Bí mật Đấng Sáng Thế được tiết lộ trong sách cấm ngàn năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào những năm 1940, một người nông dân Ai Cập trong lúc đào đất, vô tình tìm được một loạt sách cổ. Không ngờ, điều này đã khiến cho một giáo phái Cơ đốc từng biến mất hơn 1.500 năm xuất hiện trở lại, từ đó tiết lộ sự thật về Đấng Sáng Thế.

Sự thực về Đấng Sáng Thế bị lược bỏ

Ở Thượng Ai Cập, có một nơi tên là Nag Hammadi. Địa danh này không giống với các thành phố ngập tràn cát vàng khác của Ai Cập. Nag Hammadi bao phủ bởi cỏ thơm và cây xanh, bởi vì nó nằm cạnh sông Nile nên nguồn nước dồi dào với nông nghiệp tự nhiên phát triển.

Thượng Ai Cập là chỉ phía thượng du sông Nile. Sông Nile chảy từ phía nam lên phía bắc nên thượng Ai Cập thực sự nằm sát về phía nam. Còn hạ Ai Cập ở phía bắc. Vào một ngày năm 1945, một nông dân tên Mohammed Ali Samman đi xe lừa đến cánh đồng hoang ở ngoại ô Nag Hammadi. Sau khi dừng xe, Samman nhấc cuốc lên đào. Anh ta đào cái gì?

Thượng Ai Cập là chỉ phía thượng du sông Nile. Sông Nile chảy từ phía nam lên phía bắc nên thượng Ai Cập thực sự nằm sát về phía nam. Còn hạ Ai Cập ở phía bắc (Ảnh chụp màn hình)
Thượng Ai Cập là chỉ phía thượng du sông Nile. Sông Nile chảy từ phía nam lên phía bắc nên thượng Ai Cập thực sự nằm sát về phía nam. Còn hạ Ai Cập ở phía bắc (Ảnh chụp màn hình)

Sông Nile là con sông dài nhất châu Phi. Ai Cập là một trong những quốc gia quan trọng nhất mà sông Nile chảy qua. Thường vào mùa hè, mực nước sông Nile sẽ dâng mạnh và tràn vào hai bên bờ. Nhưng điều đặc biệt, không như nước sông nơi khác nếu ngập lụt sẽ gây ra tai hoạ. Với sông Nile đây lại là một điều tốt lành. Nó mang nước thượng nguồn và phì nhiêu tự nhiên đến cho cả hai bên bờ. Đó chính là nước bùn ở đáy sông. Từ thời Ai Cập cổ đại 6000 năm trước, ở cả hai bên bờ, mùa màng bội thu đều là nhờ vào lũ lụt theo mùa của sông Nile. Vậy nên sông Nile ngập nước là một lễ hội rất quan trọng ở Ai Cập và nó được gọi là “Lễ hội Inundation”.

Sau khi lễ hội kết thúc, nông dân hai bên bờ sẽ đào bùn, mang về bón ruộng. Và Samman tới đây để đào bùn. Khi Samman đang ra sức đào, đột nhiên anh nghe thấy một tiếng “bụp”, làm anh giật bắn mình. Anh nhấc cái cuốc lên, thấy phía dưới bất ngờ lộ ra một cái vại đất sét lớn. Trong lòng Samman rất ngạc nhiên và vui mừng, thầm nghĩ lẽ nào hôm nay được Thần ban phước, đào được vật báu. Anh bèn lập tức cẩn thận đào cái vại ra. Chiếc vại đất sét bị cuốc của Samman làm vỡ mất một mảnh và để lộ ra một số cuộn giấy cói cổ được bọc bằng giấy da.

