Bão tuyết giữa mùa hè: Những oan hồn nào đang gọi tên ĐCS Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc đang trùng trùng những sự kiện đáng sợ không cách nào lý giải, thiên tai nhân họa tứ bề thọ địch. Lại thêm dị tượng tuyết bất ngờ rơi dày 30cm ở khu tự trị Tân Cương trong những ngày hè nóng nực... Tuyết rơi mùa hè không chỉ là hiện tượng lạ, nó còn nhắc lại một nỗi oan thấu trời xanh...

Truyền thông Trung Quốc ngày 3 tháng 7 đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh thảo nguyên Bayanbulak ở Tân Cương phủ đầy tuyết trắng vào giữa mùa hè.

Trong khi nhiều khu vực khác ở Trung Quốc, thời tiết đang nóng và ẩm ướt thì bão tuyết đã xảy ra trên thảo nguyên nói trên từ ngày 28-30 tháng 6. Lớp tuyết rơi dày trung bình 30 cm, ở những nơi sâu nhất là 70 cm.

Thảo nguyên Bayanbulak nằm ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển. Nó đã từng xuất hiện hiện tượng tuyết rơi giữa mùa hè vào những năm trước. Nhưng hiện tượng tuyết rơi với cường độ lớn như năm nay được xem là bất thường. Để lý giải được hiện tượng bất thường hiện nay, cần phải xem xét các hiện tượng tương tự đã từng xảy ra trong lịch sử.

Tuyết rơi mùa hè không chỉ là một hiện tượng bất thường, nó còn gắn với một vụ án lịch sử “thiên cổ kỳ oan”. "Đậu Nga oan" là kịch của Quan Hán Khanh đời Nguyên, lấy nguyên mẫu từ truyện "Đông Hải hiếu phụ" được ghi chép trong tài liệu lịch sử là "Hán thư"

Oan khuất Đậu Nga: Cô gái đẹp chết cả vùng gặp tai ương

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào thời nhà Hán bởi ảnh hưởng chấn động vào thời bấy giờ, vậy nên đã được ghi vào trong Hán thư giống như sử ký vậy.

Nhân vật chủ yếu trong vở ca kịch là một người con gái nhà nghèo vùng Sở Châu, tên là Đậu Nga. Mẹ nàng mất khi nàng còn nhỏ, cha nàng là Đậu Thiên Chương không có tiền trả nợ, lại vội lên kinh dự thi, không có tiền lộ phí, liền bán nàng cho 1 bà góa là Thái Bà làm con dâu nhỏ (tức là con dâu mua từ lúc nhỏ, khi lớn lên phải làm vợ con trai người mua).

Đậu Nga tới nhà họ Thái chưa được 2 năm, thì cậu con trai họ Thái bị bệnh mất, chỉ còn nàng và bà góa họ Thái sống nương tựa vào nhau. Trương Lư Nhi là 1 tên lưu manh ở Sở Châu, cùng với bố là Trương Lão Nhi thấy nhà họ Thái chỉ có 2 người phụ nữ, liền đến ở lỳ đó, rồi ép lão bà lấy Trương Lão Nhi. Thái Bà thế cô, đành ưng chịu. Trương Lư Nhi lại ép Đậu Nga thành thân với hắn. Đậu Nga cương quyết cự tuyệt và chửi rủa hắn thậm tệ. Trương Lư Nhi căm tức, liền nghĩ kế trả thù.

Mấy hôm sau, Thái Bà bị ốm, sai Đậu Nga nấu cháo. Trương Lư Nhi lén bỏ thuốc độc vào trong bát cháo, rắp tâm giết chết Thái Bà rồi sẽ ép buộc Đậu Nga. Đậu Nga bưng cháo cho Thái Bà, bỗng Thái Bà thấy buồn nôn, không muốn ăn nữa và chuyển bát cháo cho Trương Lão Nhi ăn. Trương Lão Nhi trúng độc, lăn lộn dưới đất rồi tắt thở.

