Bão cát ập đến, hoàng đế xưa phản ứng như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, it nhất 17 tỉnh thành ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Nội Mông, Thiên Tân... đã bị trận bão cát lớn nhất trong vòng 10 năm gần đây tấn công, một nửa Trung Quốc bị bao trùm trong cát vàng hiếm thấy, giống như cảnh tượng "Ngày tận thế"

Bão cát là một loại thiên tai mà con người đều quen thuộc. Gần đây, it nhất 17 tỉnh thành ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Nội Mông, Thiên Tân... đã bị trận bão cát lớn nhất trong vòng 10 năm gần đây tấn công, một nửa Trung Quốc bị bao trùm trong cát vàng hiếm thấy, giống như cảnh tượng "Ngày tận thế". Mọi người đều nói đây là "Thiên tai", vậy tại sao "Thiên" lại giáng "Tai" xuống? Chúng ta hãy xem người xưa đối đãi thế nào với Thiên Tai dị thường này.

Tháng 4, mùa hè năm Kiến Thủy thứ nhất đời Hán Thành Đế (năm 32 TCN) xuất hiện thiên tượng dị thường bão cát bụi. Sách "Ngũ hành chí" ghi chép: "Đêm Tân Sửu tháng 4 năm Thành Đế Kiến Thủy thứ nhất, Tây Bắc như có ánh lửa. Sáng Nhâm Dần, gió lớn từ Tây Bắc nổi lên, khí mây vàng đỏ, bao kín thiên hạ, cuối ngày đến đêm thì giáng xuống, khắp nơi mặt đấy đều là bụi đất vàng".

Sách "Hán Thư - Thành Đế kỷ" ghi chép: "Tháng 4 mùa hạ, sương khó vàng ngập đầy tứ phía".

Đó chính là chỉ gió lớn đem theo lượng lớn cát bụi, gây ra thời tiết bão cát có tính thiên tai khiến tầm nhìn cực kỳ kém.

Loại thiên tượng này khiến Hán Thành Đế kinh sợ, thế là ông trưng cầu ý kiến các công khanh đại phu về chuyện chính sự quốc gia, yêu cầu họ nói thẳng chớ e dè. Có triều thần can đảm trực ngôn, nói lên chính kiến rằng phản đối họ hàng Thái hậu nắm quyền. Huynh trưởng của Thái hậu là Đại tư mã Đại tướng quân Vương Phượng nghe thấy vậy thì hoảng sợ bất an, bèn dâng thư tạ tội và xin từ chức. Tuy nhiên Hán Thành Đế vẫn cho giữ chức, nhưng đị vị chuyên quyền ngang ngược của tập đoàn Vương Phượng cũng đã lung lay.

Sách "Hán Thư - Nguyên Hậu truyện" ghi chép về sự kiện lịch sử này như sau: "Mùa hạ, sương khói vàng bao phủ đầy tứ phía cả ngày. Thiên tử hỏi Đại phu can gián Dương Hưng, Bác sĩ Tứ Thắng". Các đại thần nói, dị tượng này là biểu hiện của "khí âm thịnh xâm phạm khí dương". "Ngày nay, anh em của Thái hậu đều làm tước hầu mà không có công lao gì, đó không phải là điều ước định của Cao Tổ. (Chú thích: Vì năm xưa khi Hán Cao Tổ Lưu Bang kiến lập nhà Hán, đã có quy định rõ 'không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng tấn công'), họ ngoại nắm quyền là chưa từng có". Vì vậy Thượng Thiên giáng dị tượng để cảnh báo.

Vương Phượng sợ hãi dâng thư từ chức. Hán Thành Đế cho rằng, trách nhiệm là do bản thân: "Trẫm thừa kế cơ nghiệp của tiên đế, chưa hiểu sâu Đạo, không rõ sự tình, khiến âm dương hỗn loạn, nhật nguyệt vô quang, khí vàng đỏ tràn đầy thiên hạ. Tội ở bản thân trẫm".

Người xưa dùng tư tưởng Thiên nhân hợp nhất để xem xét thiên tượng. Hoàng đế cho rằng đó là bản thân ông "chưa hiểu sâu Đạo, không rõ sự tình". Các đại thần cho rằng vì họ ngoại hoàng đế không có công lao lại được phong hầu, tổn hại đến hoàng quyền chính thống, khiến Trời giáng dị tượng để cảnh báo.

Người xưa biết rằng, thiên tai là sự cảnh cáo của Thượng Thiên đối với con người. Trong sách Hán Thư, quyển thứ 56 có ghi chép Đổng Trọng Thư nói rằng: "Quốc gia có sự bại hoại mất Đạo thì Trời trước tiên giáng tai họa để cảnh cáo. Nếu con người không biết tự phản tỉnh thì Trời lại giáng quái dị để cảnh cáo khiến họ e sợ. Nếu vẫn không biết thay đổi thì tai họa lớn thương vong suy bại sẽ xảy đến".

Trời và con người là đối ứng. Bất kỳ sự việc gì ở nhân gian đều ắt phải hành xử tuân theo Thiên lý, nếu không thì sẽ bị Trời trừng phạt. Người xưa tuân theo nền văn minh vĩ đại và thần kỳ này mà phát triển kéo dài hơn 2000 năm, trong đó đều có triết lý sâu sắc.

Trung Dung

Theo Vision Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Bão cát ập đến, hoàng đế xưa phản ứng như thế nào?