Chiếc vại đất sét bị cuốc của Samman làm vỡ mất một mảnh và để lộ ra một số cuộn giấy cói cổ được bọc bằng giấy da (Ảnh chụp màn hình)
Chiếc vại đất sét bị cuốc của Samman làm vỡ mất một mảnh và để lộ ra một số cuộn giấy cói cổ được bọc bằng giấy da (Ảnh chụp màn hình)

Mặc dù là một nông dân, nhưng chỉ nhìn qua Samman cũng biết đây là những tài liệu cổ. Vì vậy, anh ngừng đào, nhanh chóng đặt vại đất sét lên xe lừa, lái xe đến văn phòng di tích văn hóa địa phương. Cán bộ Cục Di tích Văn hóa lấy các đồ vật trong vại ra và đếm, có 13 cuốn sách cổ và bản viết tay làm bằng da và giấy cói. Khi mở ra xem, tất cả các sách đó đều viết bằng tiếng Ai Cập cổ đại - gọi là Coptic. Chữ viết này có từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và trở nên rất phổ biến. Sau thế kỷ 16, nó đã hoàn toàn biến mất khỏi Ai Cập.

Cán bộ Cục Di tích Văn hóa cũng chỉ biết đại khái đây là chữ Coptic, nhưng họ không thể giải mã được nội dung chi tiết, bởi vì nó là đồ cổ. Cục di tích văn hóa nhanh chóng chụp hình lại và đưa ảnh vào viện bảo tàng. Hai năm sau, một người đàn ông tên Jean Doresse đã đến Cục Di tích Văn hóa. Ông giới thiệu bản thân là một chuyên gia về Lịch sử Cơ đốc giáo sơ khai. Sau khi xem một số hình ảnh từ bảo tàng, ông tin rằng 13 cuốn sách cổ này là một phần của các bản Phúc âm cổ đại. Mục đích chuyến thăm này của Doresse là mong giải mã những cuộn sách cổ mà người nông dân Samman phát hiện. Cục Di tích Văn hóa rất mừng vì đang lo không tìm được ai giải mã những sách cổ. Họ đã gửi tất cả ảnh cho Doresse.

Jean Doresse - một chuyên gia về Lịch sử Cơ đốc giáo sơ khai (Ảnh chụp màn hình)
Jean Doresse - một chuyên gia về Lịch sử Cơ đốc giáo sơ khai (Ảnh chụp màn hình)

Hơn mười năm sau, bài báo nghiên cứu đầu tiên của Doresse được xuất bản đã gây chấn động thế giới.

Phát hiện của Doresse

13 cuốn sách này được viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ 2 và thứ 4 sau Công nguyên. Trong đó, chứa sách Phúc âm của Cơ Đốc giáo thời đầu, Chủ nghĩa thần bí và tiên tri ngày tận thế.

Từ những tài liệu này, Doresse tìm thấy một cái tên duy nhất: Gnosticism (thuyết Ngộ Đạo). Gnostics phát sinh vào khoảng cuối thế kỷ 1 sau Công nguyên, sau khi Chúa Giê-su chịu nạn. Nó cùng Kitô giáo sơ khai có nguồn gốc sâu xa, nhưng có hệ thống riêng biệt.

Một số Kitô hữu ban đầu đã bước chân trên hai chiếc thuyền, tuyên bố tín phụng thuyết Ngộ Đạo. Giáo phái Ngộ Đạo này đã được bao phủ trong một bầu không khí bí ẩn giữa các tổng giám mục Kitô giáo thời kỳ đầu. Chẳng hạn như Tổng giám mục Lyon vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên - Irenaeus, từng đề cập tới cái tên Gnostics trong những dịp khác nhau, nhưng gọi nó là dị giáo. Phần lớn các tài liệu Kitô giáo ban đầu đã bác bỏ phái Ngộ Đạo.

