Biển Thước từng sống tới 400 tuổi? Hé mở sự thật cách Thần y chữa bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đông y rốt cuộc có phải là thuật giang hồ không? Năm 2012, tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc, người ta đã đào quật được một ngôi mộ cổ, tiết lộ sự thật về Thần y Biển Thước trong truyền thuyết.

Lật đổ nhận thức về Đông y

Một số người nói rằng Đông y là tinh tuý của văn hóa Á Đông, một số người khác lại cho rằng đó chỉ là mánh khoé lừa bịp của lang băm. Vậy sự thực rốt cuộc là như thế nào?

Câu chuyện dưới đây được tiến sĩ Hà Vũ kể lại về trải nghiệm của chính gia đình ông. Tiến sĩ Hà lấy bằng tiến sĩ sinh học phân tử ở châu Âu, ông được coi là người có uy tín trong lĩnh vực y học. Vào những năm 1930, cậu của ông họ Lạc, sống ở quận Vạn Châu, thành phố Trùng Khánh.

Cậu Lạc xuất thân trong gia đình giàu có, sở hữu gia nghiệp do tổ tiên truyền lại, nắm trong tay hàng chục ngàn mẫu ruộng màu mỡ. Cậu còn điều hành một cửa hàng bách hóa ở thành phố. Gia đình cậu hưởng cuộc sống tốt dư thừa, vừa có tiền, vừa nhàn nhã.

Vào cuối những năm 1930, cậu Lạc kết hôn. Vợ cậu cũng xuất thân từ gia đình giàu có. Người vợ này có một cậu em trai, cậu em này sở hữu những kỹ năng độc đáo, và là đệ tử chân truyền của một môn phái y học bí ẩn.

Một thời gian sau khi hai anh em trở nên thân thiết, người em vợ thấy anh rể là người có phẩm chất đứng đắn, có tố chất của người học y, nên có ý muốn truyền lại y thuật của mình cho anh. Lúc đó, cậu Lạc trẻ tuổi, đang muốn tận hưởng cuộc sống vô lo, không có hứng thú học y. Nhưng người em vợ tìm mọi cách thuyết phục, cậu Lạc cũng đành đồng ý. Nhưng bởi cậu còn phải quản lý đất đai và cửa hàng của gia đình, nên thực sự không có nhiều thời gian tập trung tâm sức vào học y. Vì vậy, người em vợ suy tính, đắn đo mãi, cuối cùng đã quyết định dạy cậu Lạc những kỹ năng mất ít thời gian học nhất: đó là thuật nắn xương.

Người em rể suy tính, đắn đo mãi, đã quyết định dạy cậu Lạc những kỹ năng trong môn của mình mà mất ít thời gian nhất: đó là thuật nắn xương (Ảnh chụp màn hình)
Người em rể suy tính, đắn đo mãi, đã quyết định dạy cậu Lạc những kỹ năng trong môn của mình mà mất ít thời gian nhất: đó là thuật nắn xương (Ảnh chụp màn hình)

Thuật nắn xương là kỹ thuật nối ghép lại xương bị chấn thương. Nó cũng tương tự như chỉnh hình phương Tây ngày nay, cần dùng một tấm ván để cố định xương, băng lại, v.v. Có điều phương pháp của nó khá đặc biệt, không đắp thạch cao, mà chế loại rượu thuốc bí mật.

Đến năm 1949, người em họ bị xử tử, những ngày hạnh phúc của cậu Lạc cũng đã qua. May mắn thay, trước kia cậu Lạc đã từng bảo vệ thành viên chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc ngầm bị săn lùng, nên cậu được miễn tội chết. Nhưng gia nghiệp không tránh khỏi bị tịch thu hết. Cậu Lạc cùng cả gia đình chuyển vào sống trong túp lều vốn dành cho những tá điền của mình trước kia. Vấn đề đặt ra trước mắt cậu là làm sao để nuôi cả gia đình lớn này. Khi đó, cậu chợt nhớ tới thuật chỉnh xương mà người em vợ truyền dạy cho mình. Vậy là cậu Lạc đã trở thành thầy lang để mưu sinh.

