Bí ẩn lịch sử: “Chậu rửa cá âm dương” thách thức giới khoa học 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngay từ thời cổ đại, khoa học kỹ thuật của người xưa đã vô cùng phát triển, đạt được những thành tựu vượt bậc mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể đạt tới. Chậu rửa cá âm dương là một trong số đó. 

Đây là loại chậu rửa mặt bằng đồng thau, bên trong khắc hình cá âm dương (gọi tắt là “chậu rửa cá âm dương” hoặc “chậu rửa cá”), đôi lúc khắc hình rồng nên còn gọi là “chậu rửa rồng”.

Bảo tàng Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hiện đang lưu giữ một chiếc chậu rửa cá âm dương như thế. Chậu có kích thước như một chiếc chậu rửa mặt thông thường, trên miệng có hai quai, lòng chậu khắc hình bốn con cá, khoảng cách giữa mỗi con cá khắc các đường cong Hà đồ của “Kinh Dịch”. Nếu đổ nước đến lưng chậu và dùng tay nhẹ nhàng chà xát vào hai quai, thì sẽ thấy chỉ trong tích tắc nước trong chậu bắt đầu gợn sóng rồi cuồn cuộn trào dâng và phun lên bốn làn nước cao 2 thước, đồng thời phát ra âm thanh của sáu hào quẻ Chấn trong “Kinh Dịch”.

Vì sao chậu vừa có thể phát ra âm thanh, lại có thể phun nước, truyền cảm và dẫn nhiệt như vậy? Các nhà vật lý ở Mỹ và Nhật Bản đã nhiều lần trắc định thông qua các các thiết bị hiện đại nhằm tìm ra nguyên lý cấu tạo của chậu rửa cá âm dương, nhưng cuối cùng vẫn không thể tìm được. Đứng trước kỳ tích của khoa học Trung Quốc cổ đại, công nghệ tiên tiến ngày nay chỉ có thể “nhìn mà than thở”, coi đó là chỗ mê chưa có lời giải đáp.

Nếu đổ nước đến lưng chậu và dùng tay nhẹ nhàng chà xát vào hai quai, thì sẽ thấy chỉ trong tích tắc nước trong chậu bắt đầu gợn sóng rồi cuồn cuộn trào dâng. (Ảnh chụp từ video)

Các nhà khoa học Mỹ từng phỏng tạo một chiếc chậu tương tự bằng đồng thau, bề ngoài giống hệt chậu rửa cá âm dương của Trung Quốc. Nhưng chiếc chậu mới này không thể phun nước, cũng không thể phát ra âm thanh, hơn nữa còn cứng đờ không tự nhiên. Cho đến nay, chậu rửa cá âm dương vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp, bởi nó siêu xuất khỏi phạm vi của khoa học hiện đại, giống như nền văn minh ngoài hành tinh vốn không phải là thứ mà công nghệ ngày nay có thể lý giải được. Tương tự như vậy, muốn chế tạo chậu rửa cá âm dương thì không thể dùng phương pháp khoa học hiện đại mà phỏng tạo được.

Khoa học tiên tiến như thế, kỹ thuật phát triển như thế, vì sao không thể phỏng tạo được vật dụng của người xưa? “Kinh Dịch” bao la vạn tượng, huyền bí sâu xa, mặc dù trong đó đã bao hàm các tư tưởng khoa học nhưng lại hoàn toàn không đưa ra một lý luận cụ thể. Vậy cổ nhân đã căn cứ vào nguyên lý gì để chế tác thành công chiếc chậu kỳ diệu này?

Các nhà khoa học Mỹ từng phỏng tạo một chiếc chậu tương tự bằng đồng thau, bề ngoài giống hệt chậu rửa cá âm dương của Trung Quốc. Nhưng chiếc chậu mới này không thể phun nước, cũng không thể phát ra âm thanh. (Ảnh chụp từ video)