Trương Lư Nhi đã đổ tội đầu độc cho Đậu Nga, bắt nàng giải lên quan cai trị Sở Châu. Tri phủ Sở Châu là Đào Ngột, một viên quan nổi tiếng tham nhũng, nhận tiền đút lót của Trương Lư Nhi, bắt Đậu Nga ra thẩm vấn, ép nàng nhận tội đầu độc. Đậu Nga bị đánh đập chết đi sống lại, nhất định không chịu nhận tội. Đào Ngột biết Đậu Nga rất hiếu thuận với Thái Bà, liền đem Thái Bà ra đánh đập trước mắt Đậu Nga. Đậu Nga thương Thái Bà tuổi già, không chịu nổi cực hình, đành chịu nỗi oan mà nhận tội. Tên tham quan Đào Ngột đã dùng mọi thủ đoạn ép được cung, liền khép nàng vào tội chết, giải nàng ra pháp trường xử tử. Trên đường ra pháp trường, nàng đã xin được giải đi ngõ sau, chứ không bị diễu qua phố, vì nàng sợ mẹ chồng nàng nhìn thấy sẽ không thể chịu nổi.

Trước khi bị hành hình, Đậu Nga đã phát ra ba lời thề như đinh đóng cột với quan giám trảm
Trước khi bị hành hình, Đậu Nga đã phát ra ba lời thề như đinh đóng cột với quan giám trảm. (Shutterstock)

Trước khi bị hành hình, Đậu Nga đã phát ra ba lời thề với quan giám trảm:

  1. Nếu tôi bị oan, thì “đao chém qua đầu một giọt máu nóng cũng sẽ không rơi xuống đất mà sẽ bắn lên trên dải lụa trắng kia”;
  2. Nếu tôi bị oan, thì “sau khi thân chết, trời sẽ giáng tuyết dày ba thước, đắp lên thi thể tôi”;
  3. Nếu như tôi bị oan, sau khi tôi chết thì “từ giờ trở đi, Sở Châu này sẽ hạn hán trong suốt 3 năm liền”.

Lời thề của Đậu Nga ngay sau đó đều đã ứng nghiệm: Máu bắn lên dải lụa trắng, tuyết rơi tháng 6, vùng Sở Châu đại hạn 3 năm.

Những oan hồn nào đang gọi tên ĐCSTQ?

Tuyết rơi bất thường ở Tân Cương, nơi Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập các “trại cải tạo" . Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết, có thể có hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đang bị giam trong các trại cải tạo Tân Cương này, bị ngược đãi, tra tấn tâm lý, tẩy não...

Trong bối cảnh Trung Quốc chìm trong hàng loạt các thảm họa, tai ương: đợt bùng phát dịch mới ở Bắc Kinh, lũ lụt nghiêm trọng ở 26 tỉnh, thành và khu tự trị, thảm họa mưa đá lan rộng ở Cam Túc, Hà Bắc, Thiên Tân, bão tuyết bất thường ở Tân Cương, nạn châu chấu hoành hành… câu chuyện oan khuất của Đậu Nga gắn với sự kiện tuyết rơi mùa hè khiến người ta không khỏi liên tưởng tới những oan hồn bị chính quyền ĐCSTQ đã gây ra bao cái chết thảm khốc và vô vàn điều oan trái khiến Thiên Địa đang nổi cơn thịnh nộ.

Nỗi oan của một cô gái đã khiến trời nổi tuyết rơi giữa mùa hè, thì hãy hình dung xem có bao nhiêu oan hồn đang oán thán về những tội ác mà ĐCSTQ đã làm.

Nỗi oan của một cô gái đã khiến trời nổi tuyết rơi giữa mùa hè, thì hãy hình dung xem có bao nhiêu oan hồn đang oán thán về những tội ác mà ĐCSTQ đã làm.
Nỗi oan của một cô gái đã khiến trời nổi tuyết rơi giữa mùa hè, thì hãy hình dung xem có bao nhiêu oan hồn đang oán thán về những tội ác mà ĐCSTQ đã làm. (The Epoch Times)

Lịch sử 70 năm của ĐCSTQ được viết bằng máu và những lời dối trá. Những câu chuyện đằng sau lịch sử đẫm máu này vừa cực kỳ bi đát vừa ít được biết đến.

Kể từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa nhân dân Trung Quốc. Ước tính khoảng từ 60 đến 80 triệu người đã bị chết bất thường. Con số này vượt trên cả tổng số người chết trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại.

