Cha mẹ phải làm gì khi trẻ nói dối (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Học thành thật, và nói dối, đều là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, và mấu chốt là cách cha mẹ dạy con phải trung thực là tất quan trọng. 

Xem lại: Cha mẹ phải làm gì khi trẻ nói dối (Phần 1)

Đại đa số trẻ đều đã nói dối, nhưng nhiều bố mẹ vẫn còn bỡ ngỡ khi lần đầu nghe con mình nói dối. Mặc dù, học thành thật, và nói dối, là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng điều quan trọng là bố mẹ làm thế nào để dạy con rằng, thành thực là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số cách để biến con bạn trở thành một người trung thực.

Xử lý thế nào khi trẻ nói dối và cố tình nói dối?

Nếu con bạn cố tình nói dối, bước đầu tiên, hãy nói với con rằng, nói dối là một hành vi xấu, và giải thích tại sao nói dối là xấu, cũng như tương lai mẹ sẽ không còn tin con nữa. Bước thứ hai là lợi dụng thích đáng hậu quả để răn dạy trẻ. Ví dụ, trẻ vẽ nguệch ngoạc lên tường, lát sau lại nói dối, hãy yêu cầu con lau tường cho bạn.

Điều quan trọng là phải phân biệt giữa nói dối và hành vi dẫn đến nói dối. Nếu con bạn nói dối để thu hút sự chú ý của bạn, hãy quan tâm đến việc chăm sóc con theo cách tích cực hơn. Nếu con nói dối để đạt được thứ mình muốn, chẳng hạn như một cuốn sách mới, hãy cân nhắc thưởng cho trẻ.

Lời khuyên để giải quyết dối trá và nói dối

Bạn có thể thông qua cách kể chuyện cười hoặc phóng đại những lời nói dối của trẻ. Ví dụ, nếu một đứa trẻ làm vỡ đồ chơi, đứa trẻ sẽ nói: “Con gấu Taddy đã làm vỡ nó”.

Cha mẹ hãy nói: “Vì sao gấu Taddy lại làm như thế?”

Sau đó tiếp tục chơi đùa cho đến khi con bạn biết bản thân đang sai. Thông qua cách này, bố mẹ sẽ giải được những lời nói dối mà không cần đến phạt hoặc xung đột mà vẫn giúp bé học được bài học giáo huấn.

Nếu con bạn tiếp tục cố ý nói dối, bạn có thể sử dụng các chiến lược kỷ luật xử phạt thích hợp để nói với con bạn rằng, nói dối là không tốt.

Tránh nói với con: “con là kẻ nói dối”, sẽ khiến con bạn nói dối nhiều hơn vì đã chạm vào lòng tự trọng của trẻ. Nếu trẻ nghĩ rằng mình là kẻ nói dối, trẻ sẽ tiếp tục nói dối. Hãy nói về hành vi con bạn sẽ hữu ích hơn nhiều.

Cha mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ nói dối nhiều hơn?

Khi trẻ trưởng thành nói dối sẽ trở thành một thói quen.

Nếu trẻ thường xuyên nói dối, bạn nên nói chuyện với trẻ một cách bình tĩnh. Tìm thời gian để trò chuyện với con, cho con biết cảm giác của bạn khi nói dối, và cho con biết hành vi này ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và con. Sẽ khiến gia đình và bạn bè không còn tin tưởng trẻ nữa.

Khi trẻ nói dối, hãy nói rằng mẹ biết con đang không nói thật, trẻ cần biết bố mẹ cần sự thành thật. Nhưng hãy cố gắng tránh hỏi con có đang nói thật không.

Bạn làm đủ mọi biện pháp trẻ vẫn nhất mực nói dối. Tuy nhiên, mọi khi trẻ nói thật người mẹ luôn khen để trẻ biết hậu quả của việc nói dối, đến tuổi trưởng thành, sẽ ít nói dối lại. Có thể phải đợi đến khi trẻ lên bảy tuổi hoặc lớn hơn.

