Biểu tượng chữ Vạn nghĩa là gì, chữ Vạn cổ xưa nhất xuất hiện ở đâu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên chiếc bát gốm cổ của người Sumer thuộc Đế quốc Ba Tư cổ đại (Iran ngày nay) có biểu tượng chữ Vạn, tức là sớm hơn sự ra đời của Phật giáo 3500 năm, tức cách ngày nay khoảng 6000 năm. Biểu tượng chữ Vạn còn xuất hiện ở các nền văn minh cổ châu Mỹ, châu Phi. Tuy nhiên chữ Vạn cổ đại nhất được phát hiện ở các di tích, cổ vật vùng Đông Âu.

Hiện vẫn có một số người khi nhìn thấy biểu tượng chữ Vạn "卍" thì cho rằng đó là biểu tượng của Hitler, của Đức Quốc Xã, là biểu tượng của diệt chủng, tàn sát người Do Thái. Tuy nhiên phần lớn mọi người cho rằng đó là biểu tượng của Phật giáo, và xuất hiện khá nhiều trên các tượng Phật. Người Việt phân biệt khá rõ hai biểu tượng này, và đọc là Vạn với biểu tượng của Phật, đọc là Thập ngoặc với biểu tượng của Hitler. Tuy nhiên người phương Tây không phân biệt rõ hai biểu tượng này, và đều đọc là Swastika.

Phù hiệu chữ Vạn "卍" đã tồn tại phổ biến từ hàng nghìn năm trước. Vì chữ Vạn "卍" tượng trưng cho cát tường như ý, cho nên Hitler đã lấy trộm để dùng, hy vọng sử dụng nó nhằm tạo sự nổi tiếng cho Đảng Quốc xã.
Phù hiệu chữ Vạn "卍" đã tồn tại phổ biến từ hàng nghìn năm trước. Vì chữ Vạn "卍" tượng trưng cho cát tường như ý, cho nên Hitler đã lấy trộm để dùng, hy vọng sử dụng nó nhằm tạo sự nổi tiếng cho Đảng Quốc xã. (Getty)

Nhưng một vấn đề là, Phật giáo ra đời mới trên 2500 năm do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ở Ấn Độ cổ, còn biểu tượng chữ Vạn này ngoài Phật giáo ra còn tìm thấy ở Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và tôn giáo cổ xưa hơn là Bà La Môn giáo, có trước Phật giáo khoảng gần 2000 năm.

Người ta còn phát hiện ra chữ Vạn đã xuất hiện ở vùng văn minh Lưỡng Hà. Trên chiếc bát gốm cổ của người Sumer thuộc Đế quốc Ba Tư cổ đại (Iran ngày nay) có biểu tượng chữ Vạn, tức là sớm hơn sự ra đời của Phật giáo 3500 năm, tức cách ngày nay khoảng 6000 năm. Biểu tượng chữ Vạn còn xuất hiện ở các nền văn minh cổ châu Mỹ, châu Phi.

Chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn trong các kiến trúc và đồ gồm cổ trong các nền văn hóa La Mã, Hy Lạp, châu Á và các nền văn hóa khác (Nguồn: minghui.org)

Tuy nhiên chữ Vạn cổ đại nhất được phát hiện ở các di tích, cổ vật vùng Đông Âu. Các biểu tượng chữ Vạn trên bia mộ thành Troy và Illyria cổ đại, từ Dalmatia, Herzegovina, Bosnia đến Montenegro, trên bức khảm La Mã ở Salona, trên bia mộ Illyria ở Zenica từ thời Hoàng đế Constantine Đại đế, và trên bình Illyria ở Istria. Những biểu tượng chữ Vạn cổ nhất được tìm thấy ở Đông Âu ở các nước Slavơ như ở Romania (trước đây là Slavơ) có tuổi đời 7000 năm, ở Serbia 8000 năm tuổi, và ở Ukraine ngày nay, biểu tượng lâu đời nhất đã hơn 10.000 năm tuổi và đã được đề cập đến trên các bia mộ từ thời đó thành Troy.

Chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn trên bia mộ thành Troy và Illyria cổ đại
Chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn trên bia mộ thành Troy và Illyria cổ đại
Chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn trên bia mộ thành Troy và Illyria cổ đại
Chữ Vạn
Biểu tượng chữ Vạn trên bia mộ thành Troy và Illyria cổ đại

Ở các dân tộc Slavơ, đặc biệt là người Nga, chữ Vạn là một phần của trang phục dân gian và biểu tượng và con dấu của quốc gia Nga.

Chữ Vạn
Ở các dân tộc Slavơ, đặc biệt là người Nga, chữ Vạn là một phần của trang phục dân gian
Chữ Vạn
Ở các dân tộc Slavơ, đặc biệt là người Nga, chữ Vạn là một phần của trang phục dân gian

Biểu tượng chữ vạn có nguồn gốc lâu đời hàng nghìn thậm chí hàng vạn năm, và xuất hiện ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, nó gắn liền với tín ngưỡng các dân tộc và các nền văn minh cổ xưa. Tuy nhiên người châu Á biến đến phổ biến nhất là từ khi Phật giáo từ Ấn Độ phổ truyền ra khắp châu Á. Do đó mọi người đều coi chữ Vạn "卍" là biểu tượng của Phật gia, hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng".

Khi kinh sách Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, chữ Vạn được dịch qua Hán ngữ là “Cát tường hỉ toàn” hay là “Cát tường hải vân”. Cưu Ma La Thập và Huyền Trang dịch chữ này là ”Đức” (德). Nhưng trong Kinh Thập Địa Luận thì Bồ Đề Lưu Chi của Bắc Nguỵ (thế kỷ thứ 6) lại dịch thành chữ Vạn (萬). Trong hai năm trị vì, Võ Tắc Thiên quyết định đọc phù hiệu 卍 này là Vạn, có nghĩa là nơi tập trung cát tường vạn đức. Sau đó ký hiệu 卍 cũng được sử dụng như là một chữ Hán.

Trung Hòa

 



BÀI CHỌN LỌC

Biểu tượng chữ Vạn nghĩa là gì, chữ Vạn cổ xưa nhất xuất hiện ở đâu?