Chẳng hạn như Tổng giám mục Lyon vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên - Irenaeus, từng đề cập tới cái tên Gnostics trong những dịp khác nhau, nhưng gọi nó là dị giáo (Ảnh chụp màn hình)
Chẳng hạn như Tổng giám mục Lyon vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên - Irenaeus, từng đề cập tới cái tên Gnostics trong những dịp khác nhau, nhưng gọi nó là dị giáo (Ảnh chụp màn hình)

Thuyết Ngộ Đạo này ra đời như thế nào? Tương truyền, người sáng lập ra nó là một người đàn ông tên là Simon. Simon này không phải là một trong 12 môn đệ của Chúa Giê-su, mà là một pháp sư. Trong “Kinh thánh- Công vụ Tông đồ”, có kể một câu chuyện sống động.

Vì để chứng minh phe của Simon đi lệch lạc, Peter đã quyết định đấu pháp với Simon. Cả hai đã chọn đấu pháp ở Rome. Những người La Mã thích náo nhiệt đều vây đến xem. Ban đầu, Simon vận dụng thần thông, bay lên trời, rất đắc ý nhìn Peter thách thức. Không ngờ, Peter vô cùng bình tĩnh, chỉ nghe ông hô lớn một tiếng: “Nhân danh Chúa Giê-su của ta, ra lệnh cho các linh hồn trong không khí ngừng giúp đỡ Simon”. Kết quả là chân của Simon mềm nhũn ra, từ độ cao hơn chục mét rơi xuống đất.

Đám đông kinh ngạc, cảm thán rằng, hoá ra giáo chủ chính giáo mới là mạnh nhất. Câu chuyện này nghe có vẻ rất tích cực. Nhưng những nhà nghiên cứu Kinh Thánh hiện đại lại có nhiều hoài nghi. Họ nghĩ Peter có lẽ đã không đến Rome. Vì Peter là một ngư dân, có trình độ giáo dục không cao, chỉ biết ngôn ngữ địa phương của Palestine, không chắc có thể du hành tới các vùng nói tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Một sứ đồ khác, Thánh Paul Tông đồ, biết nói tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh đã đi qua nơi này. Vì vậy, ông ấy đã có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình ở Rome.

Vị Simon ở đây có phải là pháp sư không? Hiện vẫn không có cách nào để xác minh. Trong một thời gian dài, các nhà sử học chỉ đọc được một chút liên quan tới Gnostics từ các tác phẩm của nhà Thần học Cơ đốc giáo nổi tiếng Hippolytus vào đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.

Trong một thời gian dài, các nhà sử học chỉ đọc được một chút liên quan tới Gnostics từ các tác phẩm của nhà Thần học Cơ đốc giáo nổi tiếng Hippolytus vào đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên (Ảnh chụp màn hình)
Trong một thời gian dài, các nhà sử học chỉ đọc được một chút liên quan tới Gnostics từ các tác phẩm của nhà Thần học Cơ đốc giáo nổi tiếng Hippolytus vào đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên (Ảnh chụp màn hình)

Gnostics là một giáo phái phổ biến ở bờ biển Địa Trung Hải vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Từ Gnostics xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là tri ​​thức hoặc tâm linh. Nhưng đến thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau Công nguyên, cùng với việc Kitô giáo đạt được vị trí quyền lực trong Đế chế La Mã, Gnostics biến mất.

Mọi người có thể tưởng tượng, khi những cuộn giấy cói được tìm thấy ở Nag Hammadi, đã gây ra một chấn động lớn như thế nào trong giới Kitô giáo. Người ta chợt nhận ra giáo phái thần bí trong truyền thuyết - Gnostics này thực sự tồn tại. Không chỉ vậy, phần truyền thuyết về Sáng Thế trong phái Gnostics này có một phiên bản rất độc đáo khác với Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.

Cuốn sách nổi tiếng “Sáng thế ký” trong Kinh Thánh ghi lại ngày đầu tiên Đức Chúa Trời sáng tạo thế giới. "Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời và đất. Đất không có hình dạng và trống không, bóng tối bao trùm mặt vực, và Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán: “Phải có ánh sáng,” thì có ánh sáng. Đức Chúa Trời thấy ánh sáng là tốt đẹp. Đức Chúa Trời phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối. Đức Chúa Trời gọi ánh sáng là “ngày,” và bóng tối là “đêm”.