Điểm lại những cuộc thảm sát khủng khiếp của ĐCSTQ:

Đàn áp những phần tử phản động

Vào tháng 3 năm 1950, ĐCSTQ công bố “Lệnh đàn áp nghiêm khắc các phần tử phản động”. Mao Trạch Đông đề xuất rằng “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.” Dân số Trung Quốc vào thời gian đó là khoảng 600 triệu người; “chỉ dụ” này của Mao Trạch Đông sẽ giết chết ít nhất là 600 nghìn người

“Quy định của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa về việc trừng phạt các phần tử phản động” công bố năm 1951 thậm chí còn nói rằng những người “phao tin đồn” có thể bị “tử hình ngay lập tức”.

Mao Trạch Đông đề xuất rằng “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.”
Mao Trạch Đông đề xuất rằng “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.” (Epoch Times)

Giết người trong cải cách ruộng đất

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người chủ sở hữu đất đai (địa chủ) hoặc những người nông dân giàu có. Cộng đồng sau đó sẽ được hỏi xem là họ nên bị trừng phạt như thế nào. Một số đảng viên hoặc những người hoạt động cho ĐCSTQ đã được gài trong những đám đông để hô “Chúng ta nên giết họ!” và những người chủ sở hữu đất đai và những nông dân giàu có sau đó đã bị xử tử ngay tại chỗ.

Vào khoảng cuối năm 1952, số phần tử phản động bị xử tử do ĐCSTQ công bố là vào khoảng 2.4 triệu người. Thực ra, tổng số người chết bao gồm các quan chức chính quyền cũ của Quốc Dân Đảng dưới cấp huyện và những người chủ sở hữu đất đai (địa chủ) ít nhất là 5 triệu người.

“Chiến dịch Tam Phản” và “Chiến dịch Ngũ Phản”

Cuộc đàn áp các phần tử phản động và cải cách ruộng đất chủ yếu là nhằm vào các khu vực nông thôn, còn “Chiến dịch Tam Phản” và “Chiến dịch Ngũ Phản” sau đó có thể được coi là sự diệt chủng tương tự ở thành thị.

“Chiến dịch Ngũ Phản” về cơ bản là chiến dịch ăn cắp tài sản của các nhà tư sản hay đúng hơn là chiến dịch giết hại các nhà tư sản để lấy tiền của họ. Hơn 323.100 người đã bị bắt và hơn 280 người đã tự tử hay mất tích. Trong “Chiến dịch chống Hồ Phong” năm 1955, hơn 5.000 đã bị buộc tội, hơn 500 người đã bị bắt, hơn 60 người đã tự tử, và 12 người đã chết bất bình thường. Trong cuộc đàn áp các phần tử phản động sau đó, hơn 21.300 người đã bị tử hình, và hơn 4.300 người đã tự tử hoặc mất tích. [Những dữ liệu lấy từ trích đoạn cuốn sách do tạp chí Chengming ở Hồng Kông xuất bản (www.chengmingmag.com), số ra tháng 10 năm 1996.)

Vào đầu những năm 1950, lấy cớ trấn áp các phần tử phản cách mạng, Mao Trạch Đông ngay từ khi nắm quyền đã tiêu diệt hàng triệu người từ địa chủ, phú nông đến tư sản thành thị...
Từ khi nắm quyền vào đầu những năm 1950, lấy cớ trấn áp các phần tử phản cách mạng, Mao Trạch Đông đã tiêu diệt hàng triệu người từ địa chủ, phú nông đến tư sản thành thị... (Epoch Times)

Nạn đói khủng khiếp

Số người chết nhiều nhất được ghi chép là trong Nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc xảy ra ngay sau chiến dịch Đại nhảy vọt. Đại nhảy vọt (1958 – 1960) là một chiến dịch của ĐCSTQ nhằm khởi động các ngành công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là ngành công nghiệp luyện thép. Dư luận rộng rãi coi đó là một thảm họa kinh tế nghiêm trọng. Quyển Những ghi chép về lịch sử của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rằng “Số người chết bất bình thường và số người mới được sinh ra giảm từ năm 1959 cho đến năm 1961 được ước tính là khoảng 40 triệu… việc giảm 40 triệu người ở Trung Quốc nhiều khả năng là nạn đói khủng khiếp nhất trên thế giới trong thế kỷ này.” (Xuất bản tháng 2 năm 1994 bởi Nhà xuất bản Cờ Đỏ)

Chiến dịch Đại Nhảy Vọt đã khiến hàng chục triệu người dân Trung Quốc chết đói.
Chiến dịch Đại Nhảy Vọt đã khiến khoảng 40 triệu người dân Trung Quốc chết đói. (Epoch Times)

Cách mạng Văn hóa

Cuộc cách mạng văn hóa đã chính thức bắt đầu vào ngày 16/05/1966 và kéo dài cho đến tận năm 1976. Trong một cuộc phỏng vấn, nguyên tổng bí thư ĐCSTQ nói, “Vào thời gian đó, gần 100 triệu người đã bị liên can, tức là một phần mười tổng số dân của Trung Quốc.”

Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.

Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.
Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác. (Epoch Times)

Thảm sát Thiên An Môn

Biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay thảm sát tại Thiên An Môn, được biết đến tại Trung Quốc với các tên gọi Sự kiện 4 tháng 6. Chính sách “cải cách và mở cửa” đã làm tăng đáng kể sự trao đổi thông tin, đã cho phép nhiều phóng viên nước ngoài chứng kiến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và phát đi các chương trình truyền hình cho thấy ĐCSTQ đã dùng xe tăng săn đuổi và đè chết chục ngàn sinh viên học sinh trong chiến dịch đàn áp phong trao dân chủ của giới tri thức.

Cuộc đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 đã dập tắt hoàn toàn hy vọng của người dân đối với lãnh đạo và toàn bộ thể chế của chính quyền Trung Quốc.
Cuộc đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 đã dập tắt hoàn toàn hy vọng của người dân đối với chính quyền Trung Quốc. (Epoch Times)

Đàn áp Pháp Luân Công

Mười năm sau, vào ngày 20/07/1999, Giang Trạch Dân đã bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp đức tin của những người tu luyện Chân Thiện Nhẫn còn đi xa hơn về mức độ tàn ác khi ĐCSTQ giết sống người tu luyện để lấy nội tạng buôn bán tạo thành ngành công nghiệp ghép tạng siêu lợi nhuận.

Vào tháng 6/2019, Tòa án độc lập, được thành lập bởi Liên minh quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc, điều tra về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc đã kết luận rằng: "Việc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô lớn và điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay".

Ngày 26/10/2019, hãng Fox News cũng đăng một bài viết chấn động về việc các học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống. Không như con số 10.000 ca ghép nội tạng/năm mà chính quyền Trung Quốc báo cáo, con số thực tế lên đến 60.000 - 100.000 ca/năm.

Một số hình thức tra tấn được sử dụng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công được mô phỏng lại thông qua lời kể của các nhân chứng sau khi thoát khỏi các nhà tù, trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.
Một số hình thức tra tấn sử dụng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công được mô phỏng lại thông qua lời kể của các nhân chứng sau khi thoát khỏi nhà tù, trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.

Xuất khẩu giết người ở các nước khác

Cùng với việc cực kỳ thích thú giết người ở trong Trung Quốc và trong nội bộ Đảng bằng nhiều cách, ĐCSTQ cũng tham gia vào việc giết người ở các nước khác bao gồm cả các Hoa kiều bằng cách xuất khẩu “cách mạng”. Khơ-me Đỏ là một ví dụ điển hình.

Khơ-me Đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu chỉ tồn tại trong vòng có 4 năm ở Cam-pu-chia. Tuy vậy, từ năm 1975 cho đến năm 1978, hơn hai triệu người bao gồm cả hơn 200.000 người Hoa, đã bị giết hại ở đất nước nhỏ bé với tổng số chỉ vẻn vẹn có 8 triệu dân này.

Trong 70 năm cầm quyền ĐCSTQ đã giết hại hàng trăm triệu người dân của chính đất nước mình, để củng cố quyền lực tà ác và bản chất ma quỷ của nó.

Nhưng những tội ác kinh thiên động địa đó không được nhiều người biết đến vì ĐCSTQ đã thao túng truyền thông và chính trị toàn cầu để chính phủ các nước im lặng trước tội ác của nó.

Không chỉ giới hạn việc giết người trong phạm vi lãnh thổ của mình. ĐCSTQ còn xuất khẩu mô hình độc tài khát máu, diệt chủng tàn bạo này sang các quốc gia khác. Ảnh: Xương hộp sọ những nạn nhân của Khmer Đỏ.
Không chỉ giới hạn việc giết người trong phạm vi lãnh thổ của mình. ĐCSTQ còn xuất khẩu mô hình độc tài khát máu, diệt chủng tàn bạo này sang các quốc gia khác. Ảnh: Xương hộp sọ những nạn nhân của Khmer Đỏ. (Wikipedia)

Những cái chết gây ra bởi ĐCSTQ không chỉ dừng lại ở đó, nó còn thông qua vô số cách thức tàn độc hủy diệt tự nhiên - mái nhà của con người, đầu độc thực phẩm, phá hủy môi trường, bán thuốc giả, xuất khẩu hóa chất độc hại… Người dân toàn cầu chết bằng trăm phương ngàn kế dưới bàn tay ĐCSTQ.