Không ngờ, vừa bắt tay vào hành nghề, cậu Lạc đã khiến ai nấy đều sửng sốt. Những bệnh nhân tới bệnh viện không chữa trị khỏi được, khi đến với ông đều khỏi. Sau này, ông được bệnh viện địa phương mời về làm chính thức, từ đó ông trở thành một bác sĩ khoa chỉnh hình thực thụ, là nhân vật làm nên danh tiếng của bệnh viện.

Cậu Lạc làm việc chăm chỉ tại bệnh viện cho đến khi nghỉ hưu. Nhưng thật tiếc là trước khi qua đời, ông không thu nhận bất kỳ học trò nào để truyền nghề, thậm chí kể cả con ruột của ông. Vì vậy, thuật nắn chỉnh xương độc đáo này đã tuyệt tích.

Trong hàng ngàn năm, trước khi học viện Đông y hiện đại được thành lập, Đông y luôn theo lối đơn truyền. Kỹ thuật chủ yếu được truyền lại trong gia tộc, không mở các lớp giảng dạy. Nhưng điều kỳ lạ là, kể từ thời Đông Hán, Tây Hán trở đi, tại Tứ Xuyên xuất hiện rất nhiều danh y đã đi vào sử sách như Phù Ông, Lý Trụ Quốc, Quách Ngọ... Tại sao Tứ Xuyên lại đặc biệt như thế?

Cuối năm 2012, tuyến tàu điện ngầm số 3 đang được xây dựng tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Khi đội công trình đến thị trấn Thiên Hồi, họ đã tình cờ phát hiện quần thể lăng mộ cổ. Họ lập tức thông báo cho ban ngành di tích văn hóa.

Cuối năm 2012, tuyến tàu điện ngầm số 3 đang được xây dựng tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Khi đội công trình đến thị trấn Thiên Hồi, họ đã tình cờ phát hiện quần thể lăng mộ cổ (Ảnh chụp màn hình)
Cuối năm 2012, tuyến tàu điện ngầm số 3 đang được xây dựng tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Khi đội công trình đến thị trấn Thiên Hồi, họ đã tình cờ phát hiện quần thể lăng mộ cổ (Ảnh chụp màn hình)

Qua điều tra sơ bộ, nhân viên ngành di tích văn hóa xác nhận rằng, đây là một quần thể lăng mộ thời nhà Hán. Sau này nó được đặt tên là mộ Lão Quan Sơn số 3 của nhà Hán. Bộ di tích văn hóa quyết định gấp rút khai quật lăng mộ. Kết quả đã phát hiện được một bí mật gây sốc.

Ngôi mộ của ai?

Đầu tiên là khai quật được bức tượng sơn nâu có vẽ các đường kinh mạch. Bức tượng được bảo quản khá tốt.

Trên mô hình này có vẽ 57 đường kinh mạch, trong đó 52 kinh mạch được phân bố đối xứng, 22 đường kinh mạch màu đỏ và 30 màu trắng. Ngoài ra, còn có 4 đường kinh mạch tròn màu trắng được vẽ trên ngực và bụng. Ở giữa khoang bụng, còn có một đường kinh mạch màu trắng đi lên xuống. Sau đó, người ta còn khai quật được khoảng 1.100 thẻ tre, trên đó viết dày đặc hơn 25.000 chữ về y học. Đội khảo cổ mời các chuyên gia từ Đại học Y học Cổ truyền của thành phố Thành Đô đến thẩm định.

Trên mô hình này có vẽ 57 đường kinh mạch, trong đó 52 kinh mạch được phân bố đối xứng, 22 đường kinh mạch màu đỏ và 30 màu trắng. Ngoài ra, còn có 4 đường kinh mạch tròn màu trắng được vẽ trên ngực và bụng. Ở giữa khoang bụng, còn có một đường kinh mạch màu trắng đi lên xuống (Ảnh chụp màn hình)
Trên mô hình này có vẽ 57 đường kinh mạch, trong đó 52 kinh mạch được phân bố đối xứng, 22 đường kinh mạch màu đỏ và 30 màu trắng. Ngoài ra, còn có 4 đường kinh mạch tròn màu trắng được vẽ trên ngực và bụng. Ở giữa khoang bụng, còn có một đường kinh mạch màu trắng đi lên xuống (Ảnh chụp màn hình)

Vừa nhìn thấy mô hình được khai quật, các chuyên gia vô cùng vui mừng, bởi nó đã phá giải một bí ẩn trong suốt thời gian dài. Trong cổ thư có rất nhiều kinh mạch chỉ được lưu lại tên mà Đông y hiện đại không biết rõ vị trí của chúng ở đâu.