Trong Kinh Thánh, vào ngày đầu tiên sáng thế, việc của Chúa là tạo ra ngày và đêm. Nhưng trong kinh sách của phái Gnostics, nó không đơn giản như vậy (Ảnh chụp màn hình)
Trong Kinh Thánh, vào ngày đầu tiên sáng thế, việc của Chúa là tạo ra ngày và đêm. Nhưng trong kinh sách của phái Gnostics, nó không đơn giản như vậy (Ảnh chụp màn hình)

Vì vậy, tóm lại trong Kinh Thánh, vào ngày đầu tiên sáng thế, việc của Chúa là tạo ra ngày và đêm. Nhưng trong kinh sách của phái Gnostics, nó không đơn giản như vậy.

Một câu chuyện Sáng Thế khác

Trong kinh sách của phái Gnostics, Thần tối cao vĩnh cửu được gọi là Monad. Ngài đã tạo ra vô số các vị Thần trong ánh sáng thần thánh. Tất cả họ đều sống trong vương quốc của ánh sáng. Tất cả sinh mệnh trong vương quốc ánh sáng đều là ánh sáng thiêng liêng vô hình. Điều đó cũng có nghĩa là, những vị Thần này không có hình dạng. Họ được gọi là “Aeon” (vĩnh hằng). Trong đó có một vị Thần tên là Pistis, là Thần sáng tạo trong vương quốc ánh sáng. Pistis có nghĩa là niềm tin.

Tất cả sinh mệnh trong vương quốc ánh sáng đều là ánh sáng thiêng liêng vô hình. Họ không có hình dạng và họ được gọi là “Aeon” (vĩnh hằng) (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi có vương quốc ánh sáng, sẽ bắt đầu tạo thế giới? Chưa, vì đây chỉ là khúc dạo đầu. Phái Gnostics đã viết rằng: “Sau khi thế giới của những người bất tử được hoàn thành từ vô cực, một sinh vật với sự tương đồng này gọi là Sophia, chảy ra từ Pistis. Sinh mệnh này thể hiện mong muốn của mình. Nó hy vọng có thể giống như ánh sáng đầu tiên, và điều ước của nó chợt xuất hiện, trở nên khó hiểu, hình ảnh thiên thể vĩ đại”.

Điều này nghe thực sự rất mơ hồ và khó hiểu? Tóm lại, nó đại khái có nghĩa là Monad đã sáng tạo ra Aeon. Vị Thần chịu trách nhiệm về chức năng sáng tạo trong Aeon tên là Pistis. Pistis đã tạo ra một vị Thần khác tên là Sophia. Sophia là tên dành cho nữ, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là trí huệ. Do đó, đây là một nữ Thần, được sinh ra từ ánh sáng của Pistis.

Sophia là một nữ Thần, được sinh ra từ ánh sáng của Pistis (Ảnh chụp màn hình)
Sophia là một nữ Thần, được sinh ra từ ánh sáng của Pistis (Ảnh chụp màn hình)

Khi Chúa tể tối cao của vũ trụ, Monad, sáng tạo thế giới, không trực tiếp động tay tạo ra vạn sự vạn vật. Đầu tiên, Ngài tạo ra một vương quốc Thần. Sau đó, Thần ở tầng cao hơn tạo ra các vị Thần ở tầng thấp hơn. Cứ như thế hoàn thành nhiệm vụ sáng thế theo từng tầng, từng tầng.

