Báo trước thảm họa sắp xảy ra? ‘Mặt trăng máu’ lần thứ 2 xuất hiện trong năm 2021

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ xa xưa trong dân gian lưu truyền nhau rằng: “Nếu mặt trăng đổi màu thì sẽ gặp tai họa”. Mỗi khi xuất hiện dị tượng “Mặt trăng đỏ” (hay còn gọi là “Mặt trăng máu”) thì trong nhân thế sẽ phát sinh đại tai họa.

Vào nửa đầu năm nay đã xuất hiện một lần "Mặt trăng máu" vào ngày 26/5. Thời gian trôi qua đã đến nửa năm sau, vào ngày 19/11 năm nay lại là ngày Mặt trăng chuyển sang màu đỏ máu. Rốt cuộc, sự kiện này có gửi gắm thông điệp gì?

"Mặt trăng máu" xuất hiện vào ngày 19 tháng 11

Nguyệt thực một phần sẽ diễn ra vào tối ngày 19/11, đến đêm "mặt trăng máu" sẽ bắt đầu mọc từ phía Đông. Nguyệt thực một phần này bao phủ một phạm vi rất rộng. Các khu vực nguyệt thực bao gồm Đông Á, Châu Đại Dương (trừ cực Tây), Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Đại Tây Dương và Tây Nam Đại Tây Dương, phần phía Tây và phía Bắc của Châu Âu và Bắc Băng Dương. Vậy nên, người ta nói rằng hầu hết các quốc gia hoặc khu vực có thể chứng kiến “​​lễ hội thiên văn” này khi đứng ở một vị trí phù hợp nhất.

Theo các số liệu, nguyệt thực lần này sẽ xảy ra hơn 3 giờ 28 phút, đây là lần nguyệt thực có thời gian dài nhất kể từ năm 1212.

Không những vậy, tuy lần "nguyệt thực" này thuộc "nguyệt thực một phần" nhưng do Mặt trăng gần như nằm trọn trong bóng của Trái đất, tỷ lệ diện tích Mặt Trăng bị che phủ lên tới 97%, cho nên rất gần với "nguyệt thực toàn phần". Mặt trăng cũng sẽ chuyển sang màu đỏ, chính là “mặt trăng máu” mà dân gian thường gọi.

Về sự xuất hiện của "trăng máu", trong dân gian có câu rằng: "Nguyệt nhược biến sắc, tương hữu tai ương”, nghĩa là nếu mặt trăng đổi màu thì sẽ có tai họa; "Màu xanh là đói kém và lo lắng, màu đỏ là chiến tranh và binh loạn, màu vàng là đức hạnh và hạnh phúc, màu trắng là hạn hán và tang thương, màu đen là nước và người chết bệnh”...

Và năm nay xuất hiện hai lần "Mặt trăng máu", phải chăng báo hiệu rằng thảm họa sắp xảy ra?

Những thảm họa liên tiếp xảy ra khiến người ta phải tin rằng "gặp trăng máu, yêu nghiệt xuất hiện". (Ảnh: Pixabay)
Những thảm họa liên tiếp xảy ra khiến người ta phải tin rằng "gặp trăng máu, yêu nghiệt xuất hiện". (Ảnh: Pixabay)

"Trăng máu" có phải là điềm xấu?

Trong các nền văn hóa phương Đông và phương Tây, "Mặt trăng máu" được coi là một Thiên tượng hung hiểm, sự xuất hiện của nó có thể báo trước Thiên tai và nhân họa.

Sách Giô-ên trong “Kinh Thánh” nói rằng: Trong những ngày đó, tôi sẽ dốc hết tinh thần của mình cho các tôi tớ và người hầu gái của mình. Ở trên trời dưới đất, tôi sẽ cho thấy những điều kỳ lạ có máu, có lửa và khói. Mặt Trời sẽ biến thành bóng tối, Mặt Trăng sẽ biến thành máu. Đây là trước ngày vĩ đại và tuyệt vời của Đức Giê-hô-va.

Sách “Khải Huyền” của Thánh Kinh, tiết 12 chương 6 cũng mô tả:: Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, thì có một cơn động đất lớn; Mặt Trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả Mặt Trăng trở nên như huyết” .

Mặt trăng máu được so sánh như một dấu hiệu của tận thế. Người châu Âu tin rằng trăng máu sẽ đánh thức ma lực của bóng tối. Người Ấn Độ tin rằng trăng máu báo trước thảm họa.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cổ xưa, mặt trăng đỏ là hiện tượng “chí âm chí hàn” (âm nhất lạnh nhất). Đây là điềm báo cho thấy: chính khí ở nhân gian rất yếu ớt, tà khí vượng, oán khí thịnh, bạo khí cường. Phong vân đột biến, sơn hà ai oán, thiên hạ bất ổn, hoả hoạn tứ bề. Cho nên trong dân gian có câu nói rằng “gặp trăng máu, yêu nghiệt xuất hiện”.