Do học thuyết kinh mạch Đông y phổ biến hiện nay được hình thành từ thời Tùy, Đường, nên chỉ có 12 kinh mạch chính, cộng với kỳ kinh bát mạch, tổng cộng là 37 kinh mạch chủ yếu. Nhưng bức tượng người sơn nâu được khai quật này thực tế lại có 57 kinh mạch. Tên của các kinh mạch mà Đông y ngày nay không tìm thấy vị trí, lại đều được đánh dấu trên đó. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, đây là một mô hình giảng dạy về kinh mạch. Nó thể hiện một cách cụ thể các lý luận kinh mạch trừu tượng của Đông y.

Khi xem xét những thẻ tre, các chuyên gia mạnh dạn suy đoán rằng, đây là cuốn sách y học của Biển Thước trong truyền thuyết. Biển Thước vốn rất nổi tiếng, và sự tích của ông được ghi chép trong cuốn “Sử ký - Biển Thước Thương Công liệt truyện”. Họ của ông không phải là Biển, ông được gọi là Tần Việt Nhân. Nhưng thực ra rất khó biết được liệu đây có phải là tên thật của ông hay không. Bởi vì từ “Việt Nhân”, giống như tên gọi quê quán hơn. “Tần Việt Nhân” dường như để chỉ một người họ Tần đến từ nước Việt. Có lẽ vì y thuật tinh thâm của ông mà mọi người tôn ông là Biển Thước, ý nghĩa là Thần y.

Biển Thước vốn rất nổi tiếng và hình ảnh của ông được ghi chép trong cuốn “Sử ký - Biển Thước Thương Công liệt truyện” (Ảnh chụp màn hình)
Biển Thước vốn rất nổi tiếng và sự tích của ông được ghi chép trong cuốn “Sử ký - Biển Thước Thương Công liệt truyện” (Ảnh chụp màn hình)

Bởi vì vào thời Hoàng Đế, có truyền thuyết về một vị Thần y, gọi là Biển Thước, bệnh nào đến tay đều trị khỏi.Trong một thời gian khá dài sau đó, tất cả các Thần y đều được gọi là Biển Thước. Tần Việt Nhân Biển Thước, thường hành nghề y ở nước Lô. Vào thời Xuân Thu, nước Lô là một tiểu quốc trong lãnh thổ nước Tề, nằm ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Vì vậy người ta còn gọi ông là thầy thuốc Lô.

Thời trẻ, Biển Thước từng làm tại một quán trọ. Trong thời gian đó ông đã quen biết một bậc kỳ tài, tên là Trường Tang Quân. Đôi mắt tinh tường của Trường Tang Quân đã nhìn ra tố chất của Biển Thước, nên đã lập tức nhận Biển Thước làm đồ đệ

Trường Tang Quân đã hết lòng truyền dạy tất cả những gì ông biết về y thuật cho Biển Thước. Nhờ đó, Biển Thước không chỉ học được phương pháp chẩn mạch vô cùng chuẩn xác, mà còn tinh luyện được một đôi mắt thấu thị nhân thể giống như máy X-quang. Thế nên vào thời đại không có máy siêu âm, máy CT, hay X-quang, Biển Thước vẫn có thể nhìn xuyên qua các cơ quan nội tạng của cơ thể con người, xác định ổ bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Điều này được ghi rõ ràng trong “Sử ký- Biển Thước Thương Công liệt truyện”.

Theo lời dặn của Trường Tang Quân, Biển thước đã uống một loại thuốc bí mật trong 30 ngày, sau đó ông có thể nhìn xuyên qua tường. Con mắt của ông còn có công năng nhìn xuyên thấu, thấy được các ổ bệnh của các cơ quan nội tạng người. Nó thực sự là máy X-quang, máy CT bằng mắt người.

