Chân tướng của võ thuật: Võ cổ truyền khác với võ truyền thống kiểu hiện đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Võ thuật cổ truyền bao gồm một số khía cạnh, phải có phần dưỡng sinh, khả năng chống tàn bạo, ngăn chặn ác, hướng thiện; phải có tính nghệ thuật, có giá trị biểu diễn; yếu tố tu dưỡng, đặc biệt là đạo đức võ thuật. Những khía cạnh này là nội hàm của võ thuật cổ truyền.

Một loại hình nghệ thuật kết hợp bên trong và bên ngoài

Nghệ thuật biểu diễn võ thuật cổ truyền không chỉ là nghệ thuật biểu diễn hình thức bên ngoài, điều cốt yếu là nó được biểu hiện từ bên trong, cả bên trong lẫn bên ngoài.

Ví dụ, nội gia quyền yêu cầu nội khí, những thứ luyện khí và năng lượng, chẳng hạn như khí đan điền. Khí và kinh mạch đều phải vận hành rất tốt, để đạt được cảnh giới cao thâm. Nó cũng đòi hỏi hoạt động ý thức, đại não cần nhập tĩnh. Ở trạng thái này, bề ngoài không thể thấy gì, nhưng nó có thể được kiểm tra bằng thiết bị, năng lượng của nó rất cao và trình độ nhập tĩnh của đại não rất thâm sâu.

Khi tôi nghiên cứu võ thuật, việc đo sóng não cho thấy loại sóng chậm, tức là hiện tượng đồng bộ hóa, mức năng lượng của kinh mạch cao gấp bốn, năm lần bình thường, có thể thấy và kiểm chứng được. Suy nghĩ bên trong được tích hợp với tinh thần, năng lượng, khí của chúng ta cùng với sự chuyển động của cơ thể bên ngoài.

Ví dụ như Thái cực quyền, mô phỏng lại "sải cánh của con hạc" và "ngón tay Tiên nhân chỉ vào con hươu"! Tất cả đều là những cái tên rất mỹ miều, đều được thể hiện từ trong ra ngoài, hình thức nghệ thuật kết hợp giữa nội công và ngoại thủ là nét đặc trưng của võ thuật truyền thống phương Đông.

Rất phù hợp với quy luật cơ học hoàn chỉnh

Ngoại gia quyền đòi hỏi luyện nội là hơi thở, và luyện ngoại là gân cốt, nó cũng luyện từ bên ngoài đến bên trong. Thì khi thành rồi, biểu hiện ra bên ngoài cũng rất khó và rất đẹp. Điều quan trọng nữa là phải luyện nội, từ luyện ngoại đến luyện nội, mới có thể thả lỏng. Tuy nhiên, khi phát lực coi trọng kình lực của một thốn, cách một thốn phát lực, cơ bắp từ trạng thái mềm mại, thả lỏng lại có thể phát ra lực đẩy nhanh mạnh.

Ngoại gia quyền có hình ảnh đẹp, có các quy củ nhất định, và các quy tắc này phù hợp với lực học. Tôi đã nói chuyện với một giáo sư lực học, ông ấy cũng rất đồng ý rằng, cho dù võ thuật Trung hoa luyện ngoại gia quyền hoặc nội gia quyền, thì hình thức bên ngoài của nó rất phù hợp với quy luật cơ học hoàn chỉnh. Chỉ cần năm giác quan và một trăm bộ phận xương cốt và các bộ phận thân thể phát ra hợp lực thì sẽ rất đẹp mắt. Anh thể hiện nó bằng lực, và nó là sự kết hợp hoàn chỉnh của cơ học, vì vậy vẻ đẹp có nhiều nội hàm sâu sắc hơn.

Ngoài ra còn có các khía cạnh tâm linh, khía cạnh nhịp điệu, và việc sử dụng các biểu hiện bên trong và bên ngoài, nhịp điệu tinh thần để thể hiện các đức tính thượng võ của võ thuật. Vẻ đẹp của nó cũng là đức hạnh, và kỹ năng cao cấp của nó cũng là đức hạnh, trọng tâm là để ngăn chặn cái ác và phát huy cái thiện, đó cũng là đức hạnh. Một số môn quyền chỉ luyện đánh, không mang nội hàm của võ thuật, chỉ là để đánh, thi đấu. Biểu diễn của những người luyện võ thuật thi đấu thật không đẹp mắt chút nào. Đánh đấm không phải là võ thuật, không có võ cũng chẳng có thuật, đó chỉ là một kiểu đánh nhau, không đại biểu cho võ thuật.

Cảnh giới của võ thuật càng cao chính là tu luyện

Kỳ thực, cảnh giới cao hơn võ thuật chính là tu luyện, tức là siêu võ thuật, siêu xuất khỏi võ thuật. Bản thân tôi được biết, những vị võ sư cao cường trong giới võ thuật ngày xưa đều có kĩ thuật rất cao cường, nhưng cuối cùng vẫn phải đả tọa nhập tĩnh tu luyện. Thậm chí có một số công năng đặc dị, bạn không thể đánh được bại họ, hoặc bạn đã đánh họ, họ đã bay ra ngoài rồi. Tất nhiên, điều này có được sau khi phải trải qua sự huấn luyện đặc biệt dành cho võ thuật.