Trong khi Pistis tạo ra Sophia, cũng đã tạo ra một vị Thần khác là Yaldabaoth, hay còn được gọi là Yahweh. Trên Thần phả, Yahweh và Sophia thuộc cùng một thế hệ, nhưng ông không biết Sophia tồn tại. Khi Yahweh ra đời, ông cho rằng mình là chúa tể duy nhất trên thế giới, thậm chí không biết về vương quốc ánh sáng. Với cảnh giới của Yahweh, ông không thể bước vào vương quốc ánh sáng. Nhưng Pistis ban cho Yahweh sức mạnh thống trị thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất, Yahweh chỉ có thể nhìn thấy bản thân mình, nước và bóng tối. Ông bắt đầu tạo ra trời đất.

Như con người chúng ta hiểu, việc sáng thế là vị Thần bên trên tạo ra vị Thần tầng thấp bên dưới, rồi vị Thần bên dưới sẽ tạo ra thế giới. Trong "Sáng thế ký - Kinh Thánh" phiên bản Kitô giáo nói rằng Chúa sáng tạo ra trời đất vạn vật, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, và con người. Rồi đến ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi. Nghe có vẻ như là một công việc dễ dàng.

Việc sáng thế là vị Thần bên trên tạo ra vị Thần tầng thấp bên dưới, rồi vị Thần bên dưới sẽ tạo ra thế giới (Ảnh chụp màn hinh)
Việc sáng thế là vị Thần bên trên tạo ra vị Thần tầng thấp bên dưới, rồi vị Thần bên dưới sẽ tạo ra thế giới (Ảnh chụp màn hinh)

Nhưng trong kinh thư của phái Gnostics thì sự thật không đơn giản như vậy. Đầu tiên, Yahweh tạo ra 7 vị Thần cai trị, với tư cách là trợ thủ của Ngài, và xây dựng một Thiên đường cho mỗi vị Thần vĩ đại, cùng với các Thiên sứ. Như vậy tổng cộng có 7 Thiên đường được tạo ra. Sau khi hoàn thành, Ngài bắt đầu tạo ra vạn sự vạn vật trên trái đất, rồi mới bắt đầu có Adam, tổ tiên đầu tiên của loài người.

Trong “Kinh Thánh - Sáng Thế Ký” của Do Thái giáo và Kitô giáo hoàn toàn đều đã bỏ qua về 7 tầng trời.

Sau khi Yahweh khai thiên tịch địa, sinh ra các chúng Thần thế hệ sau, thấy mọi thứ thật đẹp. Tất cả các vị Thần và Thiên sứ của họ đều khen ngợi và tán dương Ngài. Yahweh bắt đầu có chút tự mãn. Đó là khi vấn đề bắt đầu. Do tự mãn, tự thân Yahweh đã tạo ra những vật chất xấu. Vì vậy, Adam mà ông tạo ra không thể di chuyển được. Lúc này Pistis, cha của Yahweh muốn thức tỉnh Yahweh, nên đã nhờ nữ Thần Sophia, vốn ở trong trạng thái ẩn tích, tạo ra người nữ đầu tiên là Eva. Nữ Thần Sophia mang Eva tới cho Adam. Sophia thổi một luồng khí mới vào mũi Adam, sau đó nói với Adam: “Hãy đứng lên!”. Và Adam đứng dậy, trở thành tổ tiên của loài người.

Sau khi Yahweh khai thiên tịch địa, sinh ra các chúng Thần thế hệ sau, thấy mọi thứ thật đẹp. Tất cả các vị Thần và Thiên sứ của họ đều khen ngợi và tán dương Ngài. Yahweh bắt đầu có chút tự mãn (Ảnh chụp màn hình)
Sau khi Yahweh khai thiên tịch địa, sinh ra các chúng Thần thế hệ sau, thấy mọi thứ thật đẹp. Tất cả các vị Thần và Thiên sứ của họ đều khen ngợi và tán dương Ngài. Yahweh bắt đầu có chút tự mãn (Ảnh chụp màn hình)

Nếu dùng hình ảnh để vẽ phả hệ Thần của Pistis thì sẽ là: Monad tạo ra Pistis; Pistis đã tạo ra Sophia và Yahweh; Yahweh tạo nên bảy tầng trời và Adam (con người đầu tiên bất động); Sophia tạo ra Eva (vợ của Adam) và cứu sống Adam.

