Buộc phải lên Lương Sơn, hướng đến đại bi đại nghĩa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vở vũ kịch ‘Buộc phải lên Lương Sơn’ sử dụng vũ điệu cổ điển Trung Quốc để diễn giải câu chuyện về cái đêm mà Lâm Xung chạy đến Lương Sơn trong tiểu thuyết cổ điển ‘Thủy hử’.

Nhẫn vô khả nhẫn, buộc phải lên Lương Sơn

Cảnh cuối cùng trong vở diễn ‘Buộc phải lên Lương Sơn’ của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun làm cho tôi không thể nào quên được. Người vũ công nhảy lên từ phía bên trái của sân khấu trong bộ trang phục khỏe khoắn, trên cây giáo hoa trên vai anh treo quả hồ lô lắc lư, Lâm Xung dường như rất đau buồn và tức giận. Dang rộng chân tay, ứng vận với âm nhạc trầm buồn, anh di chuyển về phía trước. Lúc này, Lâm Xung không thể chịu đựng được nữa, chỉ có thể từ bỏ tất cả mà chạy lên Lương Sơn, chạy đến chốn giang hồ, chạy tới chốn đại bi đại nghĩa giữa trời đất.

Tham quan tác oai tác quái, anh hùng trong giang hồ trượng nghĩa trừ hại

Nhớ lại vở vũ kịch ‘Buộc phải lên Lương Sơn’ do Đoàn Nghệ thuật Shen Yun biểu diễn năm 2015, trong đầu tôi luôn nghĩ đến hình ảnh Lâm Xung, một tổng giáo đầu của 80 vạn cấm quân, đầu đội mũ tua rua đỏ, trên vai vác ngọn giáo hoa và một hồ lô rượu, một mình đi trong đêm tuyết mênh mông, một cảnh tượng vừa thê lương vừa tráng lệ.

Anh hùng lâm xung
Cảnh Lâm Xung đội tuyết ra đi thật thê lương. (Ảnh chụp màn hình Thuỷ Hử liên hoàn hoạ)

Vào cuối triều đại Bắc Tống, con trai quyền thần Cao Cầu là Cao Nha Nội muốn chiếm đoạt vợ của Lâm Xung, Cao Cầu tính kế đưa Lâm Xung đến Thương Châu sung quân, muốn thiêu sống ông trong lều cỏ khô. Cuối cùng, Lâm Xung buộc phải tự vệ, sau khi trả thù xong ông đội gió tuyết đầy trời cứ thế hướng Lương Sơn mà đi. Vở vũ kịch ‘Buộc phải lên Lương Sơn’ sử dụng vũ điệu cổ điển Trung Quốc để diễn giải câu chuyện về cái đêm mà Lâm Xung chạy đến Lương Sơn trong tiểu thuyết cổ điển ‘Thủy hử’.

Trong chương thứ mười lăm của ‘Thủy hử’ viết rằng vào mùa hè nóng nực, có một người đàn ông vừa gánh rượu vừa hát: “Lửa trời nung nấu bấy lâu nay, Cháy lúa khô đồng héo cỏ cây, Thương nỗi nông phu như lửa đốt, Công tôn công tử quạt phẩy phe".

Lời bài hát thật giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc. Thể hiện hoàn cảnh của dân chúng lúc bấy giờ, tham quan thì tác oai tác phúc, ô lại ngư nhục tiểu dân, khiến cho dân chúng phải nghiến răng chịu thống hận. Vì vậy, những câu chuyện bi tráng về những người anh hùng trượng nghĩa trong giang hồ vì nhân dân thấy bất bình, chống lại cái ác lần lượt diễn ra.

Tuyết rơi dày đặc bãi cỏ, trời đất bảo hộ cho nghĩa sĩ

Trong ‘Thủy hử truyện’ viết: Lâm Xung lần đầu tiên đến thảo đường của bãi trồng thức ăn gia súc của đại quân, nhìn thấy bốn bức tường đều sụp đổ, gió thổi vi vu, trong lò đốt lửa mà vẫn cảm giác lạnh băng, liền muốn đi đến chợ cách đó khoảng hai dặm uống rượu cho đỡ lạnh.

Khi bước vào quán, chủ quán hỏi anh ta từ đâu đến, Lâm Xung lấy hồ lô rượu ra nói: ‘Ông có nhận ra cái này không?’.

Chủ quán nhận ra của lão binh thảo trường, liền nói: ‘Thì ra là đại ca canh giữ thảo trường, vậy hãy uống tạm 3 chén tiếp đãi ra mắt’.

Lâm Xung uống vài chén, mua một bầu rượu, rồi lại vác cây giáo hoa và hồ lô rượu lên, mang theo một ít thịt bò, ngược gió rét quay trở lại. Nào ngờ khi ông quay trở lại thảo trường thì hai gian thảo đường đã bị tuyết dày bao phủ.

Lâm Xung, người đang ở trong gió tuyết, không còn nơi nào khác để đi, một tổng giáo đầu của 80 vạn cấm quân giờ đây bị lưu lạc đến tình cảnh này. Cũng bởi Trời đổ tuyết lạnh dày đặc nên ông mới có ý định uống rượu, nhưng ông không biết rằng chính tuyết dày đã cứu mạng ông. Gió tuyết vô tình nhưng không làm hại người vô tội. Không phải là trong tiểu thuyết đã nói: ’Thiên lý rõ ràng, bảo hộ cho người nghĩa sĩ thiện lương’ đó sao?

