Câu chuyện ‘Faust bán linh hồn cho quỷ’ xuyên suốt lịch sử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ thời Trung cổ đến nay, huyền thoại về Faust chưa bao giờ phai nhạt, luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi. Tại sao? Có lẽ vì mỗi chúng ta đều phải đối mặt với cùng một lựa chọn: sống vì những phần thưởng thế gian như tiền bạc, thú vui, danh vọng, hoặc cống hiến bản thân cho những mục tiêu cao cả hơn, vị tha hơn.

Trong tấm thảm phong phú của nền văn minh phương Tây, một số chủ đề và câu chuyện thường lặp đi lặp lại, đánh dấu sự liên tục của nền văn hóa khi mỗi thế hệ tìm thấy ý nghĩa mới trong tác phẩm.

Câu chuyện về Faust, gợi nhớ đến những câu chuyện kinh điển như Đấng Chúa Giêsu chịu sự cám dỗ của trong sa mạc, lời cảnh báo cổ xưa về Prometheus và Icarus, tượng trưng cho cuộc đấu tranh vĩnh cửu của con người.

Thực ra có một bác sĩ Faust tồn tại, một nhà chiêm tinh người Đức ở thế kỷ 16, người có khả năng sử dụng phép thuật đã khiến ông bị trục xuất khỏi các thị trấn và bị buộc tội bán linh hồn của mình cho quỷ dữ. Trong những năm qua, rất nhiều huyền thoại đã lớn lên xung quanh tên của ông ấy đến nỗi bây giờ không thể tách sự thật khỏi hư cấu. Câu chuyện của ông đã trở thành một trong những huyền thoại cơ bản của phương Tây.

Bức ‘Faust’, vào khoảng năm 1652, của Rembrandt. Rijksmuseum, Amsterdam, Hà Lan. (Phạm vi công cộng)
Bức ‘Faust’, vào khoảng năm 1652, của Rembrandt. Rijksmuseum, Amsterdam, Hà Lan. (Phạm vi công cộng)

Hai kiệt tác ‘Mephistopheles’

Năm 1587, một cuốn sách ‘Faust’ ẩn danh được xuất bản ở Frankfurt Am Main, được cho là những câu chuyện về cuộc đời của bác sĩ nhưng chủ yếu là những lời đồn đại và những câu chuyện dân gian. Bằng cách nào đó, điều này lại lọt vào tay Christopher Marlowe, một nhà viết kịch trẻ xuất sắc sinh cùng năm với Shakespeare, người đã biến những câu chuyện thành kiệt tác của mình ‘Lịch sử bi kịch của bác sĩ Faustus’. Marlowe là một người bí ẩn: Anh ta bị buộc tội là một điệp viên, một kẻ lưu manh và một người vô Thần trước khi chết trong một trận đấu dao ở tuổi 29.

Chân dung Christopher Marlowe (1564-1593). Ảnh: wikimedia.
Chân dung Christopher Marlowe (1564-1593). Ảnh: wikimedia.

Marlowe với kịch bản đầu tiên được biết đến: Nhân vật Faustus là hiện thân của hành trình tìm kiếm kiến ​​thức khoa học thời Phục hưng, nhưng sự tò mò và niềm tự hào của nhân vật đã đẩy anh ấy đi xa hơn - xuống con dốc trơn trượt của nghề phù thủy. Lấy gợi ý từ những vở kịch bí ẩn thời Trung cổ, Marlowe đã sáng tác cho Faustus hai Thiên Thần, một thiện và một ác, để đưa lời khuyên cho anh ta. Tuy nhiên, Faust bị Thiên Thần xấu lôi kéo nên đã ký một hiệp ước máu với ác quỷ Mephistopheles, có được sức mạnh siêu nhiên trong 24 năm với cái giá phải trả là trải qua phần đời còn lại trong địa ngục.

