Bằng Đại Lượng: nhân vật thành tâm kính Đạo, đắc phúc báo - phú quý mãn đường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bằng Đại Lượng nhờ tâm kính Đạo, từ một người bần hàn trở thành phú ông, vận mệnh đổi thay. Nói là người kính Đạo, nhưng ông thực sự làm được tôn trọng người tu tập, kính trọng bề trên, đối tốt với dân, hành thiện cứu người, cống hiến cho quốc gia mà không màng tư lợi...

Trong tác phẩm Tiên truyền thập dị có kể một chuyện rằng: Xưa có một người tên là Bằng Đại Lượng, người vùng Đạo Giang, tuy gia cảnh bần cùng nhưng rất tôn sùng Đạo… Chỉ tiếc rằng gia đình họ Bằng nọ lại không tu luyện theo môn phái nào. Tuy vậy mỗi lần có đạo sĩ hay người có đạo thuật đi ngang qua nhà, ông Bằng nhất định sẽ cung kính tiếp đãi, hoặc mời họ ở lại tạm nghỉ vài ngày.

  1. Bò chết đi sống lại

Gia sản duy nhất trong nhà họ Bằng là một con bò già kéo máy xay bột thuê cho gia đình, kiếm kế sinh nhai.

Một ngày nọ con bò lăn ra chết, vợ ông thấy vậy buồn rầu rơi lệ quay sang nói với ông: “Quần áo, lương thực của cả nhà ta, đều dựa vào con bò này, hôm nay nó chết rồi, chúng ta biết dựa vào đâu để sống đây?”

Lại kể rằng núi Từ Mẫu có một vị đạo sĩ, mỗi lần ngang qua nhà họ Bằng, đều dừng lại uống nước nghỉ ngơi, ở lại một vài ngày. Lần này khi đạo sĩ đến, vợ chồng hai người họ đem câu chuyện con bò chết kể lại cho ông ấy nghe.

Vị đạo sĩ cười nói: “Da và sừng còn không?” người vợ trả lời vẫn còn.

Quần áo, lương thực của cả nhà ta, đều dựa vào con bò này, hôm nay nó chết rồi, chúng ta biết dựa vào đâu để sống đây?
Quần áo, lương thực của cả nhà ta, đều dựa vào con bò này, hôm nay nó chết rồi, chúng ta biết dựa vào đâu để sống đây? (Ảnh: Pexels)

Vị đạo sĩ đem da xếp lại thành hình con bò, lấy bốn khúc gỗ xếp lại làm chân, lấy dây thừng buộc lại làm miệng, làm xong ông đứng ra xa, không ngờ con bò liền sống lại, mạnh mẽ và béo tốt như trước. Người đạo sỹ nói:

“Con bò này không cần uống nước ăn cỏ, cứ để nó làm việc cả ngày lẫn đêm là được. Ông để con bò này xay bột, sức lực của nó gấp đôi con bò bình thường. Nhưng đừng bao giờ mở sợi dây thừng buộc ở miệng của nó ra”... Từ đó không thấy vị đạo sĩ quay trở lại.

Vài năm sau, vào một ngày hè, trời nắng gắt, nhìn thấy con bò thở hổn hển, cậu bé con trai ông Bằng thấy nó đáng thương, liền cởi dây thừng ở miệng bò ra. Con bò lập tức biến thành một đống da và xương. Tuy nhiên lúc đó gia đình họ Bằng đã trở nên giàu có, ông không làm nghề xay bột thuê kiếm tiền nữa, mà mở được một quán bán rượu.

Âu cũng là nhờ có vị đạo sĩ làm cho bò sống lại, gia đình ông Bằng mới có thể tiếp tục kiếm sống, cuộc sống dần sung túc. Suy đi tính lại, là vì Bằng gia có tâm thiện lương kính Đạo nên mới đắc phúc phận, kỳ tích triển hiện ngạc nhiên đến vậy.

  1. Vàng ngọc tự bay đến, bảo vật quy tụ về

Lại nói Bằng Đại Lượng sau khi mở quán rượu, ông vẫn rất tôn kính Đạo, lòng luôn cảm thấy muốn gặp được tiên nhân. Ông cố gắng làm việc, tế vật cứu người, vậy nên có nhiều vị khách tốt cứ không cầu mà đến.

gia đình họ Bằng đã trở nên giàu có, ông không làm nghề xay bột thuê kiếm tiền nữa, mà mở được một quán bán rượu.
Gia đình họ Bằng đã trở nên giàu có, ông không làm nghề xay bột thuê kiếm tiền nữa, mà mở được một quán bán rượu. (Ảnh: Shutterstock)

Có ba đến năm người đốn củi già thường lui đến uống rượu ở quán của Bằng Đại Lượng. Ông không những không lấy tiền của họ, mà còn tiếp đãi lịch sự, kính cẩn, cứ như vậy họ đã tới quán nhà họ Bằng uống rượu miễn phí nhiều lần, nhưng đổi lại ông càng kính trọng họ hơn. Một hôm, trong số họ có một người đột nhiên nói với Bằng Đại Lượng: “Ngày mai chúng tôi có tám người đến, uống đến khi nào say mới dừng. Ông đừng thấy nhiều người mà kinh sợ nhé!”...

Hôm sau, quả thực có tám người đốn củi cùng nhau đến. Một người rút từ trong ống tay áo lấy ra một cây trinh nam non tầm năm đến sáu thốn, đem trồng trong sân quán rượu, sau đó uống đến say mèm mới về.

Trước khi về, người đó còn căn dặn: “Vì ông đã thiết đãi chúng tôi mỹ tửu, lại không cần báo đáp, nên tôi mới trồng cho ông cái cây nhỏ này. Cây này khi lớn đến được một xích thố, gia đình ông sẽ phú quý phát tài. Khi đó, ông có thể tiến cống triều đình, giúp đỡ vua, lưu danh quốc sử. Mười năm sau, chúng ta sẽ gặp lại nhau tại cung Dân Linh, lúc đó chúng tôi sẽ dạy ông Đạo phi tiên”. Nói xong họ liền rời đi.

Mười ngày sau, cây nhỏ kia đã lớn chọc trời, cao mười mấy trượng, dài hơn một xích thố. Từ đó, vàng ngọc tự bay đến nhà Bằng Đại Lượng, bảo vật cũng tự quy hợp về tư dinh. Ông trở nên vô vùng giàu có, ngay cả đến gia đình đại phú hào thời bấy giờ như Trác Vương Tôn, Mi Trúc cũng không được phú quý như ông.

"Năm năm sau, Đường Huyền Tông đến đất Thục tránh nạn, Bằng Đại Lượng đã cống hiến 30 vạn kim tiền, làm tư nguyên giúp đỡ đất nước".

Quả đúng như những gì người đốn củi đã nói, Bằng Đại Lượng nhờ tâm kính Đạo, từ một người bần hàn trở thành phú ông, vận mệnh đổi thay. Nói là người kính Đạo, nhưng ông thực sự làm được tôn trọng người tu tập, kính trọng bề trên, đối tốt với dân, hành thiện cứu người, cống hiến cho quốc gia mà không màng tư lợi... Đó chính là gốc rễ để gia đình Bằng Đại Lượng nhận được sự bảo hộ, giúp đỡ của các bậc Tiên, Thánh. Vậy nên: “tôn kính xuất phát từ tâm, thể hiện bằng lời nói và hành động”, mới có thể đắc được phúc báo.

Anh Kỳ (biên dịch)
Theo: Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Bằng Đại Lượng: nhân vật thành tâm kính Đạo, đắc phúc báo - phú quý mãn đường