Bất chấp mọi sự bất lợi: Washington dũng cảm vượt sông Delaware

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi còn nhỏ, chúng ta thường được hỏi rằng “con muốn trở thành như thế nào trong tương lai?”, “giấc mơ của con là gì?”... Một số người muốn trở thành thương nhân, doanh nhân; một số muốn trở thành nhà toán học, nhà khoa học; một số muốn được chơi nhạc, diễn xuất hoặc sáng tạo. Tuy nhiên, chúng ta cũng thường đối mặt với loạt các khó khăn để có thể đạt được mục tiêu của cuộc đời. 

Gần đây, tôi đã xem lại một bức tranh mà tôi thường ngắm khi còn ở New York: bức tranh “Washington Crossing the Delaware” (tạm dịch: Washington vượt sông Delaware) của hoạ sĩ Emanuel Leutze. Các chi tiết trong tranh không khỏi khiến tôi phải suy ngẫm về tầm quan trọng của sự tự do, lòng can đảm cần thiết như thế nào cho cuộc sống để đạt được những điều lớn lao và ý nghĩa.

Một họa sĩ tràn đầy năng lượng và truyền cảm hứng

Mặc dù Leutze là một hoạ sĩ Mỹ nhưng quê hương của ông lại ở nước Đức. Ông đã trải qua thời niên thiếu ở Philadelphia cùng với cha cho tới khi 25 tuổi thì ông trở lại Đức để tham gia vào Học viện nghệ thuật Hoàng gia ở Düsseldorf. Tại đây, ông đã trưởng thành hơn để hiểu và coi trọng các lý tưởng tự do mà người Mỹ rất tôn quý.

Trở lại Đức, vì những hạn chế của chính quyền đối với sự tự do đã thôi thúc Leutze “vẽ tranh với lòng tôn trọng to lớn dành cho George Washington và tinh thần mẫu mực đã tuyên bố nền độc lập cho các thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ”, bức vẽ dựa theo cuốn sách “Washington vượt sông Delaware: Phục chế kiệt tác của nước Mỹ” (Washington Crossing the Delaware: Restoring An American Masterpiece), xuất bản bởi Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York.

Leutze quyết định miêu tả lại một cách chính xác nhất sự kiện lịch sử về việc Washington vượt qua sông Delaware. Đó là vào một đêm Giáng sinh, Washington đã bất ngờ tấn công quân Hessians (quân đánh thuê người Đức được quân Anh hỗ trợ). Trước thời điểm này, quân đội Mỹ đã thua trận tơi tả. Tuy nhiên, đêm Giáng sinh năm 1776 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc chiến.

Được truyền cảm hứng bởi câu chuyện này, Leutze đã thuê những người bạn Mỹ làm mẫu nhóm đàn ông được mô tả trong tranh, gồm có Đại tá James Monroe, người đang giữ lá cờ, và Tướng Nathanael Greene, là nhân vật đang nghiêng người qua mép thuyền. “Những nhân vật còn lại đại diện cho hàng ngũ trung thành gồm ngư dân địa phương và dân quân được tuyển mộ cho chuyến vượt sông đầy nguy hiểm này”.

Leutze đã tiến xa thêm một bước nữa bằng cách tìm được bản sao các trang phục từ Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ để miêu tả chính xác nhất có thể. Ông cũng sử dụng tượng bán thân Washington của nhà điêu khắc Jean-Antoine Houdon như tài liệu tham khảo cho bức tranh này của ông.

Tượng của “George Washington” do Jean-Antoine tạc năm 1786. Chất liệu thạch cao. Tại trung tâm triển lãm chân dung quốc gia, thủ đô Washington (Phạm vi cộng đồng)
Tượng của “George Washington” do Jean-Antoine tạc năm 1786. Chất liệu thạch cao. Tại trung tâm triển lãm chân dung quốc gia, thủ đô Washington (Phạm vi cộng đồng)

Leutze đã vẽ hai bản “Washington vượt sông Delaware”, bản đầu tiên đã bị hỏng do hỏa hoạn năm 1850 và sau đó thì bị phá hủy trong Thế chiến thứ II. Bản thứ hai hiện đang được trưng bày ở bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York.

“Sự nổi tiếng của bức tranh là vì sự quy mô, chủ đề và nhân vật mang tính biểu tượng, đảm bảo rằng hình ảnh đã khắc sâu vào trong tâm trí của những người Mỹ giữa thế kỷ XIX” (chú thích của bảo tàng). Cho đến nay, nó trở thành yếu tố cơ bản của tiêu chuẩn lịch sử nghệ thuật Hoa Kỳ, và cũng là bức tranh đặc trưng của bảo tàng được công chúng biết đến nhiều nhất.

Washington vượt sông Delaware

Trong bức tranh, Leutze đã miêu tả Washington là nhân vật chính, là tiêu điểm của bức tranh, thanh kiếm của ông ấy tuy nằm trong vỏ bọc nhưng hiện lên rất rõ nét. Ông ấy đứng đó với sự can đảm đương đầu với mọi nguy hiểm mà ông và đoàn quân sắp phải đối mặt.