Con mắt của Biển Thước còn có công năng xuyên thấu, nhìn được các ổ bệnh của các cơ quan nội tạng người. Nó thực sự là máy X-quang, máy CT bằng mắt người (Ảnh chụp màn hình)
Con mắt của Biển Thước còn có công năng xuyên thấu, nhìn được các ổ bệnh của các cơ quan nội tạng người. Nó thực sự là máy X-quang, máy CT bằng mắt người (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi luyện được các kỹ năng này, Biển Thước bắt đầu chu du liệt quốc hành nghề y tế thế. Chẳng mấy chốc danh tiếng của ông bay xa.

Trong “Sử Ký” có ghi chép về một số ca chữa bệnh nổi tiếng của Biển Thước.

Trường hợp đầu tiên là chữa trị cho Thái tử của nước Quắc. Chuyện kể rằng, ngày đầu Biển Thước và các đệ tử của ông đến nước Quắc, họ được thông báo đã đến trễ, Thái tử đã qua đời vào buổi sáng. Biển Thước chậm rãi hỏi thăm quan thị tòng của Thái tử. Sau khi nắm được tình hình, ông bình tĩnh nói: “Không, Thái tử chưa chết, điện hạ chỉ bị hôn mê sâu”.

Nhìn thấy sự hoài nghi hiện rõ trên khuôn mặt của quan thị tòng, Biển Thước cười bảo ông ta chuyển tin báo cho Quắc Vương. Mặc dù nhà vua cũng không tin, bởi con trai đã ngưng thở ngay trước mắt ông, làm sao có thể nói là không chết? Nhưng dù sao, vị đại phu này nói dễ nghe, khiến nhà vua được an ủi đôi chút, nên ngài quyết định ‘còn nước còn tát’, và cho mời Biển Thước tới nơi làm tang lễ. Tới nơi, bản thân Biển Thước không hề động tay, mà hướng dẫn học trò châm kim tại huyệt Bách hội của Thái tử. Quả nhiên rất nhanh sau đó Thái tử đã tỉnh lại.

Từ đó, danh tiếng Thần y Biển Thước có thể khiến người chết sống lại lan rộng. Nhưng ông không vì thế mà đề cao bản thân. Khi người khác ca ngợi ông thần kỳ, ông đều lắc đầu nói rằng, thực tế, Thái tử nước Quắc không chết, nếu là người chết thật thì không thể cứu được.

Trường hợp thứ hai là Biển Thước gặp Thái Hoàn Công. Câu chuyện này chính là nguồn gốc của thành ngữ “huý tật kỵ y” (ý nghĩa là che giấu bệnh tật, không muốn để thầy thuốc khám ra; còn ngụ ý là giấu giếm khuyết điểm để tránh bị chê trách). Hoàn Hầu là quân vương của nước Tề, nhưng không phải Tề Hoàn Công Khương Tiểu Bạch, một trong Ngũ bá thời Xuân Thu, mà là Điền Ngọ, vị vua thứ ba của nước Tề, sau khi họ Điền thay thế họ Tề làm vua.

Chuyện kể rằng khi gặp Hoàn Hầu, Biển Thước đã nhìn kỹ và xem xét hai con mắt của vị vua này. Rồi ông nhíu mày và thốt ra: “Quân hầu, ngài bị bệnh, chỗ bị bệnh ở giữa da và thịt, nếu không chữa trị bệnh sẽ nặng thêm".

Hoàn Hầu Điền Ngọ nghe vậy, sắc mặt trầm xuống, trả lời thẳng một câu: “Quả nhân cảm thấy rất khoẻ, ăn uống rất ngon miệng, trong lòng không vướng bận gì, tiên sinh chẩn đoán nhầm rồi”.

Biển Thước lắc đầu, không nói thêm gì, rồi lùi xuống. Hoàn Hầu quay đầu lại và nói với quần thần bên cạnh: “Không có bệnh, mà Biển Thước lại cứ nói là có bệnh, sau này ông ta lại bảo là đã chữa trị khỏi cho ta, đi khoe khoang với kẻ khác”.