Nó cũng hữu ích khi biết trẻ ở mọi lứa tuổi đều có kỹ năng giao tiếp tốt với cha mẹ, và bé sẽ nói với cha mẹ những gì bé đã làm. Như vậy, trẻ ít có khả năng tham gia vào các tổ chức chống đối xã hội.

Đặc biệt là những trẻ trên bảy tuổi, có thể nói dối thường xuyên, phạm vi nói càng ngày càng lớn và nghiêm trọng. Thậm chí có hành vi phạm pháp như trộm cắp, đốt phá và làm hại động vật. Cha mẹ nên cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cố vấn học đường hoặc bác sĩ tâm lý.

Đứa trẻ đang nói dối về việc bị bắt nạt hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác

Đôi khi trẻ nói dối để giữ bí mật cho ai đó hoặc điều gì đó. Ví dụ, trẻ bị bạn bè bắt nạt sẽ thường nói dối để bảo vệ người đó. Trẻ thường lo lắng mình nói ra, người đó sẽ bắt nạt mình thêm.

Nếu bạn nghi ngờ rằng, con đang nói dối để che đậy một vấn đề nghiêm trọng nào đó. Bạn nên trấn an con sẽ an toàn khi nói ra. Cố gắng thuyết phục con mẹ sẽ giải quyết những việc này tốt đẹp.

Nếu bạn lo lắng về sự an toàn hoặc sức khỏe của con mình, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia càng sớm càng tốt. Bác sĩ đa khoa hoặc cố vấn học đường sẽ cho bạn biết người cần liên hệ.

Trẻ thường lo lắng mình nói ra, người đó sẽ bắt nạt mình thêm. (Pexels)

Nói dối thiện ý

Nói dối thiện ý thường được dùng với mục đích tốt để bảo vệ cảm xúc của người khác.

Ví dụ, khi bạn tặng quà cho con, hãy khích lệ con nói thích món quà đó. Trong tình huống này, một số trẻ vẫn sẽ nói thật ("Con không thích!") Mặc dù, trẻ biết điều đó có thể làm tổn thương cảm xúc của người khác. Khuyến khích trẻ nói thật vì đang ở độ tuổi chú trọng nhiều vào việc phát triển đạo đức.

Khi trẻ đến tuổi tiểu học, có xu hướng nói dối một cách thiện chí. Ở tuổi vị thành niên, trẻ thường nói dối thiện ý để không làm tổn thương tình bạn bè.

Cha mẹ nói dối thiện ý

Hãy nói với trẻ rằng, những lời nói dối thiện ý là vô hại. Một vài lời nói dối thiện ý có thể giúp bảo vệ sự trong trắng của trẻ. Thúc đẩy sự phát triển sáng tạo hoặc các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Ví dụ, trẻ đang tự làm tổn thương mình, nên nói với con rằng cái ôm của mẹ có sức mạnh kỳ diệu sẽ giúp ích cho con. Một số cha mẹ thích chơi các trò chơi như tìm tiên nữ với con trong vườn nhà.

Mặc dù, những lời nói dối thiện ý là vô hại, nhưng không nên sử dụng quá thường xuyên. Trẻ sẽ không biết sự khác biệt giữa lời nói dối thiện ý, và lời nói dối để tránh bị phạt. Người nghe quen lời nói dối thường có xu hướng tự đi nói dối.

Cha mẹ thường sử dụng những lời nói dối thiện trí để giải quyết mọi việc. Chẳng hạn, như nói "Mẹ không thể mua kẹo mút cho con vì mẹ không mang theo tiền", dùng một lần sẽ hiệu quả. Nếu trẻ phát hiện trong ví có rất nhiều tiền, lập tức phản tác dụng dẫn đến tranh cãi khiến trẻ không còn tin tưởng bạn.

Thuần Chân
Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ nói dối (Phần 2)