Đến đây, hẳn sẽ có độc giả vô cùng bối rối tự hỏi, tại sao Sáng thế ký trong Kinh Thánh có một vị Thần mà giờ đột nhiên lại thành rất nhiều vị Thần, lại còn chia thành nhiều tầng cấp. Trong con mắt của các Kitô hữu sùng đạo ngày nay, câu chuyện Sáng Thế của phái Gnostics rất vô lý và bị xem là dị giáo, xung khắc hoàn toàn với đức tin Kitô giáo. Nhưng nó lại tương ứng chính xác với một số nghi hoặc đã tồn tại trong một thời gian dài của các nhà nghiên cứu “Kinh Thánh”.

Sau khi ngày đầu sáng thế kết thúc, trong năm ngày tiếp theo, Thượng Đế tạo ra trời đất, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, con người cùng tất cả sinh linh. Tới đây là hết chương đầu tiên của Sáng thế ký.

Chương 2 bắt đầu với ba câu đầu kết nối chặt chẽ với phần trước, nói rằng sau khi Chúa hoàn thành việc tạo ra thế giới, đã sắp xếp ngày Sabbat nghỉ ngơi. Câu tiếp theo rất thú vị, nó có ý là lịch sử sáng tạo trời đất, vào ngày đó Chúa tạo nên trời và đất, chính là như thế. Lưu ý chữ “ngày đó” là số ít không phải số nhiều, ý nghĩa dường như nói rằng Chúa đã tạo ra thế giới trong một ngày. Nhưng chẳng phải bên trên đề cập rằng tất cả việc này kéo dài 6 ngày. Vậy rốt cuộc là một ngày hay 6 ngày? Ở đây có xuất hiện một mâu thuẫn. Tiếp theo, “Sáng thế ký” kể chi tiết việc Chúa tạo ra Adam, Eva và câu chuyện Vườn Địa đàng.

“Sáng thế ký” kể chi tiết việc Chúa tạo ra Adam, Eva và câu chuyện Vườn Địa đàng (Ảnh chụp màn hình)
“Sáng thế ký” kể chi tiết việc Chúa tạo ra Adam, Eva và câu chuyện Vườn Địa đàng (Ảnh chụp màn hình)

Một số người tỉ mỉ sẽ nghi ngờ bởi chương đầu tiên đã kể về chuyện Chúa tạo ra loài người, tại sao chương thứ hai kể về sự sáng tạo con người nữa? Rốt cuộc, đây là cùng một câu chuyện hay hai chuyện khác?

Tất nhiên, nhiều người sẽ không nghi ngờ như vậy. Họ cho rằng chương đầu của “Sáng thế ký” chỉ kể khái quát về việc Chúa tạo ra trời đất, vạn vật. Chương thứ hai dành riêng mô tả việc Chúa sáng tạo ra con người và Vườn Địa đàng. Đây chỉ là cách viết phân nhiều tầng lớp. Nhưng một số nhà nghiên cứu kỹ Kinh Thánh đã phát hiện ra rằng, các vị Thần trong chương 1 và 2 của Sáng thế ký có một vài sự khác biệt đáng kể. Thứ nhất, Thần đã tạo ra thế giới và tạo ra Vườn Địa Đàng là hai vị Thần khác nhau. Bởi vì Thần trong chương đầu tiên của Sáng thế ký có tên là Elohim (theo tiếng Do Thái). Lưu ý rằng từ này là số nhiều trong tiếng Do Thái, đề cập đến một nhóm các vị Thần. Còn vị Thần đã tạo ra Vườn Địa Đàng trong chương hai tên là Yahweh, là một vị.

