Cao tăng Nga "nhục thân bất hoại' để lại dự ngôn kinh động thế nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 15/6/1927, Lạt Ma Hán Ba thứ 12 qua đời. Trước khi viên tịch, ông đã căn dặn các nhà sư đến thăm ông sau 30 năm. Lạt ma của ngôi chùa lặng lẽ mở quan tài gỗ vào năm 1955 và 1973, và thấy rằng Lạt Ma Hán Ba vẫn trong tư thế thiền định, và thi thể của ông không bị phân hủy.

Bao lâu sau khi chết thì cơ thể sẽ trở thành một đống xương?

Có lẽ các nhà khoa học sẽ đưa ra một dãy số. Ví dụ, cơ thể sau khi chết giống như một "bữa tiệc" của vi khuẩn. Không có gì ngăn cản thì vi khuẩn có thể sinh sôi tùy ý. Đây là lý do tại sao nếu con người chết, nếu không có bất kỳ biện pháp xử lý nào, thi thể sẽ nhanh chóng bị phân hủy, và nếu thi thể ở trong điều kiện nóng và ẩm ướt sau khi chết càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tuy nhiên, “nhục thân bất hoại” đã trở thành một bí ẩn của cơ thể con người mà khoa học hiện đại không thể giải thích được. Những hiện tượng trái "quy luật" này khiến chúng ta nhận thức được rằng giáo dục khoa học mà chúng ta học từ nhỏ chỉ là một trong cách phương thức nhận thức thế giới, tuyệt đối không phải là phương pháp duy nhất.

Nhục thân của Thánh nữ Bernadette Soubirous sau 46 năm vẫn còn nguyên vẹn, da dẻ hồng hảo, không hề có dấu hiệu bị phân hủy. (Wikipedia)
Nhục thân của Thánh nữ Bernadette Soubirous sau 46 năm vẫn còn nguyên vẹn, da dẻ hồng hảo, không hề có dấu hiệu bị phân hủy. (Wikipedia)

Cao tăng Nga không những "nhục thân bất hoại' mà còn để lại dự ngôn kinh động thế nhân.

"Nhục thân bất hoại"

Từ năm 1927 đến nay, Lạt Ma Hán Ba (Khambo) của Phật giáo Tạng truyền viên tịch đã hơn 90 năm nhưng thi thể của ngài vẫn nguyên vẹn như còn sống, không bị phân hủy, khiến giới học thuật bàng hoàng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nghe danh tiếng ngài mà đến chiêm ngưỡng để 'gặp mặt' với người nhục thân bất hoại.

Lạt Ma Hán Ba thứ 12 (Pandido Khambo Lama), tên là Itigilow, là hóa thân của Lạt Ma Hán Ba thứ 11 của Phật giáo Tạng truyền. Năm 1911, Lạt Ma Hán Ba thứ 12 trở thành nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng ở Buryatia, Nga. Ông đã xây dựng các chùa, xuất bản kinh sách và cống hiến hết mình cho sự phục hưng của Phật giáo. Vì thông thạo y học, ông đã biên soạn một bộ bách khoa toàn thư về dược học, đồng thời ông cũng chữa bệnh cho người dân địa phương bằng y thuật tinh sâu của mình. Từ năm 1913 đến năm 1917, ông xây dựng ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở St.Petersburg, Nga.

Lạt Ma Hán Ba thứ 12 (Pandido Khambo Lama), tên là Itigilow. (Ảnh chụp màn hình video Youtube)
Lạt Ma Hán Ba thứ 12 (Pandido Khambo Lama), tên là Itigilow. (Ảnh chụp màn hình video Youtube)

Dự ngôn kinh động thế nhân

Năm 1926, một năm trước khi qua đời, ông đã tiên đoán với các nhà sư rằng "khủng bố đỏ đang đến", tức là phong trào cộng sản sắp phát động một cuộc tàn sát chống lại loài người. Dự đoán này sớm trở thành hiện thực, ĐCS Liên Xô đã giết chết 30 triệu người Nga trong 10 năm sau đó.

ĐCS Liên Xô không chỉ tàn sát người dân của mình, mà còn xuất khẩu bạo lực và khủng bố. Cuộc thanh trừng lớn của ĐCS Liên Xô đối với giới tôn giáo đã đặt chỉ tiêu cho tất cả những người tham gia trấn áp 'bọn phản cách mạng'. Mỗi người phải xử lý 10 trường hợp mỗi ngày và sẽ có phần thưởng nếu vượt mức. Để có được phần thưởng một số người trấn áp 'bọn phản cách mạng' này đã xử lý 60 vụ một ngày, có người xử lý hàng trăm vụ một tuần.

Kể từ khi ĐCS Liên Xô đàn áp các tôn giáo, các phong trào bạo lực bùng phát ở Nga, các nhà sư phát hiện ra nhục thân bất hoại của Lạt Ma Hán Ba đã giữ bí mật.

