Câu cổ ngữ “Ngựa thì xem 4 móng, người thì xem 4 tướng” là nói về 4 tướng nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa cho rằng, khi nhận biết người, thì từ ngũ quan, tướng thịt, tướng xương, và khí tướng, đều có thể nhìn ra thế giới nội tâm, tính cách, phong cách hành xử và vận mệnh của một cá nhân.

Hàn Dũ, một trong Đường Tống Bát Đại Gia đã viết trong tác phẩm Mã Thuyết rằng: “Thiên lý mã luôn có, mà Bá Nhạc không thường có. Thế nên, tuy có danh mã, nhưng chỉ chịu nhục trong tay kẻ nô lệ, chết như ngựa thường bên máng ngựa, mà không được gọi là thiên lý mã”

Lời từ này của Hàn Dũ không chỉ đã luận chứng mối quan hệ giữa thiên lý mã với Bá Nhạc, hơn nữa còn nói ra tư tưởng trung tâm khi Bá Nhạc xem tướng ngựa, thì trọng điểm là ở chữ “Xem tướng”.

Người xưa căn cứ vào “Thuật xem tướng” và kinh nghiệm cá nhân đã tổng kết ra phương pháp nhận biết con người khá hoàn thiện.

Thứ nhất: Ngựa thì xem 4 móng

Tại sao khi xem tướng ngựa lại coi trọng “ngựa thì xem 4 móng”? Xem một con ngựa có phải ngựa quý, ngựa tốt hay không, thì nơi cần xem nhất chính là “4 móng”.

Rất nhiều người cho rằng, câu này là nói xem 4 vó ngựa để đánh giá ngựa hay dở, nhưng thực tế là xem 4 vị trí trên móng ngựa.

Người ngoài nghề khi xem tướng ngựa thường chú ý đến dáng vẻ bề ngoài của con ngựa. Ví như, con ngựa này có cao lớn uy phong dũng mãnh không, màu sắc lông có bóng mượt không, sáng bóng không, cơ bắp có phát triển không v.v.

Họ cho rằng, con ngựa như thế này mới là thiên lý mã, nhưng người thực sự hiểu xem tướng ngựa lại không cho là như thế, bởi vì họ biết rằng, chỉ dựa vào dáng vẻ bên ngoài mà xem tướng ngựa thì cuối cùng ắt sẽ sai một ly đi một dặm.

Nhưng nếu là người như Bá Nha, người có kinh nghiệm xem tướng ngựa giỏi nhất trong lịch sử, thì xuống ngựa, họ không chỉ xem dáng vẻ bề ngoài, mà quan trọng nhất là xem “4 móng”. Đây cũng chính là câu nói “Người ngoài nghề xem náo nhiệt, người trong nghề xem môn đạo”.

Một con ngựa nếu trạng thái “4 móng” đều tốt thì có thể nói nó là thiên lý mã tiềm tàng. Trên thực tế, người ta thường dùng câu nói này để biểu đạt rằng, khi làm việc thì chớ nhìn hiện tượng bề ngoài.

Mãn nhãn với những bức ảnh về ngựa đẹp siêu thực (Được cho phép bởi Christa Merk))
chỉ dựa vào dáng vẻ bên ngoài mà xem tướng ngựa thì cuối cùng ắt sẽ sai một ly đi một dặm. (Được cho phép bởi Christa Merk)

Trong rất nhiều tình huống, vẻ bề ngoài đều có tính lừa bịp. Nếu cứ một mực chú ý đến bề ngoài, thì cuối cùng sẽ rơi vào kết cục thất bại.

Khi làm việc thì nhất định phải nhìn bản chất, chớ để vẻ bề ngoài mê hoặc. Ví như, “Tái Ông mất ngựa, sao biết đó không phải là phúc?”

Một sự việc vốn ban đầu là rất đen đủi, nhưng lại giúp con trai của Tái Ông tránh được việc đi lính. Vì theo pháp luật thời đó, người tàn tật không phải ra chiến trường, thế nên anh ta đã giữ được mạng sống.

Thứ 2: Người thì xem 4 tướng

Xem tướng ngựa và xem tướng người là những con đường khác nhau như đều gặp nhau ở một đích. Sở dĩ nói như vậy vì khi xem tướng ngựa, Bá Nhạc biết tìm điểm then chốt.