Khoa học hiện đại là khoa học phân tích, đặc trưng bởi sự chuẩn xác cao độ và định lượng hóa một cách nghiêm ngặt. Tính chính xác của nó đã đạt đến trình độ lượng tử ở mức vi quan, đặc biệt, “công nghệ nano” ngày nay là đại biểu cho thành tựu của khoa học kỹ thuật cao. Nhưng khoa học hiện đại lại có một nhược điểm lớn: nó là tuyến tính. Cho dù là cơ học cổ điển, lý thuyết điện từ, cơ học lượng tử hay thuyết tương đối, thì các mô hình lý luận ấy đều kiến lập trên cơ sở logic tuyến tính, ngay cả lý thuyết cơ sở số học cũng là tuyến tính. Nó cho rằng sự vận động và biến hóa của thế giới vật chất là liên tục. Loại biến hóa liên tục này có thể được miêu tả qua phương trình vi phân và tích phân, phân tích số học, lý thuyết hàm số, các loại hàm số và hình học vi phân, v.v. Đó đều là nghiên cứu sự biến hóa liên tục. Nhưng quan hệ biến hóa liên tục này cũng là tuyến tính, khoa học hiện đại miêu tả thế giới là biến hóa liên tục có tính tuyến tính. Cho nên, kỹ thuật dù phát triển hơn nữa thì vẫn chỉ là đang thực hiện loại quan hệ mang tính tuyến tính này.

Nhưng quan hệ tuyến tính ấy có phù hợp với thế giới thực mà chúng ta đang sống hay không? Đại tự nhiên hoàn toàn không phù hợp với nguyên lý tuyến tính, trong nhiều trường hợp còn là phi tuyến tính! Điều này khiến thế giới nhân tạo của khoa học kỹ thuật khác biệt hoàn toàn với đại tự nhiên.

Có thể rất nhiều người trong chúng ta đều cảm thụ rằng, thế giới nhân tạo của khoa học kỹ thuật đi ngược lại với tự nhiên, là một thế giới khác biệt với đại tự nhiên. Thế giới nhân tạo hoàn toàn khác biệt so với đại tự nhiên, bởi vì thế giới nhân tạo là kết quả của khoa học kỹ thuật, mà khoa học kỹ thuật lại thực hiện theo logic tuyến tính. Nhưng thế giới tự nhiên lại không thể dùng lý luận tuyến tính để miêu tả được. Tự nhiên chân thực là vô cùng phức tạp, có sự sống, phi tuyến tính, còn khoa học kỹ thuật hiện đại lại chỉ là một loại nhận thức đơn giản về tự nhiên chân thực!

Tương tự như các tia nước của chậu rửa cá âm dương, trong đại tự nhiên có một loại sóng gọi là “sóng đơn độc”. Khác với các cơn sóng thông thường, sóng đơn độc không tản đi và cũng không hợp lại, nó có thể duy trì trong thời gian rất lâu, sự tồn tại của nó chính là phi tuyến tính. Người ta dùng phương trình vi phân để miêu tả sóng đơn độc, và đó là phương trình phi tuyến tính, nhưng cho dù dùng máy tính cỡ lớn để giải thì vẫn không cách nào giải được chính xác. Có thể nói, đối với các hiện tượng phi tuyến tính trong tự nhiên thì khoa học hiện đại vẫn chưa có phương pháp xử lý chính xác.

Các con sóng đơn độc, các hiện tượng phức tạp, các hiện tượng giới hạn và biến đổi... đều là vấn đề phi tuyến tính trong thế giới hiện thực. Khoa học hiện đại vẫn đang ở thời kỳ quá độ từ tuyến tính hướng đến phi tuyến tính, cho đến nay những nghiên cứu về hiện tượng phi tuyến tính chỉ là mới bắt đầu. Cũng chính là nói, khoa học hiện đại mặc dù chiếm vị trí thống trị nhưng vẫn là khoa học tuyến tính, vẫn chỉ dừng lại ở nhận thức đơn giản về các hiện tượng tự nhiên. Nó đã hình thành quy phạm đặc hữu, cũng là hạn chế đặc hữu của khoa học hiện đại. Giới hạn này khiến khoa học không thể giải thích được vì sao chậu rửa cá âm dương có thể phun nước, lại càng không khám phá được nguyên lý cấu tạo của nó.

Thế kỷ 21 nên là thế kỷ kết thúc tính giản đơn và trở lại với bản chất chân thực của tự nhiên. Đến lúc ấy, chúng ta sẽ không chỉ khai mở bí ẩn của chiếc chậu phun nước âm dương, mà có lẽ còn có thể sáng tạo ra nhiều kỳ tích hơn nữa.

Minh Hạnh
Theo Thanh Thiển - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn lịch sử: “Chậu rửa cá âm dương” thách thức giới khoa học