Sự xuất hiện của ĐCS Liên Xô đã gây ra cái chết cho hơn 30 triệu người Nga trong suốt 10 năm sau đó. (Getty)
Sự xuất hiện của ĐCS Liên Xô đã gây ra cái chết cho hơn 30 triệu người Nga trong suốt 10 năm sau đó. (Getty)

Mãi đến năm 2002, bí mật về nhục thân bất hoại của Lạt Ma Hán Ba mới được tiết lộ với thế giới. Nhà nghiên cứu bệnh lý học Yuriy Tampereyev đã tiến hành kiểm tra toàn diện cơ thể nguyên vẹn, từ đầu đến chân không tìm thấy dấu vết của việc xử lý nhân tạo thi thể, không vết mổ, không khâu, không tiêm thuốc v.v. Thi thể của Lạt Ma Hán Ba được bảo quản rất tốt, nhưng không phải là xác ướp.

Để ướp xác thì cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ hoàn toàn nước trong các mô cơ thể, đồng thời có thể bảo quản được phần thịt. Tuy nhiên, các mô da của cơ thể Lạt Ma Hán Ba vẫn mềm mại. Hiện tượng này không xảy ra trên xác ướp. Xác chết bình thường sẽ trở nên cứng khi sinh mệnh chết đi, xuất hiện các mảng loang lổ, sáp xác chết sẽ được tạo ra sau khi phân hủy chất béo, và mùi xác chết sẽ phát ra do phân hủy. Tuy nhiên, không có hiện tượng nào trong số những hiện tượng này xuất hiện trong da thịt của Lạt Ma Hán Ba.

Xác ướp nổi tiếng: Màn mở quan tài của Tutankhamun.
Xác ướp nổi tiếng: Màn mở quan tài của Tutankhamun. (Wikipedia)

Chuyên gia của Trung tâm Pháp y Liên bang Nga, Giáo sư Viktor Zvyagin, nói rằng họ đã lấy đi một lượng nhỏ tóc, da và móng tay của Lạt Ma Hán Ba để nghiên cứu sau khi được nhà chùa đồng ý. Sau khi nghiên cứu bằng phương pháp đo quang phổ hồng ngoại, người ta thấy rằng mô protein của thịt vẫn còn đặc tính hoạt động, trong quan tài bằng đá không có mùi xác chết và đến nay vẫn không hề có.

Có người hỏi Zvyiajin rằng liệu anh có thể nghĩ rằng Lạt Ma Hán Ba vẫn còn sống hay không? Zvyiajin nói: "Không. Nhiệt độ thân thể của ngài là dưới 20 độ, đó chắc chắn là một đặc điểm của cái chết".

Giáo sư Galina Yershova, Đại học Nhân văn Quốc gia Nga, cho biết khi mở quan tài nơi Lạt Ma đang yên nghỉ, họ ngửi thấy một mùi thơm. Các khớp của Lạt Ma Hán Ba uốn cong dễ dàng, và các cơ của ngài linh hoạt như một người sống.

Các chuyên gia Nga đã nghiên cứu cơ thể bất hoại của Lạt Ma Hán Ba và phát hiện ra rằng da, tóc, móng tay và các mô cơ thể khác của ngài không khác gì da của người sống. Cấu trúc protein trong cơ thể vẫn chưa bị phá hủy, và nó vẫn giống như người sống.

Các chuyên gia Nga đã nghiên cứu cơ thể bất hoại của Lạt Ma Hán Ba và phát hiện ra rằng da, tóc, móng tay và các mô cơ thể khác của ngài không khác gì da của người sống.
Các chuyên gia Nga đã nghiên cứu cơ thể bất hoại của Lạt Ma Hán Ba và phát hiện ra rằng da, tóc, móng tay và các mô cơ thể khác của ngài không khác gì da của người sống. (Wikipedia)

Nói chung, protein chiết xuất có thể được bảo quản trong 3 ~ 5 năm trong môi trường âm 80°C. Tuy nhiên, cấu trúc protein của Lạt Ma Hán Ba không bị ảnh hưởng bởi thời gian, nhiệt độ và môi trường, và được bảo tồn trong suốt hơn 90 năm.

Cơ thể bất hoại của Lạt Ma Hán Ba thứ 12 đã mở ra cánh cửa cho thế giới khám phá các hiện tượng tồn tại trong lĩnh vực tâm linh. Con người có thể thông qua phương pháp tu luyện, không ngừng nâng cao đạo đức thì đồng thời cũng khiến nhục thân đạt đến bất hoại. Điều này có rất nhiều bằng chứng ở cả phương Đông và phương Tây, không phải là một trường hợp cá biệt.

Tại sao Lạt Ma Hán Ba để lại nhục thân bất hoại của mình? Khi còn sống, ngài từng nói: "Khi người ta mất đi tín ngưỡng thì khi đó tôi sẽ xuất hiện và khiến mọi người phải suy nghĩ về ý nghĩa của sự sống".