Câu chuyện Biển Thước gặp Tề Hoàn Công chính là nguồn gốc của thành ngữ “huý tật kỵ y” (Ảnh chụp màn hình)
Câu chuyện Biển Thước gặp Tề Hoàn Công chính là nguồn gốc của thành ngữ “huý tật kỵ y” (Ảnh chụp màn hình)

Năm ngày sau, Biển Thước gặp lại Hoàn Hầu. Ông lại nói: “Bệ hạ, ngài bị bệnh”.

Hoàn Hầu nghe vậy rất tức giận. Biển Thước không để ý tới nét mặt của Hoàn Hầu, lại tiếp tục nói: “Bệnh nằm trong tĩnh mạch của ngài, nếu không chữa sẽ nặng thêm”.

Hoàn Hầu nén cơn thịnh nộ, kiên quyết nói: “Quả nhân không có bệnh, quả nhân không có bệnh. Ông nhìn nhầm rồi”.

Biển Thước lại lắc đầu, không nói một lời, rồi rời đi.

Vài ngày sau, Biển Thước gặp lại Hoàn Hầu và ông vẫn mở đầu bằng câu nói ấy: “Bệ hạ, ngài bị bệnh, bệnh giữa dạ dày và ruột. Nếu không được điều trị, nó sẽ trở nên nguy kịch hơn”.

Hoàn Hầu lần này phất tay áo, không buồn nói thêm gì, bỏ đi.

Lại vài ngày sau, Biển Thước nhìn thấy Hoàn Hầu từ xa. Nhưng lần này Biển Thước không nói gì nữa mà quay người bỏ đi. Hoàn Hầu cảm thấy kỳ quái, liền phái thị vệ đi theo Biển Thước để hỏi. Biển Thước nói với thị vệ rằng: “Khi vùng bệnh của quân hầu ở giữa da và thịt, xoa nóng sẽ giải quyết được vấn đề, khi bệnh ở huyết mạch thì châm cứu cũng có thể điều trị được, khi bệnh ở trong dạ dày và ruột, dùng rượu thuốc còn có thể làm được. Nhưng giờ bệnh đã ăn sâu vào xương tuỷ, thì đã thuộc vào phạm vi quản hạt của Thần số mệnh. Tôi không có cách nào nữa”.

Ẩn ý của câu này là nhà vua sắp chết và Biển Thước không thể giúp gì được. Không lâu sau, quả nhiên Hoàn Hầu đổ bệnh. Ông ta sai người đi tìm Biển Thước khắp nơi nhưng không thể tìm thấy. Biển Thước đã bỏ đi. Rồi chẳng lâu sau, Hoàn Hầu thực sự chết vì bệnh.

Việc này đã chứng minh cho những gì Biển Thước nói, rằng thầy thuốc chỉ có thể kê đơn trị bệnh, nhưng không thể khiến người chết sống lại.

Biển Thước hoán đổi tim

Ngoài bản sự thấu thị, sở hữu con mắt như máy X-quang, Biển Thước còn có một kỹ năng đặc biệt gọi là thuật hoán đổi tim. Trong “Liệt Tử - Thang vấn thiên” cũng kể về một trường hợp khá ly kỳ. Biển Thước cho một người tên là Công Hỗ và một người tên là Tề Anh uống rượu thuốc mê. Hai người ngủ say ba ngày. Trong ba ngày này, Biển Thước mở lồng ngực của họ và hoán đổi tim của hai người cho nhau, ngày nay gọi là phẫu thuật ghép tim. Sau đó ông khâu ngực họ lại, cho hai người uống một loại thần dược. Sau khi cả hai thức dậy, cảm giác như không có gì xảy ra, dường như là họ chỉ ngủ trong vài ngày. Thế là hai người phất tay áo, tạm biệt Thần y, ai về nhà nấy.