Virus Vũ Hán: Gieo rắc dịch bệnh ra toàn thế giới

Virus cúm Vũ Hán cuối cùng đã phơi bày sự thật về âm mưu hủy diệt loài người của ĐCSTQ. Toàn thế giới chấn động thức tỉnh khi kế hoạch hủy diệt nhân loại đã phơi bày ra khi hàng trăm ngàn người đã chết bởi sự dối trá kinh khủng của chính quyền này.

Nhưng ngay cả khi thế giới đang dần nhận ra sự tàn ác không giới hạn của nó, thì ĐCSTQ vẫn chưa dừng lại. Khí thế hung hăng của Trung Quốc ở biên giới Trung - Ấn, cùng với sự gây hấn ở các nơi khác trên thế giới, những hành động này cho thấy bản chất côn đồ lưu manh của ĐCSTQ không hề thay đổi. Nó tiếp tục khuếch trương sự tội ác bằng đạo luật An ninh quốc gia phi lý đàn áp người dân Hông Kông, bức hại tàn khốc người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung Tân Cương cũng chính là nơi mà tuyết rơi bất thường giữa những ngày hè này…

ĐCSTQ có thể đứng vững được là dựa vào sự giả dối, hận thù và tranh đấu, sự tồn tại của nó vĩnh viễn là mối đe dọa đối với nhân loại. Chừng nào chính quyền này vẫn còn chưa sụp đổ, nó vẫn sẽ luôn tự tạo ra kẻ thù cho mình, kích động quần chúng đối đầu lẫn nhau và tìm mọi cách để tiêu diệt thứ mà nó xem là mối đe dọa đến quyền lực của chính nó.
ĐCSTQ có thể đứng vững được là dựa vào sự giả dối, hận thù và tranh đấu, sự tồn tại của nó vĩnh viễn là mối đe dọa đối với nhân loại. Chừng nào chính quyền này vẫn còn chưa sụp đổ, nó vẫn sẽ luôn tự tạo ra kẻ thù cho mình, kích động quần chúng đối đầu lẫn nhau và tìm mọi cách để tiêu diệt thứ mà nó xem là mối đe dọa đến quyền lực của chính nó. (Getty)

Oan hồn của hàng trăm triệu Đậu Nga không chỉ ở khắp Trung Quốc và còn ở khắp nơi trên thế giới. Bao nhiêu người đang chết và sẽ “chết bởi Trung Quốc”?

Việc làm của chính quyền Tập Cận Bình khiến dân kêu oan, trời đất nổi giận lôi đình. Trung Quốc tứ bề thọ địch, người dân khắp thế giới nguyền rủa oán thán, khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” vang lên khắp nơi, thiên tai trùng trùng giáng xuống, những tiếng kêu dị thường váng cả bầu trời Trung Quốc khiến nhân tâm kinh sợ như sắp thấy thảm họa đang ập đến kinh hoàng.

Người đang làm Thần đang nhìn

Mấy năm sau, phụ thân của Đậu Nga thi đậu bảng vàng, trở thành quan lớn. Khi trở về quê nhà, ông đã phúc thẩm lại vụ án của Đậu Nga, xử trảm Trương Lư Nhi và tên tham quan, rửa sạch nỗi oan khuất cho con gái.

Bà con trong làng lũ lượt kéo đến viếng thăm phụ thân nàng, nói:

“Từ đầu chúng tôi đã biết Đậu Nga bị oan, chỉ tiếc là chúng tôi đều sợ quyền thế của tên tham quan đó, nên chỉ dám hận chứ không dám nói ra, nhưng mà chúng tôi lại không hề hãm hại Đậu Nga, cớ sao lại phải chịu nạn hạn hán trong suốt 3 năm này chứ?”

Phụ thân của Đậu Nga đáp: “Các ông đã biết rõ Đậu Nga là bị oan, vậy mà lại không dám nói một lời công đạo, đó gọi là bất nghĩa. Còn có những người tin tưởng tham quan, cho rằng Đậu Nga thật sự là hung thủ giết người, rồi miệt thị những người lương thiện, đó gọi là bất nhân. Trời cao có mắt, không có tai bay vạ gió, thiên tai nhân họa chính là để trừng trị những kẻ bất nhân bất nghĩa vậy!”