Về trình độ kỹ thuật của võ thuật, thành thật mà nói, đằng sau những người có năng lực vẫn có những người có năng lực cao hơn, các kỹ năng cao thâm có những khía cạnh khác nhau và trình độ khác nhau, vì vậy mọi người được gọi là đại sư cũng chỉ khiêm tốn nói rằng, tôi chỉ có một số kiến ​​thức về khía cạnh này, có một số trải nghiệm cá nhân, biết được cái gì là tốt, cái gì có thể nâng cao, điều này đối với tôi mà nói, đã là có thu hoạch lớn rồi.

Nếu muốn đề cao hơn nữa, chính là tu luyện, bởi vì con người muốn tự giải thoát, không bị thân thể khống chế, đó không phải là chuyện tốt sao? Tôi từng nghĩ đây là một ảo tưởng, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng nhờ tu luyện, tôi thực sự có thể đạt đến trạng thái này. Bởi vì, nếu một người không bị thân thể hạn chế, bạn không cần luyện võ công gì, vì nó đã vượt quá cảnh giới võ thuật rồi.

Đương nhiên chúng ta là con người, trong quá trình tu luyện, trong tinh thần của chúng ta, trong cơ thể của chúng ta, sẽ có thể trải nghiệm, cũng như giải thoát về mặt tinh thần, và mọi việc đều có thể hoàn thành tốt. Vì vậy, tôi cảm thấy rằng sau khi tu luyện, tôi không hối tiếc về bất cứ điều gì. Người tu luyện đều có thể thể ngộ được đến, nó vượt qua võ thuật, nội gia quyền cao nhất cũng không thể giải thoát.

Đại sư võ thuật, khí công, Đông y Nguyễn Hữu Phủ
Đại sư võ thuật, khí công, Đông y Nguyễn Hữu Phủ (Ảnh qua dkn)

Võ truyền thống hiện đại không thể thay thế võ thuật cổ truyền

Võ thuật truyền thống hiện đại không giảng rõ ràng được những điều này, ví dụ như về thể lực thì trẻ em có thể tập, nhưng người có tuổi thì không tập được, không dễ mà rất khó. Nếu các môn võ giữ được nguyên bản của võ thuật cổ truyền thì vẫn được, nhưng hiện nay ngày càng ít đi.

Võ thuật truyền thống hiện đại thuộc loại trường quyền, các kỹ năng cơ bản của loại trường quyền này càng ngày càng ít thể hiện, và càng ngày càng có nhiều thứ của thể thao. Hầu hết mọi động tác võ thuật hiện đại đều là, kết thúc động tác này là sự chuẩn bị cho động tác tiếp theo, nối liền nhau. Đặc tính kỹ thuật của võ thuật truyền thống hiện đại là như vậy. Vì vậy, vai trò của nó đối với tăng cường sức khỏe thân thể thì không tốt bằng võ cổ truyền.

Ngoài ra, màn biểu diễn của võ thuật truyền thống hiện đại là kết hợp giữa phương Tây và phương Đông. Vì võ thuật là văn hóa truyền thống phương Đông, nên phải giữ được nét đặc trưng của văn hóa truyền thống. Khi kết hợp phương Tây và phương Đông, nếu kết hợp không tốt sẽ phá hủy cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

Nếu võ thuật truyền thống hiện đại tiếp tục phát triển theo cách này thì vẫn còn một vấn đề khác, đó là muốn quảng bá nó ra thế giới, nếu cứ thi đấu theo cách này trong tương lai ở Trung Quốc sẽ không có môn phái nào. Vì vậy, nội hàm phong phú và đầy màu sắc, ngoại gia quyền và nội gia quyền, v.v., đã trở thành hai loại tách biệt, hoặc chỉ còn là một bộ quyền. Khi đó một bộ quyền không thể bao quát nội hàm rộng rãi các môn võ thuật truyền thống, vì vậy nên phát huy võ thuật truyền thống nhiều hơn.

Võ thuật truyền thống chân chính là một loại văn hóa do Thần truyền lại

Sự khác biệt lớn nhất giữa võ thuật truyền thống hiện đại và võ thuật truyền thống là võ thuật truyền thống có quá trình phát triển văn hóa Thần truyền. Các cá nhân đã được truyền cảm hứng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, họ đã học được chân lý, phương pháp kỹ thuật và đạo đức võ thuật. Võ thuật truyền thống hiện đại không phải như vậy, ai cũng có thể tự biên tạo chế tác, vận động viên cũng có thể tự biên tạo chế tác ra các động tác mới.

Ví dụ như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, hay Tra quyền, Trường quyền, Nam quyền, Hạc quyền… Những người đã phát minh và sáng tạo ra các loại quyền này trong lịch sử đều có tu dưỡng đạo đức và kiến ​​thức uyên thâm, kỹ năng của họ không phải người thường. Bỗng một ngày, giống như một số bậc giác ngộ trong lịch sử, họ đã ngộ ra một số điều gì đó.

Đương nhiên võ thuật có cấp độ khác nhau, chưa đạt tới cấp độ đó, trẻ em thích võ thuật truyền thống hiện đại có thể tự biên, sau khi học được các kỹ năng cơ bản thì có thể tự mình biên tạo ra bộ động tác mới. Thế nên nó khác xa võ thuật truyền thống chân chính, vì trong một quá trình lịch sử, rất nhiều nội hàm của những gì mà các tổ sư võ thuật ngộ ra sau khi tu luyện đến tầng thứ cao nào đó. Võ thuật truyền thống hiện đại giống như một môn thể thao, giống như một loại thể dục, chú trọng nhiều hơn vào các kỹ năng.

Huy Hải
Theo Lý Hữu Phủ - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Chân tướng của võ thuật: Võ cổ truyền khác với võ truyền thống kiểu hiện đại