Biển Thước cho một người tên là Công Hỗ và một người tên là Tề Anh uống rượu thuốc mê. Hai người ngủ say ba ngày. Trong ba ngày này, Biển Thước mở lồng ngực của họ và hoán đổi tim của hai người cho nhau (Ảnh chụp màn hình)
Biển Thước cho một người tên là Công Hỗ và một người tên là Tề Anh uống rượu thuốc mê. Hai người ngủ say ba ngày. Trong ba ngày này, Biển Thước mở lồng ngực của họ và hoán đổi tim của hai người cho nhau (Ảnh chụp màn hình)

Nhưng sau đó xảy ra một rắc rối. Công Hỗ đi về nhà Tề Anh, gọi vợ Tề Anh là vợ mình. Còn Tề Anh lại về nhà Công Hỗ, gọi vợ Công Hỗ là vợ mình. Hai người vợ vô cùng sợ hãi. Thế là xảy ra tranh chấp, thậm chí còn đâm đơn kiện lên quan phủ. Cuối cùng khi Biển Thước ra làm chứng, nói rõ sự tình, vụ kiện mới được giải quyết.

Trường hợp cấy ghép tim cổ đại này nghe có vẻ huyền hoặc, nhưng nó đã nói lên một điều mà y học hiện đại cũng đã phát hiện ra. Đó là trái tim cũng có mang theo đặc điểm và ký ức riêng của bản thân mỗi người. Nó không giống như một con vít được sản xuất hàng loạt, thay đổi thì không có vấn đề gì.

Vì vậy, ngày nay những người sau khi trải qua cấy ghép tim thường có thay đổi lớn về tính cách. Chẳng qua nó không kịch tính giống như trong câu chuyện trên. Vậy tại sao hai người này lại yêu cầu Biển Thước đổi tim? Trên thực tế, Biển Thước đã mời họ tới tham gia vào điều trị thử nghiệm, thông qua việc đổi tim để bù đắp cho họ những nhược điểm trong tính cách cá nhân.

Vị danh y thời Xuân Thu này đã tung hoành khắp nơi, nhưng kết cục cuối cùng lại rất thê lương. Vào cuối thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Biển Thước đến nước Tần trị bệnh cho Tần Vũ Vương. Nhưng vì y thuật của ông quá cao siêu, khiến cho Lý Ê - vốn là Thái y của nước Tần sinh lòng đố kỵ, và đã sai người ám sát Biển Thước.

Nhắc tới đây, có người đặt câu hỏi rằng, mặc dù những trường hợp trị bệnh này được Thái Sử Công viết một cách rất chân thực và sống động. Nhưng chúng đã xảy ra từ năm 715 TCN tới năm 310 TCN. Đó là quãng thời gian 400 năm. Lẽ nào vị Thần y này đã sống 400 tuổi? Dù không thể loại trừ khả năng này, nhưng phỏng đoán này khiến người ta không khỏi sốc.

Và một lời giải thích khác dễ dàng được tiếp nhận hơn, đó là tất cả những danh y được gọi là Biển Thước, trên thực tế, tất cả họ đều thuộc cùng một môn phái. Tất cả những y thư và y thuật của phái này đều được truyền lại hết cho đệ tử. Vì vậy, trong các thời đại khác nhau đều xuất sinh ra những Thần y. Họ đều được gọi là Biển Thước. Cuối cùng khiến cho cả sử gia Tư Mã Thiên không biết rõ ai là ai, và thống nhất gọi chung như vậy.

Nhưng trong dòng sông dài của lịch sử, không chỉ y thư của phái Biển Thước biến mất, mà những thuật ngữ y học được lưu truyền trong phái này cũng không tìm được rõ hàm nghĩa. Điều này làm cho Đông y sau này rất bối rối. Đó là lý do tại sao, các chuyên gia từ Đại học Đông y ở Thành Đô hào hứng phỏng đoán thẻ tre được khai quật từ ngôi mộ Hán ở Thành Đô, có thể là cuốn y thư thất lạc của Biển Thước. Tất nhiên đó không phải là phỏng đoán ngẫu nhiên, mà là có cơ sở.

Trong số các thẻ tre đã được sắp xếp, chữ “tệ tích viết” xuất hiện 5 lần. Trong các tài liệu sau này, “Tệ Tích” là để chỉ Biển Thước (Ảnh chụp màn hình)
Trong số các thẻ tre đã được sắp xếp, chữ “tệ tích viết” xuất hiện 5 lần. Trong các tài liệu sau này, “Tệ Tích” là để chỉ Biển Thước (Ảnh chụp màn hình)

Chứng cứ đầu tiên là, trong số các thẻ tre đã được sắp xếp, chữ “tệ tích viết” xuất hiện 5 lần. Trong các tài liệu sau này, “Tệ Tích” là để chỉ Biển Thước. Vì vậy, những thẻ tre này được viết trực tiếp bằng giọng văn của Biển Thước.

