Cách giúp con cái thoát khỏi tâm oán hận cha mẹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại sao một cô gái xuất sắc lại khóc khi nhìn thấy những bức ảnh thời thơ ấu của mình? Cô giáo Trần đã giúp cô tìm ra nguồn gốc của các vấn đề tâm lý như thế nào? Giá trị của bức tranh nằm ở đâu? Quá nhiều vấn đề đối với một đứa trẻ không phải là một điều xấu, chỉ cần chúng trao đổi chia sẻ thẳng thắn.

Cô gái này đã khóc thét lên khi nhìn thấy bức ảnh từ năm lớp 3 tiểu học. Sẽ không ai hỏi cô về bức ảnh này, cô đi làm hàng ngày, cô sống ổn định từng ngày và có một người bạn trai đối xử tốt với cô.

Vậy tại sao cô lại muốn đi du học? Chúng tôi đã phân tích, và chính cô cũng thừa nhận rằng bản thân muốn bỏ trốn. Bạn trai cô còn có nhà cửa, nhưng cô vẫn muốn bỏ trốn, tại sao lại như vậy?

Hành vi thiếu hiểu biết

Cô muốn thoát khỏi sự tổn thương mà mẹ đã mang lại cho cô, cảm giác không được gần gũi, cảm giác mẹ sinh ra mình nhưng lại không hiểu mình mà còn đánh đập mình dữ dội như vậy. Lúc đó, cô đã bật khóc, thực sự như nhớ lại cảnh cô bị mẹ đánh đập khi còn nhỏ.

Để cô tha thứ cho chuyện này, trước tiên tôi cho cô trải nghiệm thế nào là hành vi thiếu hiểu biết. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng, vấn đề đơn giản như vậy, nhưng đối với những người khác, có thể hoàn toàn không hiểu được. Vì vậy, tôi đã để cô trải nghiệm thế nào là sự thiếu hiểu biết.

Tôi hỏi cô gái rằng, cô có biết có một số điều mà bản thân không làm được và không hiểu, mọi người đều có những điều như vậy. Tôi luôn luôn không hiểu một số thứ cơ khí, ngay cả khi tôi đọc hướng dẫn vận hành, tôi không biết làm thế nào để vận hành nó. Cô ấy cũng thực sự không hiểu những thứ máy móc.

Cô ấy làm việc trong một đơn vị lớn và luôn có một số công việc bảo trì cơ khí. Tôi nói với cô ấy rằng, ngày mai khi đi làm, cô thử dành một chút thời gian để tìm hiểu hệ thống cơ khí rất phức tạp và không để ảnh hưởng đến công việc của cô.

Cô đã làm theo những gì tôi dặn và tìm hiểu về hệ thống máy móc. Sau đó, cô nói với tôi rằng: "Thưa thầy! Thật là khó chịu!". Tôi đã cho cô ấy một thời hạn và yêu cầu cô ấy giải một vấn đề cơ khí lớn trong vòng 3 phút. Cô ấy rất bức xúc và nói rằng nếu có gậy ở đây thì cô sẽ đập tan cỗ máy này.

Kiểu suy nghĩ này giống hệt mẹ cô. Khi mẹ cô nghe ai đó nói những gì đứa con bà đã làm, bà chỉ có khoảng 3 phút để phản ứng. Lúc đó, người mẹ thiếu hiểu biết đã lo lắng sốt ruột và dùng phương pháp vội vàng và nhanh nhất là dùng gậy đánh con.

Cuối cùng, cô cũng đã trải qua cảm giác của mẹ mình khi đó, nên cô có thể nhanh chóng nhường một vị trí trong trái tim mình cho mẹ. Cô không còn hận mẹ nhiều như vậy nữa. Cô thực sự cảm thấy con người khi thiếu hiểu biết sẽ thực sự phát điên, hành động bản năng xấu cũng bộc phát.

Mối quan hệ giữa mẹ và con gái vốn dĩ nên hòa thuận. (Ảnh: pexels)
Cô cũng đã trải qua cảm giác của mẹ mình khi đó, nên cô có thể nhanh chóng nhường một vị trí trong trái tim mình cho mẹ. (Ảnh: pexels)

Hế hoạch khôi phục mối quan hệ giữa 2 mẹ con

Sau này, khi nhìn lại bức ảnh, cô không còn khóc nhiều nữa và mới bắt đầu hiểu được nỗi đau của mẹ lúc đó. Cô nói rằng, mẹ cô thực sự rất khó chịu. Nhưng lúc đó cô không chấp nhận lời xin lỗi của mẹ mình và nảy sinh định kiến về mẹ. Điều này sẽ làm cô bị tổn thương, từ đó về sau cô sẽ dùng định kiến này mà nghĩ về mẹ.

Mẹ cô cũng cảm thấy rất vất vả, và dường như bà không thể giành được sự ưu ái của đứa trẻ cho dù mẹ có làm thế nào đi nữa. Có thể nói, sự việc này đã ngay lập tức biến mối quan hệ của hai mẹ con rơi vào trạng thái đóng băng.

Chúng tôi đã đề ra một kế hoạch “phục hồi nguyên trạng” mối quan hệ giữa 2 người, bắt đầu từ sự tương tác với mẹ. Cần phải thay đổi từ hành vi nhỏ nhất, đừng đòi hỏi quá nhiều một lúc.

