Cả đời hành thiện lại không có kết cục tốt, thì ra là như thế này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau đó anh ta đem chuyện ông cụ nhà anh qua đời thế nào kể lại một lượt, càng nói càng đau lòng. Cuối cùng anh ta nói rằng tu thiện mà không được thiện báo, không bằng hành ác, Ông Trời thật bất công.

Đây là câu chuyện chân thực. Huyện Bình Âm thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông Trung Quốc có một thôn trang lớn gọi là thôn Hồng Cảng Trì. Phía Tây của thôn có một người gọi là Ông Thiện, còn phía Đông của thôn có một người gọi là Ông Ác. Đại bộ phận người trong thôn đều họ Hàn, do đó cả hai ông này cũng không ngoại lệ.

Ông Hàn ở phía Tây thôn có tâm từ bi, gương mặt thiện lương, bất kể người nào đến cầu xin, ông đều rất vui mừng giúp đỡ, nhất là khi người nghèo khổ đến xin giúp đỡ thì ông luôn mời người ta vào nhà ăn uống no nê, sau đó lấy bao đựng lương thực rồi để họ vác về, hơn nữa còn nói là không cần phải hoàn trả. Nếu là hòa thượng, Đạo sĩ đến hóa duyên, đích thân ông ra nghênh đón rồi mời ngồi vị trí cao. Ông còn bỏ tiền ra làm cầu sửa đường cho người dân trong thôn. Dần dà, con cháu ông đều được Ông Thiện truyền cảm hứng, đều dùng tâm thiện lương đối đãi với tất cả những người đến xin trợ giúp. Lâu ngày, người dân quanh vùng đều gọi ông là Ông Thiện.

Còn ông Hàn ở phía Đông của thôn thì hoàn toàn trái ngược với Ông Thiện. Bất kể là ai đến cầu xin ông ta, cho dù là họ hàng thân thích thì ông cũng đều không nhận, ông ta keo kiệt dạng vắt cổ chày ra nước. Người nghèo khổ đến xin trợ giúp, không những ông ta không giúp mà còn mắng người ta. Người tu hành đến nhà ông hóa duyên, ông ta không những không cho mà có lúc còn thả chó dữ ra, không ai có thể vào nhà ông được. Con cháu ông đối đãi với những người đến xin giúp đỡ cũng giống như ông ta, trợn mắt trợn mũi, ác tâm ác khẩu. Thế nên người đời đều gọi ông ta bằng biệt hiệu Ông Ác.

Mùa hè một năm nọ, Ông Thiện hết thọ qua đời, nhà giàu có thường thích lễ nghi, người ta để thi thể ông ở nhà 7 ngày. Nhưng Ông Thiện lại chết vào ngày Tam phục, là thời gian nóng nhất trong năm, thế nên đến ngày thứ 2 thì thi thể bắt đầu phân hủy, còn có những con dòi có đuôi, bộ y phục liệm đều bị nước máu vấy bẩn. Con cháu Ông Thiện không còn cách nào khác, đành phải để ông 3 ngày rồi vội vàng đưa đi mai táng. Các con cháu đều đau lòng, buồn rầu.

Mùa đông năm đó, Ông Ác cũng qua đời. Do Ông Ác chết vào ngày Tam cửu, là thời gian lạnh nhất trong năm, con cháu ông để ông đủ 7 ngày ở nhà rồi mới kèn trống hoành tráng đưa đi mai táng. Hơn nữa con cháu ông còn truyền tin ra: "Mọi người nói nhà ta không tốt, nói nhà ta ác, vậy tại sao ông cụ nhà ta qua đời vào mùa đông, thân thể sạch sẽ, Ông Trời chính là tốt với nhà ta vậy".

Cả đời hành thiện
Mùa đông năm đó, Ông Ác cũng qua đời. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Con cháu Ông Thiện nghe được câu nói này thì trong lòng bất bình: "Ông cụ nhà ta cả đời hành thiện, khi ra đi cũng không có được thân thể sạch sẽ, còn không được bằng người ta lúc nào và ở đâu cũng hành ác". Càng nghĩ càng đau lòng, oán Ông Trời bất công. Các con cháu bàn bạc rằng: "Từ nay trở đi hành ác, chứ không tu thiện nữa".

Thế là con cháu Ông Thiện bắt đầu ngày ngày hành ác: Người đến xin ăn thì không cho; người nghèo khổ cầu xin thì không giúp đỡ; người hóa duyên cũng không cho nữa.