Trong nhiều năm, Faustus dần mất đi quyền lực của mình, trở thành trò hề cho các nhà quý tộc bởi những mánh khóe lôi kéo và nuôi nàng Helen xinh đẹp của thành Troy từ cõi chết trở thành người yêu của mình.

Nhưng Thiên đường và sự bất tử không thể tìm thấy trong sự âu yếm ngọt ngào của Helen. Thời gian kết thúc của Faustus đã đến. Anh ấy cố gắng ăn năn, nhưng đã quá muộn. Quỷ Mephistopheles và đồng bọn của hắn đã kéo anh ta xuống địa ngục.

Trang tiêu đề của ấn bản năm 1620 của Christopher Marlowe ‘Lịch sử bi kịch của bác sĩ Faustus’, với hình minh họa khắc gỗ về bác sĩ Faustus và một con quỷ. (Phạm vi công cộng)
Trang tiêu đề của ấn bản năm 1620 của Christopher Marlowe ‘Lịch sử bi kịch của bác sĩ Faustus’, với hình minh họa khắc gỗ về bác sĩ Faustus và một con quỷ. (Phạm vi công cộng)

Năm 1808, Johann Wolfgang von Goethe xuất bản ‘Faust, phần 1’ của riêng mình, một vở kịch thơ được nhiều người coi là viên ngọc quý của nền văn học Đức. Goethe thêm một tình tiết phụ mới quan trọng: Faust theo đuổi Gretchen, một cô gái làng chơi ngây thơ mà anh ta quyến rũ và bỏ rơi.

Chân dung Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832). Ảnh: wikimedia.
Chân dung Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832). Ảnh: wikimedia.

Phiên bản này bắt đầu, giống như quyển sách về Job, rằng Satan đặt cược với Đức Chúa rằng hắn có thể dẫn Job, một người vô cùng tin tưởng và trung thành của Chúa, đi lạc đường. Con quỷ Mephistopheles dưới ngòi bút của Goethe đã cám dỗ Faust bằng cách ban cho anh ta của cải và quyền lực thế gian, không giống như Job bị Satan thử thách bằng cách lấy đi tất cả mọi thứ.

Khi Goethe hoàn thành ‘Faust, phần 2’ năm 1832, ông thay đổi suy nghĩ về số phận cuối cùng của Faust và Gretchen. Theo bản nháp ban đầu, cả hai đều bị chết thảm, nhưng trong phần 2, Faust được mọi người cứu, gồm cả cô gái mà anh ta đã bỏ rơi. Gretchen mang thai và cô đơn, bị mọi người trong làng xa lánh, cô tuyệt vọng dìm chết đứa con mới sinh của mình. Khi Faust biết tin cô bị bắt vì tội giết người, anh ta đã cố gắng giải thoát cô khỏi nhà tù bằng mọi cách, nhưng cô từ chối, chấp nhận hình phạt cho tội lỗi của mình.

Nhưng đây không phải là kết thúc. Đức Chúa nhìn thấy sự ngây thơ ban đầu và sự ăn năn của Gretchen, Ngài đã cứu linh hồn cô và đến lượt cô cầu nguyện thay cho Faust. Giống như nàng Beatrice của Dante, nàng đã dẫn lối cho Dante đến Thiên đường.

Một ấn bản năm 1876 của cuốn sách ‘Faust’, tác giả Johann Wolfgang von Goethe, được trang trí bởi Rudolf Seitz. Nhà xuất bản Stroefer & Kirchner, từ Quỹ Nghệ thuật Tamoikin. (Earthsphere / CC BY-SA 4.0)
Một ấn bản năm 1876 của cuốn sách ‘Faust’, tác giả Johann Wolfgang von Goethe, được trang trí bởi Rudolf Seitz. Nhà xuất bản Stroefer & Kirchner, từ Quỹ Nghệ thuật Tamoikin. (Earthsphere / CC BY-SA 4.0)

Câu chuyện hoàn toàn thay đổi so với Marlowe, nơi tiền công của tội lỗi là cái chết và thời gian. Đối với Goethe, cũng như đối với Dante, tình yêu chân thành hướng chúng ta đến với tình yêu vĩnh hằng của Chúa, nhưng phải nỗ lực vượt qua mới có thể đến đó được.

