Chiến tranh hạt nhân đang tới gần?

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Ngày 30/3, kênh TV4 của Thuỵ Điển đưa tin, hai máy bay ném bom Su-24 này lúc đó đã trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng chỉ huy không quân Thuỵ Điển Carl-Johan Edstrom từ chối xác nhận thông tin này.

Ngày 2/3/2022, hệ thống phòng không của Thụy Điển đã gióng lên cảnh báo, hai máy bay chiến đấu Su-27 của Nga và hai máy bay ném bom chiến thuật ‘phong thần’ Su-24, cùng xuất hiện trên không phận đảo Gotland của Thụy Điển. Khi đó, quân đội của Phần Lan và Thuỵ Điển đang hợp tác diễn tập quân sự tại biển Baltic. Sau khi radar phát hiện ra ‘4 vị khách không mời’ này, không quân Thuỵ Điển đã đáp trả. Máy bay chiến đấu Gripen cất cánh ngay lập tức để đánh chặn, máy bay của Nga nhanh chóng rời đi. Sau này, được biết máy bay của Nga cất cánh từ Kaliningrad.

Bộ ngoại giao Thuỵ Điển nhanh chóng triệu tập đại sứ Nga tại Thuỵ Điển, xem ra đây là một thủ tục ngoại giao thông thường. Tuy nhiên, vấn đề thực sự xảy ra 4 tuần sau đó.

Ngày 30/3, kênh TV4 của Thuỵ Điển đưa tin, hai máy bay ném bom Su-24 này lúc đó đã trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng chỉ huy không quân Thuỵ Điển Carl-Johan Edstrom từ chối xác nhận thông tin này. Máy bay Su-24 xâm phạm không phận Thuỵ Điển lần này, đã được Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 70 thế kỷ trước, đây là loại máy bay ném bom siêu âm hai động cơ, hai chỗ ngồi, cánh cụp cánh xòe. Tính năng thiết kế của nó có thể đem theo hai đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Ngày 24/2/2022, chiến tranh Nga- Ukraine bùng nổ, quân đội Nga thương vong, Tây phương viện trợ Ukraine tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không. Quân đội Nga để lại trên chiến trường hàng đống mảnh vụn thép.

Máy bay ném bom của Nga xâm phạm trên không phận Thuỵ Điển khoảng hơn 1 tuần sau khi họ tấn công Ukraine, khi mục tiêu chiếm được Kyiv bước đầu bị ngăn trở. Sự xuất hiện của máy bay Nga bị nghi ngờ là hành động thị uy vũ trang hạt nhân.

Chiến tranh hạt nhân sắp xảy ra?

Thực ra kể từ chiến tranh Nga -Ukraine, Putin đã hai lần đưa ra đe dọa hạt nhân. Ngày 28/2 ông đã hạ lệnh đặt vũ trang hạt nhân của Nga ở mức cảnh báo cao, cũng là lần thứ 2 đưa ra lời đe dọa. Mức độ cảnh báo hạt nhân của quân đội Nga phân thành 4 cấp, từ thấp lên cao là: tiếp tục cảnh báo, cảnh báo nâng cao, cảnh báo quân sự và cảnh báo cao nhất. Mỗi cấp được nâng lên là đại biểu cho việc tiến gần một bước tới sử dụng vũ khí hạt nhân. Cuối tháng 2, Putin đã nâng mức cảnh báo lên cấp thứ 2, khiến thế giới lo sợ liệu ‘gấu bắc cực’ thực sự muốn giương móng vuốt ra, sử dụng loại vũ khí mọi người khiếp sợ nhất?

Ông Putin ví đòn trừng phạt của phương Tây tương đương với lời tuyên chiến
Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin (Ảnh ALEXEY NIKOLSKY/AFP via Getty)

Vào ngày 30/10/1961, vị trí toạ độ là đảo Novaya Zemlya ngoài khơi Bắc Băng Dương ở Siberia, Nga; theo giờ của Nga là 11 giờ 32 phút sáng, một mặt trời nhân tạo đột nhiên xuất hiện ở chân trời, ngay sau đó mặt đất bắt đầu rung chuyển dữ dội, máy đo địa chấn xa ở tận bờ Tây của Mỹ đo được sóng địa chấn mạnh tới cấp 5-5,25. Đường kính của mặt trời nhân tạo này tới hơn 9km, phát sáng ra xa 1.000 km, mắt thường cũng nhìn được rõ, đám mây hình nấm khổng lồ bốc lên bầu trời cao tới 64 km, gấp 7 lần núi Everest. Người ở cách nơi xảy ra vụ địa chấn 170 km bị bỏng cấp độ 3 do sóng nhiệt của vụ nổ gây ra. Người ở cách 220 km nếu nhìn trực tiếp mặt trời nhân tạo đó xác suất cao sẽ vĩnh viễn mất thị lực.

