Chí thành chí hiếu cảm động thần linh, thất đức bất hiếu phải chịu ác báo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người có đức chí hiếu đều được Trời cao thương xót và chiếu cố

Đạo hiếu được Nho giáo đề cao từ ngàn xưa luôn được xếp hàng đầu trong trăm việc thiện. Khổng Tử từng nói: “Phù hiếu, đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã. Phục tọa, ngô ngữ nhữ.” (Đức hạnh cao thượng tôn quý đó chính là Hiếu đạo, đức Hiếu chính là căn bản của đạo đức, là đầu nguồn của giáo dục. Hãy ngồi lại, ta sẽ giảng giải cho con nghe). Hiếu là đạo làm người và cũng là thiên lý. Theo Lão Tử: “Hiếu đễ chi chí, thông ư thần minh, quang ư tứ hải, vô sở bất thông” (Làm được đến tận hiếu với cha mẹ, hết mực yêu thương anh em, sẽ cảm động đến chư Thần, sáng chói khắp bốn bể, không có nơi nào không chịu sự cảm hoá của đạo hiếu đễ). Trong “Bách hiếu kinh" cũng nói: “Phúc lộc giai do hiếu tự đắc, thiên tương hiếu tử lánh nhãn quan”(Phúc-lộc đều do chữ hiếu mang tới, Trời cao đặc biệt xem trọng người con hiếu thảo) “xử thế duy hữu hiếu lực đại, hiếu năng cảm động địa hợp thiên”(Đối nhân xử thế duy có chữ hiếu là có một sức mạnh cực lớn, Hiếu có thể cảm động trời đất). Có thể thấy rằng, người làm tận đạo hiếu đều được sự thương xót và chiếu cố của Trời cao.

Một hình vẽ trong Nhị Thập Tứ Hiếu, ấn bản 1846. (Phạm vi công cộng)

Cuốn sách thời nhà Tống "Di Kiên Chí" đã ghi lại một số câu chuyện nhân quả về những người con hiếu thảo, người vợ hiếu thảo đắc được được phúc báo, và người con bất hiếu bị Trời trừng phạt. Từ đó có thể thấy, người chí hiếu không những được trời ban cho phúc khí trường thọ mà còn từ đó có thể thay đổi được vận mệnh của chính mình. Còn đối với những kẻ bất hiếu, thì bị sét đánh chết dường như là kết cục không thể tránh khỏi của họ.

Người vợ hiếu thảo hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng được Thiên đế ban thưởng.

Có một người phụ nữ làm dâu nhà họ Ngô ở huyện Đô Xương, Giang Tây, chồng cô qua đời khi cô còn trẻ. Mẹ chồng đã già, nhưng nhà họ Ngô nghèo khó không có nơi nương tựa nên muốn nhận con trai nuôi và gả cho cô. Nhưng Ngô thị vừa khóc vừa nói với mẹ chồng: “Vợ tốt không thờ hai chồng. Tự con nuôi dưỡng mẹ được, mẹ đừng bảo con lấy chồng nữa". Thấy cô khăng khăng một lòng một dạ, nên mẹ cô không đề cập đến chuyện này nữa.

Ngô thị không có con đầu gối tay ấp, nhà chồng cũng rất nghèo nhưng cô ấy không bao giờ để bụng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng. Hàng ngày cô nấu ăn, dọn dẹp và may quần áo cho người ta, cô làm tất cả các công việc, không bao giờ kêu ca than thở. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, cô đưa hàng chục, hàng trăm đồng tiền kiếm được cho mẹ chồng để phụ giúp việc gia đình. Nếu ai đó cho cô một ít thịt, cô gói lại và mang về nhà ăn với mẹ chồng.

Ngô thị là người chất phác nhân hậu, không tuỳ tiện nói về người khác. Cô ấy làm việc cho mọi người và chỉ nhận những gì cô ấy xứng đáng. Đối với tiền của người khác, cho dù là chất đống trước mặt, cô cũng không thèm nhìn ngó. Nhờ vậy, người dân trong làng luôn tranh nhau nhờ cô giúp đỡ, hai mẹ con chưa bao giờ thấy đói, rét.

Mẹ chồng của Ngô thị bị tật về mắt và thường không thể nhìn rõ các đồ vật. Có lần, bà vội vàng đổ gạo đang nấu trong nồi vào một cái xô bẩn. Khi về nhà, Ngô không trách mẹ chồng mà nghĩ mẹ già còn đói nên sang nhà hàng xóm vay cơm cho mẹ chồng ăn, còn cô nhặt gạo bẩn, vo sạch, nấu lại rồi ăn tiếp.