Sau Goethe, các tác giả khác nhau như Louisa May Alcott (A Modern Mephistopheles), Oscar Wilde (The Picture of Dorian Gray) và Thomas Mann (Doctor Faustus) đã tạo ra các nhân vật khác nhau theo cách riêng của họ. Và, câu chuyện của Stephen Vincent Benét ‘The Devil and Daniel Webster’ được dựng thành phim kinh điển vào năm 1941, đã đưa câu chuyện đến Mỹ.

‘Faust’ trong âm nhạc

Khi thế kỷ 19, ‘Faust’ đã học hát. Bài thơ của Goethe đã truyền cảm hứng cho các nhà soạn nhạc trên khắp châu Âu. Bài hát năm 1814 của Franz Schubert ‘Gretchen am Spinnrade’ (Gretchen at Her Spinning Wheel - Gretchen tại bánh xe quay của cô ấy) nổi tiếng, nhưng Beethoven đã viết một bài hát Faust còn sớm hơn nữa.

Buổi hòa nhạc ‘Faust Overture’ (1840) của Richard Wagner với sự giúp đỡ của cha vợ ông là Franz Liszt, người có ‘Bản giao hưởng Faust’ (1854). Wagner kết hợp ý tưởng từ các chuyển động để tạo ra một buổi hòa nhạc đơn chuyển động cho ba nhân vật chính: Faust, Gretchen, và Mephistopheles.

Thế giới opera thực sự phát cuồng vì Faust. Khoảng 20 vở opera lấy cảm hứng từ Faust đã xuất hiện cho đến nay. Nổi tiếng nhất là vở ‘Faust’ của Charles Gounod (1859), vở opera nổi tiếng nhất thế giới trong nhiều thập kỷ và vở ‘Mefistofele’ của Arrigo Boito (1868).

Vở ‘La Damnation de Faust’ của Hector Berlioz không được đón nhận nhiều khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1846, nhưng danh tiếng của vở opera-oratorio kết hợp này đã tăng cao kể từ đó.

Cảnh đấu tay đôi từ Màn IV trong vở opera ‘Faust’ của Charles Gounod, ‘The Victrola Book of the Opera’ năm 1917. (Phạm vi công cộng)
Cảnh đấu tay đôi từ Màn IV trong vở opera ‘Faust’ của Charles Gounod, ‘The Victrola Book of the Opera’ năm 1917. (Phạm vi công cộng)

Faust đã truyền cảm hứng cho vở nhạc kịch cổ điển của Mỹ ‘Dam Yankees’, trong đó một người hâm mộ bóng chày trung niên bán linh hồn của mình cho quỷ dữ để được biến thành một vận động viên của giải đấu lớn. Một quỷ nữ quyến rũ anh ta vào bóng tối với bài hát nổi tiếng ‘Whatever Lola Wants, Lola Gets’. Nhưng yên tâm, cuối cùng thì quỷ kia cũng bị tiêu diệt (được trình chiếu trên sân khấu Broadway và trong phim của Ray Walston).

‘Faust’ trong điện ảnh

Tiềm năng thị giác của câu chuyện Faust đã khiến nó trở thành một hình thức nghệ thuật mới của thế kỷ 20, hình ảnh chuyển động.

Ngay từ năm 1900, công ty của Thomas Edison đã phát hành ‘Faust và Marguerite’, một họa tiết chỉ dài 57 giây!

Tại Pháp, vào năm 1904, nhà ảo thuật và đạo diễn phim Georges Méliès với bộ phim nổi tiếng ‘A Trip to the Moon - Chuyến đi đến mặt trăng’, đã thực hiện bộ phim ‘Faust và Marguerite’ dài 15 phút. Đây là lần bẻ khóa thứ 4 của ông trong câu chuyện - lần đầu tiên là vào năm 1897.

