Cách chế phục người của vua Trần Nhân Tông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ ngữ có câu: “Trừng phạt là bản tính nhân loại, tha thứ là bản tính của Thượng đế”. Con người thiếu lòng bao dung với nhau nên chỉ nghĩ đến trừng phạt khi xảy ra tội lỗi. Nhưng trừng phạt càng nhiều thì lỗi phạm càng tinh vi không bao giờ hết được. Nên chăng mở rộng lòng khoan dung, cho người thêm cơ hội thì sẽ cải hóa được nhân tâm?...

Trần Nhân Tông (1278 - 1293) là một vị hoàng đế vĩ đại của nhà Trần đã hai lần đánh bại quân Nguyên Mông. Ông còn là vị Tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, bản thân cũng đắc Đạo xưng là Điều Ngự Giác Hoàng.

Trần Nhân Tông đã để lại sự kính ngưỡng sâu sắc cho đời sau không chỉ bằng tài năng quân sự chính trị mà còn ở cách xử thế đầy bao dung của mình.

"Đại Việt sử kí toàn thư" chép :

"Trước kia, người Nguyên vào cướp, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng và Vua sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc, chỉ có kẻ nào đầu hàng từ trước thì dẫu bản thân ở triều đình giặc cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản sung công, tước bỏ quốc tính".

Lời bàn :

Cổ ngữ có câu: “Trừng phạt là bản tính nhân loại, tha thứ là bản tính của Thượng đế”.

Con người thiếu lòng bao dung với nhau nên chỉ nghĩ đến trừng phạt khi xảy ra tội lỗi. Nhưng trừng phạt càng nhiều thì lỗi phạm càng tinh vi không bao giờ hết được. Nên chăng mở rộng lòng khoan dung, cho người thêm cơ hội thì sẽ cải hóa được nhân tâm?

Có lẽ Nhân Tông là bậc tu hành đắc Đạo nên có được lòng bao dung đó, khiến cho phép nước được giữ nghiêm và nội bộ triều chính không nghi kỵ lẫn nhau để cùng đồng tâm xây dựng quốc gia ngày một hưng thịnh sau chiến tranh, xem ra khoan dung độ lượng quả thật là biện pháp chế phục nhân tâm hiệu quả nhất vậy.

Minh Bảo



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Cách chế phục người của vua Trần Nhân Tông