Ngô thị là người chất phác nhân hậu, không tuỳ tiện nói về người khác. Cô ấy làm việc cho mọi người và chỉ nhận những gì cô ấy xứng đáng. (Ảnh: Miền công cộng)

Hai mẹ con cứ vậy sống với nhau một cuộc sống rất bình hoàn an ổn. Một hôm, người dân trong làng xúm nhau nhìn lên trời, nhìn thấy những đám mây ngũ sắc tốt lành từ trên trời rơi xuống, và Ngô thị bước chân lên một đám mây trong số đó rồi từ từ bay lên bầu trời. Mọi người đều cảm thấy rất thần kỳ nên vội vàng nói với mẹ chồng của Ngô thị. Nhưng bà nói: "Đừng nói nhảm. Con dâu tôi vừa mới ở nhà người khác về, nó đang ngủ trong phòng, không tin thì vào mà xem." Mọi người vào trong phòng xem, quả nhiên thấy Ngô thị đang ngủ, nên đành đi ra.

Sau khi Ngô thị tỉnh dậy, cô nghe mẹ chồng kể lại cảnh tượng kỳ lạ mà mọi người đã thấy, cô liền kể với mẹ chồng: “Con vừa mơ thấy hai tiên đồng mặc trang phục màu xanh đáp mây đến tìm con. Họ cầm một chiếu thư và nói rằng Thiên đế muốn triệu kiến con, vì vậy, con bay lên trời, đi thẳng đến cổng trời, sau đó vào thiên cung, bái kiến Thiên đế. Thiên đế hài lòng nói với con: "Con là một cô thôn nữ phàm trần mà hết lòng giữ bổn phận, phụng sự mẹ chồng, khiến người đời kính trọng.” Rồi ông đưa chén rượu thơm cho con uống, thưởng cho một nghìn đồng và nói với con: "Con cầm lấy số tiền này, từng đó đủ để nuôi dưỡng mẹ chồng con, về sau không phải đi làm công cho người ta nữa." Con hành lễ cảm tạ rồi đi ra khỏi thiên cung. Hai tiên đồng lại đưa con trở về, sau đó con tỉnh dậy."

Ngô thị nói xong, liền ngửi thấy trong phòng có một mùi thơm kỳ lạ, rất giống mùi thơm của ly rượu do Thiên đế ban tặng. Cô cũng nhìn thấy một ngàn đồng do Thiên đế ban thưởng nằm ở trên giường. Cô đưa tiền hết cho mẹ chồng nhưng vẫn đi làm thêm bên ngoài. Điều thần kỳ là một nghìn đồng này dùng hết rồi lại có và chưa bao giờ vơi đi một đồng nào. Không bao lâu sau bệnh đau mắt của mẹ chồng cũng được chữa khỏi, bà có thể nhìn thấy mọi vật trở lại.

Một người con hiếu thảo hết lòng phụng sự mẹ, tránh được sét đánh

Ở Lâm Xuyên tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, có một thường dân tên là Ngô Nhị. Một đêm nọ, vị Thần được thờ trong gia đình anh đột nhiên báo mộng nói với anh rằng: "Vào trưa mai ngươi sẽ bị sét đánh chết”. Anh sợ quá nên vội vàng cầu xin vị Thần cứu mình. Nhưng vị Thần nói với anh ta: "Đây là số phận của người không cách nào thay đổi được.”

Ngày thường Ngô Nhị rất hiếu thảo với mẹ. Sáng sớm hôm sau, anh làm cơm nước cho mẹ rồi nói đi xa nhà một chuyến và xin mẹ ở nhờ nhà chị gái một thời gian nhưng bà không đồng ý.

Đột nhiên, mây đen kéo đến che kín, bầu trời tối đên. Mặt đất chìm trong bóng tối, và sấm sét ầm ầm kéo tới. Ngô Nhị sợ cảnh tượng mình bị sét đánh sẽ khiến mẹ kinh hoàng nên vội đóng cửa để bà ở nhà, còn bản thân thì ra đồng ngồi chờ chết. Không lâu sau, sấm sét ngừng lại và mây đen tan biến. Ngô Nhị thấy mình vẫn không chết nên vội vàng về nhà chăm sóc mẹ.

Vào đêm hôm đó, vị Thần lại xuất hiện trong giấc mơ của anh nói rằng: “Sở dĩ ngươi không bị sét đánh là vì lòng hiếu thảo của ngươi đã cảm động đến trời cao, mọi tội lỗi ngươi gây ra trong quá khứ đều đã được tha thứ, sau này phải tiếp tục phụng dưỡng mẹ ngươi cho tốt!”

Nho sinh hiếu nghĩa cảm động thiên địa, cam thụ hiển linh

Có một nho sịnh họ Tạ ở Ôn Châu, Chiết Giang, mẹ già yếu, bệnh tật nhưng không muốn uống thuốc. Vào mùa hè năm Hiếu Tông Thuần Hy thứ 14 (năm 1187 SCN), mẹ anh đột nhiên muốn ăn cam, như thể bà thèm khát lắm không ăn không được.