Ví dụ, thường ngày người mẹ cần những gì? Ví dụ, mẹ thích uống trà. Cô không nhất thiết phải rót trà cho mẹ, nhưng bây giờ cô đã lớn và có điều kiện tài chính, mẹ có thể mua loại trà mà mẹ thích. Hơn nữa, đơn vị làm việc của cô ở trên một ngọn núi, nơi có thể tìm mua trà ngon.

Hãy bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhặt, chẳng hạn như chào buổi sáng. Cô có thể chia sẻ vẻ đẹp công việc của mình với mẹ, từ từ tích lũy và từ từ sửa chữa mối quan hệ của mình với mẹ. Hai mẹ con bắt đầu cuộc sống mới. Cuối cùng cô đã từ bỏ ý định đi du học và lang thang khắp nơi để tìm lại hạnh phúc đã mất.

Hãy là bậc cha mẹ mà bạn muốn con bạn sẽ trở thành (Ảnh: Shutterstock)
Bây giờ cô đã lớn và có điều kiện tài chính, mẹ có thể mua loại trà mà mẹ thích. (Ảnh: Shutterstock)

Câu chuyện của họa sĩ: Giá trị của bức tranh nằm ở nội hàm

Tôi nhớ rằng khi còn nhỏ, có một câu chuyện về một họa sĩ trong sách giáo khoa. Chàng họa sĩ lấy vợ mình làm người mẫu, nhưng anh ta luôn cảm thấy vợ mình không có thân hình của một người mẫu hay khuôn mặt của một Thiên Thần. Anh ấy vẽ dần dần không thể vẽ được nữa. Anh nói với vợ rằng, anh muốn tìm ra hình mẫu trong tâm trí mình. Vợ anh không còn cách nào khác đã để anh đi tìm.

Người họa sĩ này đau khổ lắm, ngày xưa cũng từng đi lang thang, đi nhiều nơi vẫn không tìm được. Cuối cùng, anh trở về nhà, nhìn thấy vợ anh liền nói rằng anh đã tìm ra câu trả lời.

Hóa ra khi bắt đầu vẽ tranh, anh vẽ dung mạo của người đó, nhưng anh không để ý đến khí chất mà vợ mình thể hiện, sự bao dung và ấm áp đó chính là giá trị của bức tranh. Anh đã bỏ qua điều đó trong nhiều năm, và chịu bao nhiêu đau khổ, cuối cùng anh cũng hiểu ra đạo lý này.

Anh phát hiện ra rằng, nhiều người mẫu làm việc vì tiền. Nên anh không cảm nhận được sự ấm áp trong trái tim. Cuối cùng, khi trở về nhà, vợ anh vẫn chăm sóc anh chu đáo, anh cảm thấy xấu hổ về bản thân.

Vì vậy, những chất dinh dưỡng nhân văn mà một người đã được từ giáo dục và tưới bón khi còn nhỏ là tất cả sự trưởng thành của cuộc đời, bao gồm cả công việc, điều này giúp ích cho bản thân rất nhiều.

Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp.
Sự bao dung và ấm áp đó chính là giá trị của bức tranh.

Trẻ em thích hỏi tại sao, đó không phải là điều xấu

Khi thiết lập lại mối quan hệ tin cậy giữa con cái và cha mẹ, bạn cần sử dụng album ảnh, khi thảo luận về ảnh, bạn có thể sử dụng 8 chữ W. Chữ W thứ năm là "why" - tại sao.

Từ 2-3 tuổi, trẻ bắt đầu có vô số câu hỏi muốn hỏi người lớn. Một số phụ huynh bức xúc vì con hay hỏi, thậm chí còn hỏi bác sĩ xem trẻ có bị bệnh gì không và tại sao lại có nhiều vấn đề như vậy. Tôi nói với họ rằng, tôi là kiểu đứa trẻ luôn hỏi tại sao từ khi tôi còn nhỏ, vậy xem tôi có vấn đề gì không nhé!

Nếu trẻ thích hỏi tại sao, người lớn nên chấp nhận trẻ trước, và đừng để nảy sinh cảm giác nóng nảy trong lòng. Nhưng đừng vui quá hay khoe ra, có khi người lớn đi đâu cũng khoe cái này cái nọ, bảo rằng con tôi rất thông minh, rất xuất sắc...

Đây là một giai đoạn rất bình thường trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Miễn là cha mẹ cho phép con mình cảm thấy bình thường và những người xung quanh phản ứng bình thường, con đường của trẻ sẽ vững vàng hơn.

Những đứa trẻ thích hỏi tại sao nói chung là những đứa trẻ hay suy nghĩ và những đứa trẻ muốn học hỏi. Niềm ham thích đặt câu hỏi tại sao là một thói quen tốt để có thể làm mọi việc thành công, chúng ta có thể khuyến khích bé: "Thật tốt!"

Khi cha mẹ không thể trả lời câu hỏi của con cái, có hai cách để đưa ra phản hồi. Một là cha mẹ không biết và cùng con đi tìm câu trả lời, hai là hỏi con: "Nói cho ba biết con thực sự muốn biết cái gì?”. Đôi khi, câu hỏi tại sao của trẻ không nhất thiết chỉ giới hạn trong bản thân vấn đề, nhưng có thể các bé muốn cùng cha mẹ trao đổi giao lưu với nhau.

Huy Hải
Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cách giúp con cái thoát khỏi tâm oán hận cha mẹ