Thứ hai, phong cách sáng tạo của Thần trong hai chương cũng rất khác. Các vị Thần trong chương đầu tiên đã sáng tạo ra rất nhiều thứ, phương pháp được sử dụng là gọi tên. Họ nói ra tên của thứ gì đó, thì có thứ đó. Ví dụ, nếu cần có ánh sáng, ánh sáng liền sinh ra. Sau đó tách ánh sáng ra khỏi bóng tối, vì vậy có ngày và đêm. Chúa nói đất và đại dương phải có sự sống, và mọi thứ đều như vậy. Không cần ra tay làm, Chúa nói gì thì thành như thế.

Các vị Thần trong chương đầu tiên đã sáng tạo ra rất nhiều thứ, họ nói ra tên của thứ gì, thì có thứ đó (Ảnh chụp màn hình)
Các vị Thần trong chương đầu tiên đã sáng tạo ra rất nhiều thứ, họ nói ra tên của thứ gì, thì có thứ đó (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng Chúa trong chương thứ hai của Sáng thế ký hơi khác một chút. Trong chương này, Chúa chủ yếu tạo ra tổ tiên của loài người - Adam và Eva. Chúa truyền sinh mệnh cho họ bằng cách thổi khí vào để họ sống dậy. Chúa còn kiến tạo Vườn Địa đàng, trồng các loại cây, còn sắp xếp để con người ở trong đó. Có thể thấy, ở đây cách làm là cần ra tay, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo.

Vậy tại sao Chúa trong chương đầu tiên và chương hai của Sáng thế ký có sự khác biệt này?

Một số nhà nghiên cứu hiện đại quy kết những vấn đề này là do nguồn tài liệu gốc ban đầu. “Sáng thế ký” là một trong “Ngũ Kinh Moses”. Tác giả là nhà tiên tri người Israel - Moses. Ông sống vào khoảng 3300 năm trước. Tất nhiên Moses không phải là tác giả ban đầu của những câu chuyện này. Vai trò của ông cũng giống như Khổng Tử viết “Thi kinh”. Tất nhiên tác giả những bài thơ trong “Thi Kinh” không phải là chính Khổng Tử. Mà ông là người chỉnh lý và biên soạn nó. Nói cách khác, Moses đã tổng hợp những thần thoại Do Thái cổ xưa lại. Những thần thoại này được truyền miệng lại trong những khoảng thời gian khác nhau. Khi xếp đặt chúng cùng nhau sẽ thấy rõ sự bất đồng giữa chúng.

Moses đã tổng hợp những thần thoại Do Thái cổ xưa, những thần thoại này được truyền miệng lại trong những khoảng thời gian khác nhau (Ảnh chụp màn hình)
Moses đã tổng hợp những thần thoại Do Thái cổ xưa, những thần thoại này được truyền miệng lại trong những khoảng thời gian khác nhau (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, hiện giờ tài liệu của phái Gnostics xuất bản, đã cung cấp cho các học giả những ý tưởng táo bạo hơn. Có lẽ Gnostics đã trực tiếp hấp thụ Thần thoại Sáng Thế sớm hơn Moses. Sau đó, mạch truyện trở thành như sau.

Phiên bản gốc của Thần thoại Sáng Thế là nhiều vị Thần cùng nhau sáng tạo thế giới. Nhưng cả Do Thái giáo và Kitô giáo đều theo thuyết độc Thần. Họ không cho phép nhiều vị Thần cùng tồn tại. Vì vậy theo thời gian, chính quyền tôn giáo của Do Thái giáo và Kitô giáo đã bỏ qua tên của nhiều vị Thần, những tên như Pistis và Sophia đều đã biến mất, mà chỉ để lại Yahweh. Hoặc đôi khi sử dụng hình thức số nhiều mơ hồ để nói việc của các vị Thần. Bảy vị Thần cai quản của Yahweh cũng không được nhắc tới, kể cả về bảy tầng trời cũng không nhắc, chỉ nói về Thiên sứ. Tất cả đều rối tung lên. Tóm lại, mọi người chỉ công nhận Yahweh là vị Thần duy nhất.