Trong gia đình của nho sinh họ Tạ có một cây cam, nhưng đã qua mùa đậu quả. Họ Tạ kia không còn cách nào khác nên ngày đêm quỳ dưới gốc cây cầu nguyện. Anh quỳ cả đêm, quỳ đến đầu gối nứt nẻ.

Sáng sớm hôm sau, anh đột nhiên thấy trên cây mọc ra mấy quả cam đã chín. Anh hái những quả cam này mang cho mẹ mình ăn. Sau khi mẹ anh ăn vào thì những căn bệnh cũ bấy lâu bỗng dưng không chữa mà khỏi.

Khi những người xung quanh nghe được chuyện này, họ cho rằng chính lòng hiếu thảo của nho sinh họ Tạ đã khiến Thần linh cảm động. Vào thời điểm đó, một quan huyện tên là Vương Cái đã viết lại chuyện này và lưu truyền đến ngoại bang. Các các quan lại và bậc phu sĩ ở địa phương cũng tranh nhau viết việc này thành các bài thơ và câu đối để đề cao lòng hiếu thảo và đức hạnh của chàng nho sinh họ Tạ.

Có một nho sinh họ Tạ ở Ôn Châu, Chiết Giang, mẹ già yếu, bệnh tật nhưng không muốn uống thuốc.

Lòng hiếu thảo của con người có thể cảm động Thiên địa và khiến cho phép màu xuất hiện trên thế gian, còn những người bất hiếu và tàn nhẫn cuối cùng sẽ khiến các vị Thần phẫn nộ, tự chiêu mời thiên tai. Chỉ riêng trong triều đại nhà Tống, có không ít người phải chịu ác báo hiện thế vì sự thất đức bất hiếu của họ.

Bỏ mẹ già giữa chừng, con trai bất hiếu bị hổ ăn thịt

Trong năm Càn Đạo thứ 3 thời vua Tống Hiếu Tông (tức năm 1167), ở Giang Tây xảy ra lũ lụt, nhiều người dân sống bên sông phải cùng gia đình chạy đi nơi khác. Một nông dân ở huyện Phong Thành cũng đưa mẹ, vợ và hai con chạy tới Lâm Xuyên.

Khi cả nhà chuẩn bị qua sông, anh nông dân nói nhỏ với vợ: “Lương thực bây giờ đắt đỏ lắm, một người kiếm ăn cũng không dễ dàng, huống chi nhà mình năm người, tôi sợ khó mà sống sót tiếp được. Ta cõng hai con qua sông, nàng sẽ theo ta. Mẹ ta đã bảy mươi tuổi rồi, lại hay đau ốm, làm gánh nặng cho chúng ta chứ chẳng được ích lợi gì. Cứ để mẹ ở đây! Bà chắc chắn khổng thể tự mình qua sông được, chúng ta lại bớt được một người, đây là cơ duyên trời cho!”. Nói xong liền cõng con trên lưng rồi băng qua sông.

Nhưng vợ anh lại không nghĩ vậy, cô thương xót người mẹ chồng già cả, không nỡ để bà một mình nên đã dìu bà đi tiếp. Khi họ bước đi, một bàn chân của người vợ đột nhiên lún xuống bùn. Cô rút chân ra trước, sau đó mới rút chiếc giày bị ngập dưới bùn lên. Nhưng chiếc giày bị một vật cứng đè lên nên cô lôi nó lên trước. Đột nhiên, cô nhận ra rằng đó không phải là một viên đá, mà là một miếng bạc.

Thế là cô vui vẻ nói với mẹ chồng: "Chúng ta vì nghèo mà chạy trốn thế này. Giờ ông trời thương hại chúng ta, cho chúng ta nhặt được một thỏi bạc lớn như vậy. Số tiền này đủ để chúng ta sống rồi, chúng ta có thể làm một số việc kinh doanh nhỏ nữa. Chi bằng bây giờ chúng ta quay lại, tại sao lại phải trốn đi nơi khác nữa chứ?"

Cô dìu mẹ chồng lên bờ rồi tự mình vượt sông tìm chồng. Khi sang bờ bên kia, cô thấy hai đứa trẻ đang nô đùa bên bờ sông, nhưng không thấy chồng mình đâu cả. Cô hỏi các con rằng cha đã đi đâu, thì các em bảo rằng khi cha vừa lên bờ thì bị một con bò có vằn vàng đen lôi vào rừng.