Có ba người đàn ông ở phía trước thuyền và hai người ở phía sau phối hợp nhau để chèo lái vượt qua những tảng băng. Trong khi đó, một số người đàn ông khác ở phía đuôi thuyền đang có vẻ lo lắng cho những nguy hiểm không lường trước được, điều này trái ngược hẳn với sự tự tin và điềm tĩnh của Washington.

Một phần chi tiết bức tranh “Washington vượt sông Delaware” của Emanuel Leutze vẽ năm 1851. Tranh sơn dầu trên vải, trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. (Phạm vị cộng đồng)
Một phần chi tiết bức tranh “Washington vượt sông Delaware” của Emanuel Leutze vẽ năm 1851. Tranh sơn dầu trên vải, trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. (Phạm vị cộng đồng)

Phía sau Washington là Đại tá Monroe đang cầm lá cờ và Tướng Greene đang nghiêng người qua mạn thuyền. Cả hai đều đang nhìn chăm chú hướng về mục tiêu.

Một phần chi tiết bức tranh “Washington vượt sông Delaware” của Emanuel Leutze vẽ năm 1851. Tranh sơn dầu trên vải, trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. (Phạm vị cộng đồng)
Một phần chi tiết bức tranh “Washington vượt sông Delaware” của Emanuel Leutze vẽ năm 1851. Tranh sơn dầu trên vải, trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. (Phạm vị cộng đồng)

Một số chiếc thuyền cách đó không xa đi cùng Washington trong vùng nước băng giá của Delaware. Những sắc màu lạnh- xanh dương, xanh lá cây, tím- đều tạo nên cảm giác lạnh lẽo của mùa đông băng giá mà Leutze đã cố gắng diễn tả đúng nhất hoàn cảnh lúc đó.

Washington vượt sông vào buổi tối và trong tranh Leutze đã vẽ hình sao Kim ở góc trái trên của khung hình, ngôi sao này chỉ được nhìn thấy lúc gần sáng, ý của Leutze rằng khi này bình mình sắp tới.

Theo bảo tàng Metropolitan thì “Ngôi sao này đóng vai trò quan trọng cho bức tranh, vừa là để ám chỉ thời gian diễn ra sự kiện vào lúc rạng sáng và cũng là tia hy vọng kết thúc chuỗi ngày đen tối của cách mạng Mỹ”.

Bất chấp mọi sự khó khăn

Ban đầu, quân đội Mỹ đã thua trong Chiến tranh Cách mạng. Người Anh đã chứng tỏ được sức mạnh và hiệu quả. Vì những khó khăn này mà quốc gia mới có thể viết lại Tuyên ngôn độc lập và từ bỏ, nhưng quốc gia mới nổi thì không. Ở đây đang nói về sự liều lĩnh và phần thưởng chờ đợi có thể là sự tự do và thành công.

Sự tự do và thành công được trân trọng vì không dễ gì đạt được, nó đòi hỏi sự hy sinh và năng lực vượt qua gian khó với tâm thái tự tin lạnh lùng và quả cảm của Washington.

Washington đối diện với các khó khăn phía trước mà không có chút chùn bước hay lo lắng. Ông ấy có mục tiêu là sự tự do, và tầm quan trọng của việc hoàn thành mục tiêu dường như tiếp thêm sức mạnh cho lòng dũng cảm của ông.

Điều thú vị là ở đất nước được thành lập dựa trên sự tự do cá nhân, Washington sẽ không thể hoàn thành mục tiêu đơn độc. Ông ấy cần đồng đội, là những người đã sát cánh cùng ông như mô tả trong tranh. Tất cả họ đảm bảo quyền tự do cá nhân bằng cách làm việc cùng nhau.

Tất cả những người lính phải đối diện với sự nguy hiểm và dòng sông băng giá ở ngay phía trước họ. Cả hành trình và đích đến của đêm này đều đầy rẫy nguy hiểm, khó khăn và phức tạp. Thậm chí mảng bầu trời sẫm màu ở bên phải bức tranh gợi lại những thử thách trong quá khứ của họ.

Tuy nhiên, quan trọng vẫn là mục tiêu cuối cùng, sự tự do, điều này được thể hiện bởi ngôi sao sáng. Không để những khó khăn ngăn chặn sự tiến tới, những người lính vẫn miệt mài hướng về phía trước, về phía ngôi sao sáng đang chờ họ, là đích đến của thành công và tự do.

Ngẫm lại, cuộc đời mỗi người chúng ta cũng giống như một chặng hành quân của người lính vậy, mỗi người đều cần tự thân dấn bước, và cố gắng đạt các mục tiêu nhất định nào đó. Bức tranh và sự kiện này như lời nhắc nhở chúng ta luôn cần có sự dũng cảm để tiến đến mục tiêu trong đời và trân trọng sự tự do.

Du Du

Theo Eric Bess - The Epoch Times

Giới thiệu về tác giả: Eric Bess là một nghệ sĩ theo trường phái tả thực người Mỹ và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (Institute for Doctoral Studies in the Visual Arts - IDSVA)



BÀI CHỌN LỌC

Bất chấp mọi sự bất lợi: Washington dũng cảm vượt sông Delaware