Chứng cứ thứ hai là trong "Biển Thước truyện ký", Tư Mã Thiên đã ca ngợi rằng: “Chí kim thiên hạ ngôn mạch giả, do Biển Thước dã”. Ý nghĩa là các đại phu chẩn mạch trên thế giới ngày nay, kỹ thuật của họ đều xuất phát từ phái của Biển Thước.

Biển Thước đương nhiên là ông tổ của chẩn mạch. Và trên thẻ tre khai quật được ở Thiên Hồi cũng nói về các nguyên tắc chẩn mạch và châm cứu. Điều quan trọng nhất là nó nói cụ thể về nội dung chẩn mạch ngũ sắc. Đông y sau này gọi chẩn mạch là bắt mạch. Thầy thuốc đặt ngón tay của mình trên cổ tay của bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, nói về tình trạng mạch… đều là dùng xúc giác.

Trung y sau này gọi chẩn mạch là bắt mạch. Thầy thuốc đặt ngón tay của mình trên cổ tay của bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, nói về tình trạng mạch… đều là dùng xúc giác (Ảnh chụp màn hình)
Đông y sau này gọi chẩn mạch là bắt mạch. Thầy thuốc đặt ngón tay của mình trên cổ tay của bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, nói về tình trạng mạch… đều là dùng xúc giác (Ảnh chụp màn hình)

Vậy chẩn mạch ngũ sắc thì sao? Trên thẻ tre trong ngôi mộ nhà Hán ở Thành Đô có nói rằng: “Ngũ sắc thông thiên, mạch chi xuất nhập dữ ngũ sắc tương ứng dã”. Ý nghĩa là 5 loại màu sắc kết nối với trời, mạch đập, hơi thở ra vào đều liên quan với 5 màu sắc.

Năm màu sắc trong Đông y để chỉ: khí ở tim màu đỏ, khí ở phổi màu trắng, khí ở gan màu xanh, khí ở dạ dày màu vàng, khí ở thận màu đen. Đó là ngũ sắc đỏ, trắng, xanh, vàng, đen. Chẩn mạch ngũ sắc hoạt động như thế nào? Đáng tiếc là các thẻ tre hiện đang được phục hồi, chủ yếu là những luận thuật mang tính triết lý, còn thao tác ra sao vẫn là bí ẩn.

Theo nguyên ý của “Sử ký”, thì Biển Thước quả thực dùng mắt để chẩn mạch ngũ sắc. Về chẩn mạch, nguyên văn của “Sử Ký” viết: “Đặc dĩ chẩn mạch vi danh nhĩ”. Nó có nghĩa là nếu không chạm vào tay bệnh nhân, họ sẽ không tin, không yên tâm, nên Biển Thước chỉ làm như thế cho phù hợp với cái tên chẩn mạch. Thực ra Thần y không cần dùng tay để bắt mạch.

Chẩn mạch ngũ sắc là nét đặc trưng của phái y học Biển Thước. Nếu như thẻ tre trong lăng mộ Hán ở Thành Đô có nội dung về khía cạnh này, các chuyên gia khá chắc chắn rằng, đây nhất định là y thuật của Biển Thước.

Chẩn mạch ngũ sắc là nét đặc trưng của phái y học Biển Thước. Nếu như thẻ tre trong lăng mộ Hán ở Thành Đô có nội dung về khía cạnh này, các chuyên gia khá chắc chắn rằng, đây nhất định là y thuật của Biển Thước (Ảnh chụp màn hình)
Chẩn mạch ngũ sắc là nét đặc trưng của phái y học Biển Thước. Nếu như thẻ tre trong lăng mộ Hán ở Thành Đô có nội dung về khía cạnh này, các chuyên gia khá chắc chắn rằng, đây nhất định là y thuật của Biển Thước (Ảnh chụp màn hình)

Kể từ 2012, Đại học Y dược Thành Đô đã bắt đầu việc phân loại và phục hồi thẻ tre. Công việc này khá nặng nhọc và đầy thách thức, bởi vì trật tự của các thẻ tre đã bị xáo trộn, có nhiều phần bị thiếu, nhiều ký tự trong thời cổ đại được viết khác với ngày nay, cần phải sắp xếp lại. Hơn nữa còn cần phải xác minh nguồn gốc của những câu nói khác nhau. Trên thực tế, đó là công việc giải mã và diễn giải.