Tín ngưỡng là một loại hoạt động của thế giới nội tâm của con người, trải nghiệm và suy nghĩ về cuộc sống, thời gian và không gian và vũ trụ. Nó không phải là một phạm trù mà một đảng chính trị nên quản lý và có thể cai trị. Tuy nhiên, một số nhà cầm quyền dựa vào sự hiểu biết đáng thương và nực cười của họ về vũ trụ và cuộc sống lại cho rằng: mọi thứ bên ngoài lý thuyết của họ đều được gọi là "mê tín", và những người theo thuyết hữu Thần phải bị tẩy não, bị chuyển hóa, bị chỉ trích, và thậm chí bị 'biến mất'.

Một số nhà cầm quyền cho rằng: mọi thứ bên ngoài lý thuyết của họ đều được gọi là "mê tín", và những người theo thuyết hữu Thần phải bị tẩy não, bị chuyển hóa, bị chỉ trích.
Một số nhà cầm quyền cho rằng: mọi thứ bên ngoài lý thuyết của họ đều được gọi là "mê tín", và những người theo thuyết hữu Thần phải bị tẩy não, bị chuyển hóa, bị chỉ trích. (Pxhere)

Hơn mười năm trước, Giáo sư Yersova, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói với các phóng viên rằng: "Các chỉ số khác nhau của xác nhà sư không khác gì so với cơ thể của một người sống. Nó hoàn toàn trái ngược với định luật khoa học rằng thi thể sau khi mai táng 75 năm thì sẽ phải biến đổi hình dạng như thế nào. Đó là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Phật giáo và là trường hợp đầu tiên trong toàn bộ lịch sử nhân loại".

Damba Ayusheev, nhà lãnh đạo hiện tại của Phật giáo Nga, nói rằng nghiên cứu này "khuyến khích các Phật tử thuần thành và giúp những người hoài nghi buông bỏ nghi ngờ của họ".

"Nhục thân bất hoại" thách thức các lý thuyết khoa học hiện đại

Trên thực tế, có rất nhiều hiện tượng “nhục thân bất hoại”, nổi tiếng nhất là tượng nhục thân trên núi Cửu Hoa, trong đó có đệ tử Phật gia sớm nhất là Kim Kiều Giác đời Đường. Sau khi ông viên tịch 3 năm, nhục thân "dung nhan vẫn như lúc còn sống, các ngón tay mềm mại, và các khớp có âm thanh, như lay khóa vàng".

Chỉ cần để ý một chút sẽ thấy hầu như tất cả những người đạt đến cảnh giới “nhục thân bất hoại” đều là người tu luyện. Hầu hết các tín ngưỡng của họ đều chứa đựng những ý nghĩa như: trân quý sinh mệnh và không được sát sinh, từ bi với người khác, bao dung với người khác và đối xử chân thành với tất cả.

Ngoài hiện tượng “nhục thân bất hoại” này, một hiện tượng khác sau khi chết của người tu luyện là xuất hiện “xá lợi”.

Xá lợi đặc biệt đề cập đến một chất dạng hạt rất cứng, sáng và nhiều màu sắc xuất hiện sau khi hỏa thiêu xác của một người tu luyện Phật gia sau khi họ viên tịch. Điều này thường thấy trong Phật giáo Tây Tạng.

Xá lợi đặc biệt đề cập đến một chất dạng hạt rất cứng, sáng và nhiều màu sắc xuất hiện sau khi hỏa thiêu xác của một người tu luyện Phật gia sau khi họ viên tịch. Ảnh: Xá lợi Phật ở chùa Wat Khung Taphao. (Wikimedia Commons)
Xá lợi đặc biệt đề cập đến một chất dạng hạt rất cứng, sáng và nhiều màu sắc xuất hiện sau khi hỏa thiêu xác của một người tu luyện Phật gia sau khi họ viên tịch. Ảnh: Xá lợi Phật ở chùa Wat Khung Taphao. (Wikimedia Commons)

Còn những 'nhà lãnh đạo Phật giáo' giả danh, thực chất là người giả tu cài cắm trà trộn vào phá hoại Phật giáo, những người này sau khi chết và đem đi hỏa táng thì không có gì ngoài nắm tro tàn.

“Nhục thân bất hoại” đã trở thành một bí ẩn của cơ thể con người mà khoa học hiện đại không thể giải thích được, nhưng đối với những người tu luyện thì hiện tượng này là bình thường. Nó cho thấy nó đã phá vỡ quy luật “Nếu chất hữu cơ mất đi sự sống, ở trạng thái tự nhiên nó sẽ phân hủy”. Điều này thách thức các lý thuyết về chất hữu cơ và chất vô cơ trong hóa học hiện đại và cho thấy những hạn chế của hiểu biết khoa học hiện đại.

Tường Hòa
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Cao tăng Nga "nhục thân bất hoại' để lại dự ngôn kinh động thế nhân