Georges Méliès (1861-1938), nhà ảo thuật và đạo diễn phim người Pháp, người đã đi tiên phong với nhiều phát triển về kỹ thuật và kể chuyện trong những ngày đầu của điện ảnh. (Ảnh: wikimedia)
Georges Méliès (1861-1938), nhà ảo thuật và đạo diễn phim người Pháp, người đã đi tiên phong với nhiều phát triển về kỹ thuật và kể chuyện trong những ngày đầu của điện ảnh. (Ảnh: wikimedia)

Tác phẩm điện ảnh cuối cùng Faust xuất hiện vào năm 1926. Hãng phim lớn nhất của Đức, UFA, đã quyết định kỷ niệm 10 năm thành lập bằng cách để hai đạo diễn hàng đầu của mình thực hiện bản anh hùng ca ngoạn mục, mà không tốn kém chi phí. Fritz Lang sản xuất ‘Metropolis’ và F.W. Murnau sản xuất ‘Faust’.

Một cảnh trong vở ‘Faust’ của F.W. Murnau. (Phạm vi công cộng)
Một cảnh trong vở ‘Faust’ của F.W. Murnau. (Phạm vi công cộng)
Faust đến Mỹ: Edward Arnold (trái) trong vai Daniel Webster và John Huston trong vai Mr. Scratch (ác quỷ) trong bộ phim năm 1941 ‘The Devil and Daniel Webster’, có tựa đề ban đầu là ‘All That Money Can Buy’ (Tất cả những gì có thể mua bằng tiền). (RKO Radio Productions)
Faust đến Mỹ: Edward Arnold (trái) trong vai Daniel Webster và John Huston trong vai Mr. Scratch (ác quỷ) trong bộ phim năm 1941 ‘The Devil and Daniel Webster’, có tựa đề ban đầu là ‘All That Money Can Buy’ (Tất cả những gì có thể mua bằng tiền). (RKO Radio Productions)

Faust thậm chí trở nên đa ngôn ngữ. Đánh đổi sự chính trực đạo đức của một người để đạt được lợi ích ngắn hạn gọi là ‘sự mặc cả Faustian’. Nhà sử học và triết gia lịch sử người Đức Oswald Spengler đã sử dụng ‘con người Faustian’ và ‘văn hóa Faustian’ để mô tả một xã hội phương Tây mà ông cảm thấy đang bán linh hồn cho công nghệ để đổi lấy kiến ​​thức không giới hạn. Và ‘Mephistophelean’ được định nghĩa là ‘thể hiện sự xảo quyệt, khéo léo hoặc độc ác điển hình của một ác quỷ’.

Người ta cho rằng tất cả chúng ta đều là Faust, thường xuyên bị cám dỗ để vi phạm các nguyên tắc đạo đức cao hơn của con người để đổi lấy sự hài lòng tức thời, để được chấp thuận, thành công và tất cả những giải thưởng lấp lánh khác nhau nơi thế gian này. Nhưng mà, Faust trong phiên bản của Goethe được nàng Gretchen dành một lời tốt đẹp trên Thiên đàng, còn chúng ta có thể không may mắn như vậy! Do đó mỗi người chúng ta cần đưa ra lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho riêng mình.

Cao Nguyên

Theo Stephen Oles - Epochtimes

Giới thiệu tác giả: Stephen Oles là giáo viên một trường trong thành phố, một nhà văn, diễn viên, ca sĩ và một nhà viết kịch. Các vở kịch của ông đã được trình diễn ở London, Seattle, Los Angeles, và Long Beach, California. Ông ấy sống ở Seattle và hiện đang viết cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình.



BÀI CHỌN LỌC

Câu chuyện ‘Faust bán linh hồn cho quỷ’ xuyên suốt lịch sử