Cái ác của kẻ tham sống sợ chết và sự cao thượng của nghĩa sĩ xả thân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thế gian có rất nhiều người tầm thường, ham sống sợ chết. Đây là bản chất của con người, nhưng một người như vậy không thể thành tựu được những điều lớn lao.

Trong tiếng địa phương quê tôi, người ta thường có thói quen gọi người sợ chết là “quỷ sợ chết” hay “tiểu quỷ nhát gan”. Khi còn trẻ, ít kinh nghiệm, tôi thực sự không hiểu tại sao lại gọi những người như vậy là “quỷ”, nên tôi đã hỏi một số người cao tuổi có trình độ văn hóa tương đối cao.

Họ trả lời tôi rằng: Theo kinh nghiệm sống của họ, người nhát gan nói chung đều là những người khá đoản mệnh, nên được gọi là “tiểu quỷ nhát gan”. Tuy sợ hãi chỉ là một loại tâm thái, nhưng khi người ta càng sợ hãi điều gì đó, thì khả năng điều đó càng dễ xảy ra sẽ cao hơn. Người sợ chết là người gần cái chết nhất, nên được gọi là “quỷ sợ chết”.

Lúc đó, dù không hiểu những lời giải thích của những người cao tuổi, nhưng tôi biết trong tâm thức của người ta, những kẻ tham sống, sợ chết rất bị coi khinh.

Trên thế gian có rất nhiều người tầm thường, ham sống sợ chết. Đây là bản chất của con người, nhưng một người như vậy không thể thành tựu được những điều lớn lao.

Gian tặc Tần Cối trong lịch sử Trung Quốc, và Judas, kẻ phản bội Chúa trong văn hóa phương Tây, sau hàng trăm nghìn năm vẫn bị người đời sau miệt thị. Trong chương thứ 24 của “Tam quốc diễn nghĩa” nói: “Kẻ tham sống sợ chết, không đáng để bàn việc đó”.

Chương thứ 38 trong “Thuyết Nhạc toàn truyện” cũng nói rằng: “Ngưu Cao ta đâu phải kẻtham sống sợ chết”.

Trong văn hóa truyền thống Á Đông, cổ nhân tin rằng, “tham sống sợ chết” là loại tâm của người phàm bất hảo nhất. Sinh mệnh quả thực là đáng quý, tuy nhiên, hành vi bán đứng lương tâm, làm trái với đạo nghĩa để bảo toàn cho bản thân, luôn luôn là điều mà bậc chính nhân quân tử coi thường. Ngược lại, những người tuân thủ đạo đức, lương tri, tín ngưỡng, không sợ chết, đều có tâm hồn cao thượng.

Những trung thần, nghĩa sĩ trong lịch sử, đều là những bậc nam nhi lòng đầy chính khí, nghĩa át mây trời, chí lớn ôm cả trời đất, họ tuyệt đối không bao giờ tham sống sợ chết.

Năm trăm tráng sĩ dưới quyền của Điền Hoành thà chọn cách cách nhảy xuống biển tự sát còn hơn là đầu hàng chịu nhục. Người anh hùng dân tộc Nhạc Phi tinh trung báo quốc, vẫn rất khẳng khái và trung thành khi đối mặt với cái chết oan ức của gian thần. Nghĩa sĩ Quan Vũ trung nghĩa sâu nặng, đối mặt trước sự đe dọa của uy vũ và sự dụ dỗ của lợi ích, tâm như sắt đá quyết không phản bội chủ.

Tranh vẽ Nhạc PhiTranh vẽ Nhạc Phi

Văn Thiên Tường đã để lại câu thơ tuyệt vời lưu thiên cổ trong bài thơ “Quá linh đinh dương”: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. (Đời người xưa nay ai chẳng chết, giữ tấm lòng son sáng sử xanh)

Đối mặt với uy hiếp sinh tử và cám dỗ của quan cao hậu lộc, Văn Thiên Tường nói với Hốt Tất Liệt: “Nhất tử chi ngoại, vô khả vi giả”. (Ngoài cái chết ra thì không làm bất cứ điều gì)

Trung thần Vu Khiêm của triều nhà Minh đã viết trong “Thạch hôi ngâm”- một bài thơ nổi tiếng bất hủ mang đầy khí phách mạnh mẽ: “Phấn cốt toái thân toàn bất phạ, yếu lưu thanh bạch tại nhân gian”. (Không sợ xương nát toàn thân tan, cần giữ thanh bạch ở nhân gian).

Những chính nhân quân tử thanh cao và ngay thẳng này đều có thể thản nhiên đối mặt với sinh tử phúc hoạ, và khi đối mặt với thử thách sinh tử, họ có thể vì nghĩa mà không do dự, không sợ hãi, vì đạo nghĩa mà xả thân.

Cổ nhân coi trọng “xả thân thủ nghĩa” là nguyên tắc sống. Nhà tư tưởng cổ đại Mạnh Tử đã từng nói: Tử diệc ngã sở ố, sở ố hữu thậm ư tử giả, cố hoạn hữu sở bất tị dã”. (Chết, là điều ta ghét, nhưng có những chuyện còn đáng ghét hơn cái chết, cho nên có hoạn nạn thì không tránh né vậy).

Tuy rằng cái chết sẽ khiến con người thường cảm thấy sợ hãi, nhưng sự phản bội lại là một nỗi nhục lớn, để lại tiếng xấu muôn đời. Trung thần không thờ phụng hai chủ, khí phách kiên trung bất khuất là chủ đề muôn thuở xuyên suốt lịch sử dân tộc Trung Hoa.

Xem thường cái chết là một cảnh giới tinh thần cao quý. Trong tâm những bậc trung thần nghĩa sĩ và chính nhân quân tử, đạo nghĩa cao hơn mạng sống của chính mình.

Trong chương thứ 19 của “Tam quốc diễn nghĩa” về “Thành Hạ Bì, Tào Tháo ác chiến, Bạch môn lâu Lã Bố mất mạng” có viết, Tào Tháo trù tính sẽ bắt được Lã Bố, Trần Cung và Trương Liêu. Trần Cung đã từng cứu Tào Tháo, vốn có thể giữ được mạng sống, nhưng đã chết một cách khẳng khái, và được Tào Tháo hậu táng. Còn Lã Bố quỳ xuống đất liên tục cầu xin Tào Tháo tha thứ, nghĩ rằng như vậy có thể giữ được tính mạng, nhưng đã bị Trương Liêu mắng: “Lã Bố thất phu, chết thì chết thôi, có gì phải sợ?”

Trương Liêu mắng chửi Tào Tháo không tiếc lời, không chút sợ sệt, nhưng nhưng Tào Tháo yêu thích võ công của ông, cuối cùng thu phục ông làm tướng tài nam chinh bắc chiến.

Người xưa nói: “Sống chết do mệnh, phú quý tại Thiên”, người nào có thể thản nhiên đối mặt với thử thách sinh tử, nhất định đó là người có tâm hồn cao thượng.

Minh An
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Cái ác của kẻ tham sống sợ chết và sự cao thượng của nghĩa sĩ xả thân