Bộ não đang đánh lừa chúng ta

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà khoa học Jeremy W. Hayward có bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Cambridge. Sau khi có cơ hội tình cờ tiếp xúc với Phật giáo Tây Tạng vào những năm 1960, ông bắt đầu quan tâm sâu sắc đến thế giới tâm linh. Vì vậy, ông bắt đầu nghiên cứu sinh học phân tử, giúp đỡ các Phật tử xây dựng các trường đào tạo thiền định, và hợp tác với Phòng thí nghiệm siêu tự nhiên của Đại học Princeton ở Hoa Kỳ để nghiên cứu về siêu năng lực.

Xem lại phần 1: Thế giới của chúng ta là sống: Nhà khoa học Mỹ viết sách về thế giới tâm linh

Năm 1997, Hayward đã chia sẻ kết quả nghiên cứu nhiều năm của mình qua hình thức bức thư gửi cho con gái. Đó chính là cuốn sách “Những bức thư gửi Vanessa”.

Trong cuốn sách, ông đã nêu ra những hiểu biết của mình về thế giới, chính là thế giới tâm linh và thế giới khoa học có thể cùng tồn tại, chẳng qua chúng chỉ là những thể hiện khác của cùng một thế giới.

Trong phần đầu, chúng ta đã đề cập đến các nàng Tiên, yêu tinh trong thế giới thực, cũng như nguồn gốc của Châu Âu thời trung cổ và khoa học hiện đại. Trong phần này sẽ tiết lộ với các độc giả nhiều nội dung thú vị hơn, đảm bảo sẽ mở rộng tầm mắt cho bạn.

Hiệu ứng cánh bướm

Nhắc đến mùa hè vừa qua, chắc hẳn mọi người không mấy thoải mái. Ngay sau khi dịch bệnh lắng xuống, nắng nóng và hạn hán kéo tới.

Một số người không khỏi đặt câu hỏi, hiện giờ công nghệ tiên tiến như vậy, con người còn có thể tuỳ ý đi ra ngoài không gian vũ trụ, tại sao vẫn khó có thể kiểm soát được vấn đề thời tiết này như vậy? Chẳng phải công nghệ tạo mưa nhân tạo hiện đã rất thành thục rồi sao? Nhưng nó đòi hỏi trên trời phải có mây mới làm mưa được.

Lúc này, các nhà khí tượng học xuất hiện. Họ nói, các bạn đã từng nghe nói về “hiệu ứng cánh bướm” chưa? Nghiên cứu cho thấy một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra lốc xoáy ở Texas một tháng sau đó.

Nghiên cứu cho thấy một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra lốc xoáy ở Texas một tháng sau đó (Ảnh chụp màn hình)
Nghiên cứu cho thấy một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể gây ra lốc xoáy ở Texas một tháng sau đó (Ảnh chụp màn hình)

Mặc dù kết luận này chỉ xuất phát từ kết quả của một thí nghiệm mô phỏng trên máy tính vào năm 1961, nhưng điều này không ngăn cản hiệu ứng cánh bướm được giới khoa học chấp nhận rộng rãi. Bởi vì nó lấp đầy một lỗ hổng trong khoa học, ít nhất là về mặt lý thuyết, đó là cách giải thích những hiện tượng tự nhiên không tuân theo quy luật nào. Trên cơ sở này, lý thuyết hỗn loạn đã được phát triển sau đó, gây nên cơn sốt toàn cầu.

Chúng ta có thể thấy hệ sinh thái của Trái đất là một hệ thống rất không ổn định, một sự kiện nhỏ cũng có thể gây ra tác động rất lớn. Vì vậy, thời tiết diễn biến khó lường là chuyện bình thường. Đương nhiên, chúng ta không có cách nào để ngăn chặn những thảm họa thiên nhiên đó. Ví dụ như trận động đất ở Đường Sơn, Trung Quốc, sóng thần ở Nhật Bản, và những trận hạn hán lớn trong năm nay.

Tuy nhiên, Hayward đã đưa giới thiệu về một hiện tượng “gọi mưa” rất kỳ lạ trong cuốn sách của ông. Don José Matsuwa, một trưởng lão của bộ tộc Huicholes, người dân bản địa Mexico, đã từng mô tả cách thức mang lại một cơn mưa đúng lúc cho trái đất trong khi đang nắng nóng thiêu đốt.