Huống hồ khi giao tiếp với người, thì càng cần phải hiểu rõ bản chất của người ta, để tránh vì quá tin tưởng người không đáng tin nên dẫn đến tổn hại về lợi ích, thậm chí tính mệnh mình.

Người xưa khi quan sát một người, muốn hiểu được phẩm hạnh và tính cách của người đó thì đều nhắm vào 4 phương diện.

Đó là ngũ quan, tướng thịt, tướng xương, và khí tướng. Từ 4 phương diện này có thể dễ dàng hiểu sâu sắc người đó là tốt hay xấu, cao thượng hay thấp kém.

  • Xem ngũ quan

Ngũ quan cũng chính là tướng mặt, khi quan sát một cá nhân, trước tiên cần chú ý đến là ngũ quan. Bất kể là họ là người gian tà xảo trá hay chính nhân quân tử, chúng ta đều có thể có được thông tin từ trên gương mặt của họ.

Những câu nói như “tướng do tâm sinh”, “thiên đình bão mãn, địa các phương viên”, “tai to dài đến vai, mặt hiền từ hòa ái”, “mõm nhọn má khỉ, mũi diều hâu”... đều là những thông tin quan trọng mà ngũ quan phản ánh ra.

Thiện ác trên khuôn mặt: Nếu người xung quanh có đặc trưng này thì hãy gần gũi. (Ảnh: Pixabay)
Thiện ác trên khuôn mặt: Nếu người xung quanh có đặc trưng này thì hãy gần gũi. (Ảnh: Pixabay)
  • Xem tướng thịt

Tướng thịt, nói một cách đơn giản là da mà màu sắc da thịt. Người có da sáng hồng, gương mặt luôn nở nụ cười, thì nhất định là người có gia đình sung túc, hôn nhân mỹ mãn.

Nếu một người có da thô, tối, hoặc mặt vàng gầy gò có nhiều nếp nhăn, thế thì cảnh ngộ của người đó khá bi đát.

  • Xem tướng xương

“Vẽ hổ vẽ da khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng”. Khi quan sát một người, tướng xương rất quan trọng. Cái gọi là xem tướng xương không phải là xem xương cốt kỳ lạ, mà là giỏi quan sát thế giới nội tâm người khác, cốt cách, bản chất cốt lõi của người khác. Người này là người thiện lương hay kẻ đại gian đại ác, thông qua “xem tướng xương” là có thể biết được.

  • Xem tướng khí

Tướng khí tức là tinh khí, khí trong thần, đồng thời cũng là chỉ sắc khí của một cá nhân. Nếu sắc khí khuôn mặt hồng hào tươi tắn, trạng thái tinh thần tốt, thế thì thân thể cá nhân đó sẽ khá mạnh khỏe.

Một người mà cả ngày mặt mày ủ rũ, thì khí sắc cũng nhất định sẽ kém, nhất là người mặt vàng gày gò, có thể do suy dinh dưỡng, đương nhiên phần nhiều là có quá nhiều sự tình không như ý.

tuổi già
Nếu sắc khí khuôn mặt hồng hào tươi tắn, trạng thái tinh thần tốt, thế thì thân thể cá nhân đó sẽ khá mạnh khỏe. (Ảnh: Adobe Stock)

Lời kết

Con người trong xã hội hiện đại, tư tưởng khá ‘duy vật’, nên có rất ít người tin vào thuyết toán mệnh. Nhưng nghề toán mệnh sở dĩ vẫn không bị tuyệt diệt là bởi nó có đạo lý của nó.

Nói thẳng ra là, toán mệnh vẫn có giá trị thị trường, những thứ mà người xưa truyền lại như xem tướng mặt, thuật nhận biết người, tuy chưa hẳn là khoa học, nhưng lại vô cùng đáng xem xét nghiên cứu, vì nó có ứng dụng to lớn trong đời sống, sự nghiệp con người.

Hoàng Mai
Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

Câu cổ ngữ “Ngựa thì xem 4 móng, người thì xem 4 tướng” là nói về 4 tướng nào