Nghe con nói vậy cô biết rằng "con bò vằn vàng đen" mà lũ trẻ nói đến là một con hổ nên vội vàng đi vào rừng tìm chồng. Cô phát hiện ra chồng mình đã bị hổ ăn thịt, máu me loang lổ khắp nơi, chỉ còn lại ít xương và tóc. Thật không ngờ, ác báo của người con bất hiếu này đến nhanh như vậy, dường như chỉ trong nháy mắt.

Nghe con nói vậy cô biết rằng "con bò vằn vàng đen" mà lũ trẻ nói đến là một con hổ nên vội vàng đi vào rừng tìm chồng.

Cướp đoạt tiền dưỡng lão của mẹ, đứa con bất hiếu bị sét đánh

Trần Vĩnh Niên quê ở Duyện Châu, Chiết Giang, anh mở một cửa hàng trang sức bằng bạc ở Lâm An và sống cùng mẹ và anh trai. Anh ta kiêu ngạo, ngỗ ngược, ở nhà không hiếu thuận với mẹ. Mẹ anh dành dụm được hơn chục lượng vàng để an hưởng tuổi già. Bà lo lắng rằng Trần Vĩnh Niên biết được sẽ không ngừng đòi hỏi nên không nói cho anh biết.

Một ngày nọ, khi mẹ anh đang mở chiếc hộp đựng vàng ra thì anh từ bên ngoài bước vào. Anh ta nhìn thấy vàng, liền không nói lời gì mà giật lấy rồi chạy đi ngay. Thấy con trai bất hiếu như thế, người mẹ già tức giận ngất xỉu ngã xuống đất, người anh trai vội đuổi theo, lấy lại được một nửa rồi đưa về cho mẹ. Nhưng mẹ anh đột ngột đổ bệnh và không thể gượng dậy được vì bị kích thích quá đột ngột. Đêm đó, Trần Vĩnh Niên bị sét đánh chết.

Muốn sát hại mẹ, tên nghịch tử bị sét đánh

Ở thành phố Cô Tô, tỉnh Giang Tô, có một người đánh cá tên là Yếu Nhị, anh ta là kẻ độc ác, vô cùng bất hiếu với mẹ mình. Một năm nọ, vợ anh sinh được một đứa con trai, khi sinh ra chưa được bao lâu, mẹ anh muốn ôm cháu vào lòng nhưng vì tuổi già sức yếu, nên đã lỡ tay làm đứa trẻ rơi xuống đất mà chết.

Yếu Nhị ngoài mặt không nói gì nhưng trong lòng lại rất căm hận bà. Không lâu sau, anh nói với mẹ: "Đã lâu rồi con không đến nhà cậu. Con vừa câu được một con cá lớn và muốn gửi cho cậu. Mẹ có muốn đi cùng con không?" Mẹ anh vui mừng khôn xiết, vui vẻ đồng ý đi cùng anh.

Yếu Nhị chèo đò, chở mẹ về nơi xa vắng không một bóng người. Lúc này, Yếu Nhị dừng lại, trên tay cầm rìu, nhìn chằm chằm vào mẹ và quát: “Bà đã sinh ra tôi, bà biết nâng niu, nay tôi sinh một đứa con trai, sao bà lại không biết yêu thương? Tại sao bà lại ném nó xuống đất khiến nó chết đi? Bà phải trả mạng cho con tôi." Mẹ anh biết rằng không thể trốn thoát nên chỉ biết vội vàng nâng vạt áo lên che mặt, không dám nhìn vào mặt con mình mà bà nói: “Con muốn làm gì thì làm đi!"

Thế rồi, Yếu Nhị vung rìu lên chém về phía mẹ mình. Mẹ anh nghĩ rằng bà nhất định sẽ chết, nhưng một lúc sau vẫn không thấy động tĩnh gì. Bà bỏ vạt áo xuống xem thì không thấy Yếu Nhị đâu nữa, chiếc thuyền dừng lại trên bờ gần nhà bà lúc nào không biết. Mẹ Yếu Nhị bối rối trở về nhà, ngay khi cô con dâu ngay khi thấy mẹ về liền bật khóc: “Hôm nay trời đang nắng đẹp bỗng dưng một cơn giông bất ngờ ập đến khiến chồng con chết ở nơi hoang dã, con thấy vết rìu chém đầy thân chồng con, vì đâu mà nên cơ sự này mẹ ơi!"

Yếu Nhị mới tuổi tráng niên đã mất con, chính anh cũng bị sét đánh chết, có thể thấy anh ta độc ác đến mức độ nào. Cổ nhân nói, trên đầu ba thước có thần linh. Một khi ác độc đến mức vô độ thì ác báo sẽ theo đó mà đến.

Lam Sơn

Theo TheEpochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Chí thành chí hiếu cảm động thần linh, thất đức bất hiếu phải chịu ác báo