời điểm đó. Cũng chính là không tìm thấy bằng chứng cho sự tồn tại của Lôi điểu. Người ta phỏng đoán rằng những ngày tháng của Giáo sư Hunt trong giới học thuật cũng không mấy dễ dàng.

Một nhóm nghiên cứu của Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về một ngôi sao chổi đã va vào Trái đất trong thời kỳ Younger Dryas. Cuối cùng, bằng chứng chắc chắn nhất cũng đã được thêm vào. Trung tâm của của cú va chạm lại tình cờ chính là chỏm băng gần địa hình mà ngày nay gọi là địa đạo Scablands.

Sao chổi có đường kính khoảng hai km. Tất nhiên nó đủ để kích hoạt cái mà Giáo sư Bretz gọi là trận đại hồng thủy thời tiền sử. Báo cáo nghiên cứu cho biết trung tâm của vụ tác động là ở Canada. Trong phạm vi rộng lớn 50 triệu km vuông từ trung tâm tác động, người ta phát hiện ra các vệt kim loại độc đáo do thiên thạch để lại, trong đó có hàm lượng rất cao của bạch kim, hạt thép và kim cương nano.

Sức nóng từ tác động của sao chổi đã đốt cháy những khu rừng lớn, sóng xung kích và bụi bốc lên chặn ánh sáng mặt trời, gây ra một mùa đông ngắn trên toàn cầu. Cho nên, đó là một quá trình nóng trước rồi sau đó mới lạnh. Đó là phiên bản ngoài đời của bộ phim A Song of Ice and Fire - "Khúc ca của Lửa và Băng" của giới địa chất.

Sau thảm họa này, những loài động vật có vú khổng lồ ở Bắc Mỹ: Những con voi ma mút, voi răng mấu và rái cá khổng lồ đều bị tuyệt chủng. Ngày nay, tại Công viên Badlands, thuộc tiểu bang Nam Dakota, Hoa Kỳ, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy bộ xương của những loài thú khổng lồ này.

Các nền văn minh bản địa sớm nhất ở Bắc Mỹ như chúng ta biết ngày nay. Nền văn minh Clovis cũng là đã biến mất sau sự kiện va chạm sao chổi này.

Nền văn minh Clovis. (Ảnh chụp video)

Cuối cùng cũng đến lúc huyền thoại và thực tế gặp nhau. Cũng có thể nói: huyền thoại cũng chính là lịch sử, chỉ có điều thời gian đã trôi qua quá lâu dài. Hơn nữa, với tư duy thực chứng phổ biến như hiện nay, nó đã trở thành một huyền thoại khó tin.

Đây là câu chuyện của ngày hôm nay. Có thể nói là quanh co khúc khuỷu. Nếu muốn chứng minh được truyền thuyết là có thật cũng không phải là chuyện dễ dàng. Bạn cố gắng lao vào cái mà cả thế giới quay lưng, cũng giống như Giáo sư Bretz, cuối cùng, ông đã chọn một mức độ thỏa hiệp nhất định, nhờ đó mới được người khác công nhận. Nếu bạn muốn trở thành một chiến binh theo đuổi sự thật, thì nhất định phải đi trên con đường đầy trắc trở chông gai.

Câu chuyện hôm nay ngoài đề cập đến loài Lôi điểu và đại hồng thủy thời tiền sử, thì một điều quan trọng khác cũng đã được tiết lộ, chính là cái gọi là ‘giới khoa học’. Nó không phải là như mọi người nghĩ, là dựa vào các số liệu sự thật, mà nó cũng giống như một đầm lầy với những quy tắc đen tối và sâu thẳm.

Phương Lam
Theo DVC



BÀI CHỌN LỌC

Bằng chứng thép bổ sung nguyên nhân đại hồng thủy ghi chép trong Kinh Thánh