Lý do tại sao nói kinh thư phái Gnostics đã lấy Thần thoại Sáng Thế sớm hơn Moses, là vì văn phong của họ thể hiện vũ trụ quan của Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại. Trước Moses, cả Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại đều đã tồn tại các nền văn minh xưa với lịch sử hàng nghìn năm. Vì vậy, thần thoại Sáng Thế của người Do Thái cổ có khả năng gần hơn với Thần thoại của Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại.

Trước Moses, cả Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại đều đã tồn tại các nền văn minh xưa với lịch sử hàng nghìn năm. Vì vậy, thần thoại Sáng Thế của người Do Thái cổ có khả năng gần hơn với Thần thoại của Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại (Ảnh chụp màn hình)
Trước Moses, cả Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại đều đã tồn tại các nền văn minh xưa với lịch sử hàng nghìn năm. Vì vậy, thần thoại Sáng Thế của người Do Thái cổ có khả năng gần hơn với Thần thoại của Ai Cập cổ đại và Ấn Độ cổ đại (Ảnh chụp màn hình)

Bởi vì theo Kinh Thánh, người Do Thái làm nô lệ ở Ai Cập trong 430 năm. Trong khoảng thời gian 400-500 năm, Ai Cập là một nền văn minh phát triển hơn Do Thái, và được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến người Do Thái. Việc xóa tên nhiều vị Thần, đơn giản hóa quá trình Sáng Thế, có lẽ bắt đầu từ Moses. Quá trình Moses dẫn người dân Do Thái ra khỏi Ai Cập cũng là quá trình loại bỏ ảnh hưởng của văn hóa Ai Cập đối với người Do Thái. Việc này có thể đã kéo dài trong một thời gian dài, bắt đầu từ Moses và được các tư tế kế nhiệm ông hoàn thành. Nhưng cuối cùng tất cả đều quy về Moses. Muộn nhất là vào thế kỷ 6 trước công nguyên, việc này đã được hoàn thành xong.

"Sáng thế ký" được Do Thái giáo xem như kinh điển chính, về cơ bản là những gì chúng ta ngày nay thấy. Phái Gnostics có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Việc Moses và những người kế vị của ông xóa bỏ những thần thoại cổ xưa và hoàn thành Ngũ Kinh trong vòng 1.000 năm là điều không quá xa vời. Vì vậy, có khả năng phái Gnostics đã có được Thần thoại nguyên bản trước khi Moses xoá đi.

Nó giống như quay về 1000 năm trước vào đầu thời Bắc Tống. “Tống sử” được hoàn thành vào cuối triều đại nhà Nguyên. Nếu con người hiện đại chúng ta có tài liệu gốc từ triều đại Bắc Tống, hoàn toàn có khả năng viết thêm sử Bắc Tống và nó sẽ gần với sự thật hơn “Tống sử”. Sau khi đã giải mã được chữ giáp cốt, chúng ta biết về lịch sử của triều đại nhà Thương nhiều và chi tiết hơn những người ở triều đại nhà Tần Hán.

Tất nhiên chúng ta không thể đơn giản nói rằng, Gnostics bảo lưu được Thần thoại Sáng Thế cổ đại nguyên gốc tương đương với việc bảo tồn sự thật, còn Moses xóa kinh thư là sai lầm. Bởi vì con người của mỗi thời tập trung vào những nhiệm vụ mỗi thời của riêng họ. Một sự việc chỉ cách vài chục năm mà mỗi người cũng đã có thể có những ký ức khác nhau, thì thời khắc Sáng Thế thực sự thế nào, có lẽ không ai trong chúng ta biết rõ được.

Ý nghĩa của tín ngưỡng không nằm ở khảo cổ học, mà là sự an yên nơi tâm linh và phương hướng cho tương lai.

Theo Wenzhao

Minh Thanh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bí mật Đấng Sáng Thế được tiết lộ trong sách cấm ngàn năm