“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt”– Albert Einstein.

“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt”– Albert Einstein.
“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt”– Albert Einstein. (Getty)

Kỳ thực, ĐCSTQ có thể hành ác mấy chục năm qua, là bởi vì con người đã im lặng trước tội ác của nó. Vì sợ hãi, khuất phục sức mạnh quyền thế, im lặng để kẻ ác hoành hành. Trước hết nó dùng bạo lực giết người trong các cuộc thảm sát kể trên để tạo ra bầu không khí khủng bố sợ hãi, khiến người dân không dám đứng về phía sự thật, lẽ phải; đồng thời nó còn khiến cả thế giới im lặng bằng sức mạnh của tiền, vì lợi ích mà con người đã từ bỏ chính nghĩa, từ bỏ thiện lương trong tâm.

Ngày nay thế giới đang diễn ra những sự kiện kinh tâm động phách, phơi bày ra những sự thật đen tối khi nhiều chính phủ, các tổ chức quốc tế lớn với danh nghĩa bảo vệ hòa bình, bảo vệ nhân quyền, sức khỏe thế giới đều có bàn tay ĐCSTQ thao túng, điều khiển, âm mưu làm bá chủ thế giới.

Thế giới cần hơn bao giờ hết những tiếng nói và những con người dám hành động vì chính nghĩa. Vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã ký luật trừng phạt Trung Quốc vì những vấn đề đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Theo đó chính quyền Trump xác định cụ thể các cá nhân Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc "giam giữ, tra tấn và quấy rối" người Duy Ngô Nhĩ cùng các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.

Lựa chọn Thiện - Ác quyết định phúc họa đời người

Đừng nói rằng trời chẳng biết. Trời ở đầu mái nhà mình. Lúc nào cũng nghe được. Vậy nói Trời không biết được sao? Xưa nay Trời có bỏ qua ai hay không? Vậy nên Trời xanh chẳng nên khinh khi đâu. (Lời Trung Hiếu Lược)

Vì sao Đậu Nga bị oan mà cả vùng phải chịu tai ương. Vì sao chính quyền Trung Quốc hành ác mà người dân phải chịu thiên tai nhân họa?

ĐCSTQ đã phá hủy 5000 năm văn hóa truyền thống khiến con người mất đi khả năng nhận thức Thiện Ác, Chính Tà, dọn đường cho việc hủy diệt cả thể xác lẫn linh hồn con người, thâm độc không cách nào tả xiết.

"Thần nhìn nhân tâm", im lặng trước cái ác, cũng là giúp nó, khi từ chối đứng về phía Thiện thì chẳng phải con người đã đồng lõa với kẻ Ác hay sao? Bao nhiêu tổ chức, chính phủ, chính trị gia đang dần lộ diện đã đi đêm, hợp tác, bắt tay với ĐCSTQ?

Nếu nhiều người công chính không đối đầu với những kẻ độc ác, vậy thì điều ác sẽ chiến thắng. Khi nhiều dân tộc và quốc gia trở thành những người ngoài cuộc trong dòng chảy lịch sử, các thế lực hủy diệt [văn minh nhân loại] sẽ ngày càng tập hợp được quyền lực và sức mạnh. (Tổng thống Donald Trump)

Nhân quả báo ứng - tội ác chống lại loài người, bức hại tôn giáo, hủy diệt nhân loại của ĐCSTQ đã đến lúc không còn cách nào vãn hồi, ĐCSTQ sắp đến ngày bị trừng trị trong cơn thịnh nộ của Trời Đất.

Còn những thế lực, con người đã im lặng, trước tội ác của ĐCSTQ thỏa hiệp thậm chí đứng về phía nó, vào thời khắc phán xét cuối cùng của lịch sử, liệu có thể nhận ra chân tướng Chính Tà mà lựa chọn kết cục cho sinh mệnh của mình. Nỗi oan Đậu Nga, tuyết rơi mùa hè, là lời cảnh tỉnh cho thế nhân cơ hội lựa chọn cuối cùng.

Đường Thư



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Bão tuyết giữa mùa hè: Những oan hồn nào đang gọi tên ĐCS Trung Quốc?