Don José Matsuwa, một trưởng lão của bộ tộc Huicholes, người dân bản địa Mexico, đã từng mô tả cách thức mang lại một cơn mưa đúng lúc cho trái đất trong khi đang nắng nóng thiêu đốt (Ảnh chụp màn hình)
Don José Matsuwa, một trưởng lão của bộ tộc Huicholes, người dân bản địa Mexico, đã từng mô tả cách thức mang lại một cơn mưa đúng lúc cho trái đất trong khi đang nắng nóng thiêu đốt (Ảnh chụp màn hình)

Ông Matsuwa qua đời năm 1990 ở tuổi 110, cuộc đời của ông đầy những huyền thoại. Khi nói về quá trình gọi mưa, ông cho biết, lúc đó họ đang cử hành một nghi lễ cầu phúc, trong buổi lễ, ông đã hát bằng cả trái tim của mình, gửi tình yêu đến năm phương đông nam tây bắc và trung tâm, điều chỉnh mối quan hệ của mình với môi trường để khôi phục lại sự cân bằng. Sau đó, các đám mây bắt đầu tụ tập, và trong vài giờ sau trời bắt đầu mưa lớn. Ông Matsuwa nói rằng tình yêu đã mang mưa đến.

Tuy nhiên, có người nói rằng đây có lẽ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Hayward nói rằng, hành động nhỏ của một con bướm vỗ cánh có thể mang lại một cơn lốc xoáy cách xa hàng ngàn dặm, tại sao những điều như cầu nguyện và ca hát lại không thể mang lại một cơn mưa lớn? Không phải là logic giống nhau sao?

Nói đến đây, Hayward đưa ra thêm một câu chuyện khác về việc cầu mưa ở phương Đông. Đó là câu chuyện của nhà Hán học người Đức Richard Wilhelm kể cho nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung.

Nhà Hán học người Đức Richard Wilhelm (Ảnh chụp màn hình)
Nhà Hán học người Đức Richard Wilhelm (Ảnh chụp màn hình)

Vào đầu thế kỷ trước, Wilhelm đã sống ở Trung Quốc hơn 20 năm, trong thời gian đó ông thường xuyên đi du lịch khắp nơi. Năm đó, ông đến Giao Châu, tỉnh Sơn Đông. Khi đó, Giao Châu bị hạn hán nghiêm trọng, nhiều người chết. Dân làng nhiều lần tìm kiếm hỏi thăm, cuối cùng mời được một cao nhân từ ngọn núi gần đó đến cầu mưa cho họ.

Wilhelm nhìn thấy vị cao nhân này là một ông lão với bộ râu bạc. Sau khi mọi người dùng kiệu đưa ông lão vào một ngôi nhà gỗ nhỏ bên ngoài thành phố, tất cả đều rời đi, không ai quấy rầy ông nữa, và họ cũng không biết ông đang làm gì trong căn nhà. Ba ngày sau, mưa đến kịp thời, thậm chí đồng thời còn có một chút tuyết nhẹ.

Wilhelm đã rất kinh ngạc, lần đầu tiên trong đời ông thấy một người có thể hô mưa gọi gió. Vì vậy, ông đến ngôi nhà gỗ để thăm ông lão. Ngạc nhiên thay, ông già nói: “Tôi chưa bao giờ làm mưa được”.

Vậy vì sao mà mưa lại đến? Ông lão nói rằng, hạn hán xảy ra là do mảnh đất này và con người trên đó không còn ở trong “Đạo” nữa.

Ông lão nói, khi mới đến, dưới ảnh hưởng của họ, tâm trí ông cũng bắt đầu rối loạn. Ông mất ba ngày mới khiến bản thân khôi phục trở lại trạng thái bình thường. Nói đến đây, ông lão cười nhẹ và cho biết: “Rồi sau đó tự nhiên trời đổ mưa”.

Ông lão nói một cách mơ hồ, nhưng Hayward rất dễ dàng hiểu, và nói rằng đây là tư tưởng của người Trung Quốc về “Thiên - nhân hợp nhất”. Con người và thiên nhiên là một, vì vậy việc giải quyết vấn đề của môi trường tự nhiên bắt nguồn từ sự quy chính của chính con người.