Sáng sớm ngày Ông Thiện qua đời tròn một năm thì có một lão hòa thượng đến, cứ khăng khăng nhất định phải hóa duyên ở nhà này. Con trai Ông Thiện nói: "Xin mời ông đi đi, nhà chúng tôi đã không còn hành thiện nữa rồi".

Sau đó anh ta đem chuyện ông cụ nhà anh qua đời thế nào kể lại một lượt, càng nói càng đau lòng. Cuối cùng anh ta nói rằng tu thiện mà không được thiện báo, không bằng hành ác, Ông Trời thật bất công.

Lão hòa thượng nghe anh ta nói xong, mỉm cười và nói: "Thí chủ, tôi cho anh một thứ này thì anh sẽ không nghĩ như thế nữa".

Lão hòa thượng vừa nói vừa lấy một cái gương bằng đồng từ trong ngực ra. Anh con trai hiếu kỳ đến xem, thấy phụ thân mặc lụa là rực rỡ, trên y phục còn treo đầy châu báu quý giá. Phụ thân tóc hạc nhưng dung nhan như hài đồng, ngồi ngay ngắn trên ghế thái sư uống trà. Trong nhà, ngoài nhà có rất nhiều người hầu kẻ hạ. Lão hòa thượng nói: "Lão tiên sinh mặc y phục lúc ra đi đầy vết máu bẩn đó chính là y phục đang mặc hiện tại, còn châu báu quý giá kia chính là những con dòi có đuôi bò trên thân thể lúc ở dương thế".

"đời người là bể khổ"
Anh con trai hiếu kỳ đến xem, thấy phụ thân mặc lụa là rực rỡ, trên y phục còn treo đầy châu báu quý giá. (Ảnh: Epoch Times)

Người con trai mở to mắt ra nhìn, miệng há hốc ra kinh ngạc.

Lão hòa thượng lại nói: "Thí chủ hãy xem Ông Ác".

Nói rồi, lão hòa thượng lật tấm gương trong tay, chỉ thấy Ông Ác lúc ra đi mặc quần là áo lụa sáng đẹp đó thì giờ đây thác sinh thành con lừa toàn thân lông đen nhánh, bị người ta dắt đến một căn nhà cỏ rách nát kéo cối xay, xung quanh cối xay người đứng đông nghịt, những người này đều là những người xưa kia đến cầu xin Ông Ác giúp đỡ mà ông ta không giúp. Những người này ai nấy đều cầm một cái gậy lớn, khi con lừa kéo cối xay đi qua người nào thì người đó giơ gậy, vừa thét vừa đánh lừa, khiến nó chảy máu đầm đìa. Đó là bởi vì Ông Ác thiếu nợ những người này mà chưa hoàn trả, nên chỉ có thể sau khi qua đời dùng phương thức này để trả nợ. Hơn nữa một năm bốn mùa không lúc nào được nghỉ ngơi, năm này qua năm khác, ngày này qua ngày khác, không ngừng kéo cối xay và không ngừng bị đánh…

Người con trai Ông Thiện thấy cảnh này thì bỗng nhiên bừng tỉnh ngộ, vội vàng chắp tay hợp thập nói: "Tạ ơn sư phụ điểm hóa. Cả nhà con sẽ lại hành thiện tu thiện giống như cha con trước kia".

Nói chưa dứt lời, chỉ thấy một luồng ánh sáng, người con trai ngẩng đầu thì lão hòa thượng đã biệt vô tông ảnh. Anh biết đây là Thần Phật điểm hóa, từ đó cả nhà anh càng chăm chỉ vui vẻ hành thiện tu thiện, càng thành tâm đối đãi với những người tu luyện hóa duyên.

Đức Phật giảng, cõi người là cõi mê. Thế nên lý trong cõi người thường trái ngược với lý của các cõi khác, trái ngược với lý của vũ trụ. Những khổ nạn mà con người gặp phải thì trong con mắt của Thần Phật đó là để tiêu trừ nghiệp lực, để con người nhanh chóng trả hết nợ nghiệp mà trở về với Phật quốc tịnh thổ. Thế nên Đức Phật nói rằng "đời người là bể khổ". Đã là con người thì ai cũng có những nỗi khổ riêng. Chịu khổ hoàn trả nợ nghiệp, thấu hiểu đạo lý này thì sẽ vui vẻ nhẫn chịu, thì cái khổ cũng qua đi, thấy cũng chẳng có gì là ghê gớm cả, chỉ còn lại sự bình yên và an lạc trong tâm hồn.

Tường Hòa
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Cả đời hành thiện lại không có kết cục tốt, thì ra là như thế này