Lâm Xung cạy mở bức tường của thảo đường, mới biết rằng ngay cả ngọn lửa trong lò sưởi cũng đã bị tuyết dập tắt, ông chỉ tìm thấy một tấm chăn. Ông nhớ ra có một ngôi miếu cổ ở trên đường cách đó nửa dặm có thể tạm an thân, liền cuộn tấm chăn, hướng về ngôi miếu cổ mà chạy đến. Khi đến ngôi miếu cổ thờ Sơn Thần, trong lòng dâng lên thiện niệm, Lâm Xung phát nguyện sẽ có một ngày đến bái tạ.

Lâm xung mua rượu
Giữa đường, Lâm Xung đi ngang qua miếu Sơn Thần, liền sinh thiện niệm, phát nguyện hôm khác sẽ lễ bái. (Ảnh chụp Thuỷ Hử liên hoàn hoạ)

Lâm Xung đặt cây giáo hoa và bầu rượu hồ lô trên đống giấy, cởi mũ ra, cởi áo bố ướt đặt lên bàn đặt lễ vật cúng dường, dùng chăn bông che thân dưới, nhấm nháp miếng thịt bò, uống rượu lạnh trong hồ lô.

Chịu oan trong giá tuyết, kiên trì trung nghĩa, phá tan gian tà đi theo chính nghĩa

Đường phía trước thì mù mịt, phía sau thì có binh lính đuổi theo, lúc này tên sát thủ do Cao Cầu phái đến đang ẩn nấp, rình rập xung quanh, định phóng hỏa thảo đường, thiêu sống Lâm Xung. May mắn thay, có Thần linh phù hộ. Lâm Xung đang uống rượu thì nghe thấy bên ngoài có tiếng nổ lách tách, từ trong khe tường nhìn ra, thảo đường đã bốc cháy dữ dội.

Lúc này, Lâm Xung nghe thấy tiếng nói chuyện ở bên ngoài, xác thực là Cao Cầu đã âm mưu sát hại mình. Lâm Xung nhất thời nổi giận ngút trời, xách cây giáo hoa lên, mở cửa miếu ra rồi đóng sầm cửa lại, Lục Ngu Hậu sợ đến mức chạy không nổi. Lâm Xung trước tiên đuổi kịp tên Phúc An, đâm vào lưng hắn, làm cho hắn gục xuống đất, sau đó quay lại, đâm vào ngực của Lục Ngu Hậu và ném hắn vào trong tuyết.

Lâm Xung nghĩ rằng không còn con đường quay trở về, bên cạnh không còn ai thân thích, thậm chí ngay cả muốn được làm một tù nhân để được an thân cũng không còn được nữa, làm sao mà không bi phẫn tuyệt vọng. Nhìn vòng quanh tuyết trên đất, lắc đầu thở dài, nghĩ đến cùng, cũng chỉ có cây giáo hoa và hồ lô rượu, liền uống rượu đục trong bầu để giải sầu bớt giận.

Lâm Xung cả đời chịu đựng nhẫn nhịn, cuối cùng bị ép vào tình thế tuyệt vọng, lúc này không còn đường quay đầu trở lại, trong gió lạnh đêm tuyết thê lương, u ám tuyệt vọng, chịu đựng sự dày vò phải thoát thai hoán cốt. Có lẽ chính Sơn Thần ở trong ngôi miếu đã đánh thức tấm lòng trừng ác dương thiện, đề cao tấm lòng chính nghĩa của Lâm Xung. Giữa sinh tử vinh nhục này ông đã chọn con đường tái sinh từ trong tuyệt vọng.

Cuối cùng, Lâm Xung bước lên thuyền, luồn lách qua lau sậy đi về phía bến nước Lương Sơn. Sau khi uống cạn rượu trong bầu, xách bát xà mâu lên, dấn thân vào con đường bi tráng, lúc này Lâm Xung ngày càng tiến gần đến cảnh giới thay Trời hành Đạo.

Hướng tới đại bi đại nghĩa giữa trời và đất

Mặc dù phải chịu oan ức trong tuyết lạnh, thân mang tội giết người, nhưng ý chí kiên cường của Lâm Xung vẫn không hề suy giảm. Ông kiên định tin tưởng rằng Thiên Đạo trường tồn, tà bất thắng chính, giữ vững niềm tin vào trung nghĩa. Với một tấm lòng thiện lương và một trái tim thăng hoa, Lâm Xung muốn đột phá khỏi gian tà hắc ám, chạy đến bờ bên kia của đại bi đại nghĩa.

Trong những năm gần đây, sự thù địch đã tràn ngập trong xã hội, những vụ trả thù gây thương tích ác độc lần lượt xuất hiện, điều này đã tác động đến điểm mấu chốt của đạo đức con người. Ngày nay, khi thời gian và không gian đang thay đổi, nhớ lại vở vũ kịch đã xem ‘Buộc phải lên Lương Sơn’ do Đoàn Nghệ thuật Shen Yun biểu diễn năm 2015, ngoài cảm nhận vở vũ kịch không chỉ thể hiện tinh thần đại bi đại nghĩa mà còn là một tầng cảm ngộ và tư duy sâu sắc hơn về thời điểm quan trọng trong lịch sử này, chúng ta nên cùng nhau vượt qua nghịch cảnh, diệt trừ tà ác, trở về với cuộc sống thuần khiết và đơn giản của nhân loại.

Đức Nhã
Theo Vương Kim Đinh – Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Buộc phải lên Lương Sơn, hướng đến đại bi đại nghĩa