Ý tưởng này cũng có trong các nền văn hóa khác. Các nhà luyện kim thuật phương Tây cho rằng, quy luật của vạn vật trong vũ trụ đều là ở con người. Và các thầy cúng trên đảo Indonesia cũng nói rằng, đừng để những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể bạn bộc phát ra ngoài. Vì cơ thể con người là một mô hình thu nhỏ của trái đất, chăm sóc tốt cơ thể của bạn cũng chính là bạn chăm sóc tốt trái đất.

Các thầy cúng trên đảo Indonesia cũng nói rằng, đừng để những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể bạn bộc phát ra ngoài. Vì cơ thể con người là một mô hình thu nhỏ của trái đất, chăm sóc tốt cơ thể của bạn cũng chính là bạn chăm sóc tốt trái đất (Ảnh chụp màn hình)
Các thầy cúng trên đảo Indonesia cũng nói rằng, đừng để những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể bạn bộc phát ra ngoài. Vì cơ thể con người là một mô hình thu nhỏ của trái đất, chăm sóc tốt cơ thể của bạn cũng chính là bạn chăm sóc tốt trái đất (Ảnh chụp màn hình)

Vô ý thức tập thể

Không chỉ Hayward mà Carl Jung cũng thích câu chuyện cầu mưa này, và đã từng nói với người viết tiểu sử của mình rằng, nhất định cần ghi lại câu chuyện này. Carl Jung được coi là một trong những người sáng lập tâm lý học cùng với Freud. Tuy nhiên, trái ngược với khuynh hướng vô Thần của Freud, khuynh hướng thừa nhận sự tồn tại của Thần của Jung có thể liên quan đến đam mê trong suốt cuộc đời của ông đối với Đạo gia Trung Quốc và Phật giáo Tây Tạng.

Carl Jung cũng thích câu chuyện cầu mưa này, và đã từng nói với người viết tiểu sử của mình rằng, nhất định cần ghi lại câu chuyện này (Ảnh chụp màn hình)
Carl Jung cũng thích câu chuyện cầu mưa này, và đã từng nói với người viết tiểu sử của mình rằng, nhất định cần ghi lại câu chuyện này (Ảnh chụp màn hình)

Ví dụ, sau khi xem xét các tôn giáo, Thần thoại, và truyền thuyết trên khắp thế giới, Jung đã đưa ra lý thuyết “vô ý thức tập thể” nổi tiếng. Ông cho rằng tất cả loài người, bất kể họ đến từ nền văn hóa nào, đều có chung mối liên hệ trên bình diện tâm lý, tồn tại ở tầng sâu trong ý thức của chúng ta, được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông gọi ý thức sâu sắc này là vô ý thức tập thể, và tin rằng nó cũng là gốc rễ của tín ngưỡng nhân loại vào sự luân hồi và ký ức tiền kiếp.

Vậy tại sao chúng ta lại có mối liên hệ với các nền văn hóa này? Jung tin rằng các vị Thần, Thiên sứ và ác quỷ trong tất cả các nền văn hóa sống đều trong cùng một cảnh giới, họ cũng có thể được coi là một số năng lượng vô hình và nguyên thủy, họ có khả năng ảnh hưởng đến thế giới con người, câu chuyện của họ được truyền tới nhân gian thông qua các nhà ngoại cảm. Đó là lý do tại sao tất cả các câu chuyện Thần thoại đều có những điểm tương đồng.

Nhưng đối với công chúng, họ lại không thể nhìn thấy hay chạm vào thế giới nơi có các vị Thần và ma quỷ, thì làm sao có thể tin là chúng tồn tại?

Hayward nói, nó giống như gió, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy gió, nhưng chúng ta có thể trải nghiệm sự hiện diện của nó. Chúng ta hãy xem một vài ví dụ sau đây.

Không phải là một sự trùng hợp

Một trong những bệnh nhân của Jung là một cô gái trẻ, có học thức, nhưng tính tình hơi cố chấp, tin vào logic và cái gọi là “lý trí”. Hôm đó, cô gái đó nói với ông rằng, đêm hôm trước cô đã mơ thấy một chiếc trâm cài hình con bọ vàng, và muốn nhờ Jung giải nghĩa giấc mơ.

Ngay khi cô đang nói chuyện, có tiếng va chạm “cộc cộc” từ cửa sổ. Jung đứng dậy, mở cửa sổ, bắt lấy một con bọ, xem xét rồi đặt vào tay cô gái và nói: “Đây là con bọ cánh cứng vàng của cô”.