Theo “Đại Chính Tàng Kinh” ghi lại: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát, thì là báo hiệu tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”.

“Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới, khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là gặp họa binh đao.

Sách "Khai Nguyên Chiêm Kinh" cũng đề cập: “Mặt trăng đỏ” đại biểu chiến tranh và việc binh, lại có 'đại nhân' trong nước tử vong. Cũng là nói: “Quốc gia đổi chủ, đại thần tương vong, khi ấy tất có binh họa phát sinh”.

Có một câu được ghi chép trong lịch sử rằng: "Huyết nguyệt hiện, khí tận như đọa ngục”, có nghĩa là khi mặt trăng máu xuất hiện, khí sâu như địa ngục vậy. Từ bề mặt chữ nghĩa, chúng ta có thể cảm nhận được "tác động" mà mặt trăng máu xuất hiện dẫn đến đáng sợ như thế nào.

Trong sửa sách có rất nhiều trường hợp kể về sự xuất hiện của mặt trăng máu và những thảm họa tiếp theo.

Vào ngày 18 tháng 3 năm âm lịch năm Sùng Trinh thứ 17, mặt trăng máu xuất hiện, "mặt trăng đỏ như máu". Vào đêm hôm đó khi trăng máu xuất hiện, Sùng Trinh đã treo cổ mình trên một cây cổ thụ ở Môi Sơn. Sự kiện này dường như đã linh ứng với câu nói "huyết nguyệt hiện, khí tận như đọa ngục”.

Cổ ngữ có câu: “Nguyệt hữu huy hoàng, ám sắc thỉ quang, thiên tai hàng chỉ”. Nghĩa là địa cầu bình thường thì Âm Dương, Ngũ hành quân bình, như vậy vạn vật mới có thể sinh trưởng, phát dục; tuy nhiên khi phát sinh hiện tượng nguyệt thực, Ngũ hành trên địa cầu chịu ảnh hưởng, trường khí của địa cầu bị đảo loạn, như vậy tai họa sẽ phát sinh. Mặt trăng vốn thuộc Âm, chính là sát khí, màu đỏ tượng trưng cho máu xông lên trời, chính là điềm đại hung.

Có một câu được ghi chép trong lịch sử rằng: "Huyết nguyệt hiện, khí tận như đọa ngục. (Ảnh: Pixabay)
Có một câu được ghi chép trong lịch sử rằng: "Huyết nguyệt hiện, khí tận như đọa ngục. (Ảnh: Pixabay)

Chúng ta có thể nhìn vào năm nay, kể từ khi xuất hiện các cụm từ "nguyệt thực toàn phần", "siêu trăng" và "trăng máu" vào ngày 26/5 vừa qua, mùa mưa ở miền Bắc Trung Quốc đã đến sớm, những cơn mưa mùa thu kéo dài, xuất hiện tình huống dòng mưa di chuyển lên phía bắc và "Bắc trở thành Nam", lượng mưa cực lớn còn gây ra mưa lớn ở Trịnh Châu, Hà Nam và mưa lớn ở Sơn Tây... Những thảm họa liên tiếp xảy ra khiến người ta phải tin rằng "gặp trăng máu, yêu nghiệt xuất hiện”.

Như vậy, nếu xuất hiện "Mặt trăng máu" chúng ta phải làm gì?

Văn hóa truyền thống cổ xưa giảng về “Thiên nhân hợp nhất”. Tư Mã Thiên đã nói trong “Sử ký” rằng:Thái thượng tu đức, kỳ thứ tu chính, kỳ thứ tu cứu, kỳ thứ tu nhương, chính hạ vô chi”. Ý là, muốn phòng ngừa tai nạn bất tường, tu đức chính là biện pháp tốt nhất, còn việc tìm kiếm các biện pháp hay để xua đuổi tà ma cầu bình an, ... đều thuộc về cách làm hạ sách.

Như vậy có thể thấy rằng, con đường bình an thực sự chính là ở trong tâm của mỗi người - Quay trở về với đạo đức truyền thống, bồi dưỡng chính khí hạo nhiên, thì ắt sẽ nhất chính áp bách tà!

Trung Nguyên
Theo Vision Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Báo trước thảm họa sắp xảy ra? ‘Mặt trăng máu’ lần thứ 2 xuất hiện trong năm 2021