Trong thời đại viết chữ lên thẻ tre, vì cần phải khắc chữ bằng dao, để tiết kiệm sức lao động và vật liệu, người xưa đã dùng cách nói ngắn, thường rút gọn các từ, nhiều từ và nét bị lược bỏ. Điều này khiến cho việc giải mã càng thêm khó khăn.

Sau hơn 6 năm miệt mài, đến năm 2019, công việc này cuối cùng cũng có manh mối. Các thẻ tre bao gồm tổng cộng 8 loại sách y, và hiện nay đã sắp xếp được một phần, bao gồm cả “Mạch thư - Thượng Kinh”, “Mạch thư - Hạ Kinh”, “Kỳ khái thuật” và “Ngũ sắc chẩn” được ghi trong “Sử Ký”.

Các thẻ tre bao gồm tổng cộng 8 loại sách y và hiện nay đã sắp xếp được một phần, bao gồm cả “Mạch thư- Thượng Kinh”, “Mạch thư- Hạ Kinh”, “Kỳ khái thuật” và “Ngũ sắc chẩn” được ghi trong “Sử Ký” (Ảnh chụp màn hình)
Các thẻ tre bao gồm tổng cộng 8 loại sách y và hiện nay đã sắp xếp được một phần, bao gồm cả “Mạch thư- Thượng Kinh”, “Mạch thư- Hạ Kinh”, “Kỳ khái thuật” và “Ngũ sắc chẩn” được ghi trong “Sử Ký” (Ảnh chụp màn hình)

Vào năm 2022, các nhà nghiên cứu đã tập hợp những thẻ tre được chỉnh lý lại và xuất bản thành cuốn sách, mang tựa đề “Thiên Hồi y giản”. Hiện các chuyên gia đã xác định và khẳng định rằng, dự đoán ban đầu của họ là đúng

Những sách y học này được viết bởi người đứng đầu phái Biển Thước vào thời nhà Hán - Thương Công. Ông được gọi là Thuần Vu Ý, là người quản lý vựa lúa ở thủ đô nước Tề vào đầu thời nhà Hán. Nhóm nghiên cứu tin rằng, Biển Thước - Tần Việt Nhân, được ghi trong “Sử ký”, hẳn phải là tổ tiên của Thương Công.

Nhưng các chuyên gia vẫn còn một câu hỏi là: Thương Công qua đời vào thời Hán Cảnh Đế, còn ngôi mộ nhà Hán ở Thiên Hội, Thành Đô là lăng mộ của thời kỳ Hoàng đế Hán Vũ Đế. Khoảng cách giữa hai thời kỳ này tới vài thập kỷ. Do đó, người viết những thẻ tre này chắc chắn không phải Thương Công.

Vậy người đó là ai? Các chuyên gia suy đoán, rất có khả năng người này là đệ tử trực tiếp của Thương Công, sau đó tiến vào đất Thục. Cơ sở chính cho dự đoán này là tám cuốn sách y học được biên soạn từ các thẻ tre, bao gồm “Mạch Thư - Thượng Kinh”, “Mạch Thư - Hạ Kinh”, “Hòa tề thang pháp”... về cơ bản bao gồm tất cả các lĩnh vực y học của Thương Công.

Vậy nên ắt hẳn phải là hậu duệ y học của Biển Thước đã đưa học thuyết của môn phái mình một cách hoàn chỉnh vào trong nước Thục. Các chuyên gia cảm thán rằng, sở dĩ từ xưa tới nay nước Thục nổi danh về y học là vì phái y học của Biển Thước đã được lưu truyền tới nơi đây.

Theo Wenzhaostudio

Minh Thanh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Biển Thước từng sống tới 400 tuổi? Hé mở sự thật cách Thần y chữa bệnh