Cô gái sững sờ khi nhìn thấy con bọ cánh cứng vàng trên tay, vì nó giống hệt với con bọ mà cô đã thấy trong giấc mơ. Con bọ đáng kinh ngạc này đã làm tan rã tâm lý phản kháng trong tư tưởng cô gái, mở rộng trái tim của cô, và bệnh của cô đã nhanh chóng được chữa khỏi.

Cô gái sững sờ khi nhìn thấy con bọ cánh cứng vàng, vì nó giống hệt với con bọ mà cô đã thấy trong giấc mơ (Ảnh chụp màn hình)
Cô gái sững sờ khi nhìn thấy con bọ cánh cứng vàng, vì nó giống hệt với con bọ mà cô đã thấy trong giấc mơ (Ảnh chụp màn hình)

Một trong những cộng tác viên của Jung là cô Marie-Louise von Franz, cũng gặp phải chuyện như vậy. Hôm đó, cô ấy nhìn thấy một chiếc váy màu xanh trong một cửa hàng, và yêu cầu cửa hàng đóng gói và gửi nó cho cô. Nhưng ba ngày sau, cô lại nhận được một chiếc váy đen.

Franz cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, gần như cùng lúc, cô cũng nhận được điện báo tin về một người thân trong gia đình đã qua đời. Cô đã mặc đúng chiếc váy đen đó đi dự tang lễ. Franz cho biết cô cảm thấy đó không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Một điều khác mà cô gặp phải còn đáng ngạc nhiên hơn. Cô có một bệnh nhân có xu hướng muốn tự tử, và cô rất lo lắng cho bệnh nhân đó. Một ngày, Franz đang đi nghỉ ở quê, và khi đang chặt củi ngoài nhà, hình ảnh người bệnh nhân chợt lóe lên trước mặt cô hai lần, và lần thứ hai trông nét mặt người bệnh nhân này rất sốt ruột. Franz buông chiếc rìu xuống và bắt đầu nghĩ: “Tại sao cô ấy lại xuất hiện? Có phải cô ấy cần giúp đỡ? Hay mình nên lái xe trở lại?”.

Cộng tác viên của Jung, cô Marie-Louise von Franz (Ảnh chụp màn hình)
Cộng tác viên của Jung, cô Marie-Louise von Franz (Ảnh chụp màn hình)

Khi ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện, có một tiếng nói trong trái tâm cô nói rằng, không được, đã quá muộn. Franz cảm thấy không ổn, và ngay lập tức gửi đi một bức điện với vỏn vẹn các chữ: “Đừng làm điều ngu ngốc”.

Hai giờ sau khi bức điện gửi đi, người bệnh nhân vừa vặn van gas trong bếp thì chuông cửa reo, cô lao ra mở cửa và nhận được một bức điện từ người đưa thư. Vừa mở bức thư ra, nhìn thấy những dòng chữ đó, cô như bị choáng ngợp, chợt bừng tỉnh, cô quay người trở lại bếp tắt gas. Kể từ đó trở đi, người bệnh nhân đã sống khỏe mạnh, và Franz rất vui mừng cho cô ấy.

Thử suy ngẫm lại, có phải cuộc đời chúng ta cũng có nhiều điều trùng hợp như vậy không? Đó có phải là Thiên ý từ trong sâu thẳm, hay nó thực sự chỉ là một sự trùng hợp?

Vậy nhà tâm lý học Carl Jung đã giải thích thế nào về những “sự trùng hợp ngẫu nhiên” này?

Ông cho rằng, ở một mức độ sâu xa nào đó, vật chất và tinh thần là hợp nhất, biểu hiện như một năng lượng duy nhất. Năng lượng này ở tần số rung động thấp hơn thì biểu hiện dưới dạng vật chất, và ở tần số rung động cao hơn thì biểu hiện là tinh thần. Đôi khi tần số rung động đủ mạnh, những thứ ở cấp độ tinh thần sẽ xuyên vượt tới cấp độ vật chất. Ở tầng diện tinh thần, khái niệm thời gian và không gian trong thế giới vật chất không được áp dụng, vì nơi đó thời gian là vĩnh hằng, vậy nên chúng ta có thể nhìn thấy cảnh tượng ở không gian khác trong nháy mắt nào đó, hoặc gặp một số trùng hợp đáng kinh ngạc.

Ảo giác của não

Hayward cho biết, một tế bào cảm thụ ánh sáng đơn giản trong võng mạc có thể phát hiện ra ngọn lửa của một ngọn nến cách đó 17 dặm (27 km). Các tế bào lông trong tai có thể phát hiện ra âm thanh của máu chảy qua tai, còn mũi của chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của ít nhất bốn phân tử mùi. Nhưng tại sao chúng ta không thể nhìn xa và nghe được nhiều?

Đó là bởi vì bộ não của chúng ta đã loại bỏ phần lớn thông tin. Mỗi ngày, các giác quan của chúng ta mang đến cho chúng ta một lượng thông tin khổng lồ, và cuộc sống của chúng ta sẽ khó quản lý nếu không lựa chọn và lọc chúng. Công việc của bộ não là chọn các thông tin trong đó, xử lý thông tin có thể dùng được và đưa ra phản hồi một cách thích hợp.

Tuy nhiên, bộ não của chúng ta cũng vô tình sinh ra sự thành kiến ​​trong quá trình lọc lựa chọn.

Trong hình này, bạn nghĩ đường ngang nào dài hơn? Đó có phải là cái ở trên không? Không, câu trả lời là, chúng dài như nhau.

Trong hình này, bạn nghĩ đường ngang nào dài hơn? Đó có phải là cái ở trên không? Không, câu trả lời là, chúng dài như nhau (Ảnh chụp màn hình)
Trong hình này, bạn nghĩ đường ngang nào dài hơn? Đó có phải là cái ở trên không? Không, câu trả lời là, chúng dài như nhau (Ảnh chụp màn hình)

Bạn thấy gì trong bức ảnh này? Một người phụ nữ lớn tuổi với chiếc mũi to, hay một khuôn mặt xinh đẹp của một thiếu nữ? Hoặc bạn có thể nhìn thấy cả hai?

Bạn thấy gì trong bức ảnh này? Một người phụ nữ lớn tuổi với chiếc mũi to, hay một khuôn mặt xinh đẹp của một thiếu nữ? Hoặc bạn có thể nhìn thấy cả hai? (Ảnh chụp màn hình)
Bạn thấy gì trong bức ảnh này? Một người phụ nữ lớn tuổi với chiếc mũi to, hay một khuôn mặt xinh đẹp của một thiếu nữ? Hoặc bạn có thể nhìn thấy cả hai? (Ảnh chụp màn hình)

Vậy hình này thì sao? Ở giữa hình là số 13 hay chữ B?

Vậy hình này thì sao? Ở giữa hình là số 13 hay chữ B? (Ảnh chụp màn hình)
Vậy hình này thì sao? Ở giữa hình là số 13 hay chữ B? (Ảnh chụp màn hình)

Và cái này, bạn có thấy một hình tam giác trắng liền mạch nối ba chấm đen không? Đây còn được gọi là ảo giác hư cấu. Và ảo giác thường được hình thành đơn giản như vậy.

Bạn có thấy một hình tam giác trắng liền mạch nối ba chấm đen không? (Ảnh chụp màn hình)
Bạn có thấy một hình tam giác trắng liền mạch nối ba chấm đen không? (Ảnh chụp màn hình)

Một hình ảnh cuối cùng, bạn thấy chỉ là một số chấm đen lộn xộn, hay có một chú chó đốm đang nằm ở đó? Mặc dù tất cả những gì bạn có thể thấy là một cái đầu, nhưng những đốm đen đó không liên quan gì đến chó.

Trong hình ảnh này bạn thấy chỉ là một số chấm đen lộn xộn, hay có một chú chó đốm đang nằm ở đó (Ảnh chụp màn hình)
Trong hình ảnh này bạn thấy chỉ là một số chấm đen lộn xộn, hay có một chú chó đốm đang nằm ở đó (Ảnh chụp màn hình)

Vì vậy, Hayward nói rằng những ảo ảnh này cho thấy rằng những gì bộ não của chúng ta cho chúng ta thấy có thể không đại diện cho vật thể thực sự tồn tại. Vì vậy, “mắt thấy mới tin” cũng có thể không phải vậy.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bộ não đang đánh lừa chúng ta