Đó là cảnh tượng nhân tạo kinh hoàng nào? Chính là ‘Bom khinh khí Sa hoàng’ nổi tiếng của Xô Viết. Riêng cái tên ‘Sa hoàng’ đã thể hiện sự tràn đầy kiêu ngạo và tham vọng thống trị thế giới không che giấu. Vụ nổ này không chỉ là vụ nổ nhân tạo có quy mô lớn nhất của nhân loại, mà còn là vụ nổ lớn thứ 2 trong lịch sử trái đất mà chúng ta từng biết. Vụ nổ lớn đầu tiên là vào 65 triệu năm trước, sự va chạm của tiểu hành tinh đã huỷ diệt loài khủng long, gây ra vụ nổ ngày tận thế. Sức mạnh của vụ nổ lần đó, tương đương với 100.000 tỷ tấn thuốc nổ TNT.

Đầu thế kỷ 20, vụ nổ Tunguska ở Siberia, bị nghi ngờ là do va chạm với thiên thạch gây ra, nhưng sức mạnh chỉ tương đương với 20 triệu tấn thuốc nổ TNT, trong khi năng lượng nổ của bom Sa hoàng gấp hơn 2 lần vụ nổ Tunguska, khoảng 50 triệu tấn TNT. Vì điều này mà toàn bộ bản khối đại lục Âu Á dịch chuyển 9 mm về phía nam. Âm thanh nổ lớn tại đảo Novaya Zemlya, sóng nhiệt kèm với động đất.

Mã chính thức của bom Sa hoàng là AN602, thiết kế ban đầu của nó tương đương 100 triệu tấn TNT. Sau đó chính quyền Xô Viết lo lắng phương Tây phản ứng dữ dội và cũng chế tạo vũ khí hạt nhân siêu cấp, đồng thời cũng lo bụi phóng xạ ô nhiễm lãnh thổ Xô Viết nên đã giảm sức nổ xuống tương đương 50 triệu tấn TNT. Tổng cộng có hai quả bom khinh khí ở cấp độ này đã được sản xuất, một quả bom đã nổ tại đảo Novaya Zemlya vào năm 1961, còn một quả nữa đang nằm trong kho vũ khí hạt nhân của Nga, và có thể hiện nay nó đã được mở ra, hoặc vẫn còn phong kín, hoặc nó đang nằm trong kế hoạch của Putin, không ai biết được.

Loạt phim Kẻ hủy diệt là phim khoa học viễn tưởng Chiến tranh Lạnh mới nhất, và là một trong những loạt phim thành công nhất về nỗi lo chiến tranh hạt nhân. AI (trí tuệ nhân tạo) tiếp quản vũ khí nguy hiểm nhất. Mỹ Nga bắn vũ khí hạt nhân, sinh linh trên trái đất lầm than, người máy giết hại tàn nhẫn những người may mắn sống sót. Nếu giả như chiến tranh hạt nhân nổ ra hôm nay, liệu nó sẽ đáng sợ đến thế nào?

Theo số liệu tháng 1 năm 2022 của Hiệp hội kiểm soát quân bị (Arms control association), ước tính hiện Nga sở hữu khoảng 6.257 đầu đạn hạt nhân, Mỹ có 5.550. Trong đó, Nga còn có 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, Mỹ cũng có 100 đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Đầu đạn hạt nhân chiến thuật là vũ khí hạt nhân có sức nổ khá nhỏ, không tới mức có thể phá huỷ thành phố, mà nó được dùng cho mục tiêu nhỏ, ví như phá huỷ cơ sở hạ tầng của địch, hoặc tấn công khu tập kết của quân địch, thay đổi địa hình cục bộ…

Sức nổ của vũ khí hạt nhân chiến thuật thường dưới 5.000 tấn TNT. Thông thường sức nổ của vũ khí hạt nhân chiến lược từ trên 10.000 tấn TNT. Cả Mỹ và Nga gộp lại đã có hơn 10.000 đầu đạn hạt nhân, tính thêm 7 quốc gia sở hữu hạt nhân (Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên và Pakistan), toàn cầu có thể có hơn 13.000 đầu đạn hạt nhân. Trong các nước này, Mỹ, Anh và Pháp có cơ chế công bố an toàn hạt nhân khá rõ, nhưng các nước còn lại thì sao? Các tổ chức quốc tế chủ yếu dựa vào hình ảnh vệ tinh để dự đoán.

Tại các nước sở hữu hạt nhân, thường 1/3 lực lượng hạt nhân ở trong trạng thái sẵn sàng chiến lược 24/7, nghĩa là đầu đạn hạt nhân được gắn vào máy bay ném bom hoặc tàu ngầm hạt nhân.

Báo nước ngoài: Mỹ nên đề nghị mua tàu ngầm của Pháp và tặng cho Việt Nam
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Lớp Columbia thế hệ mới của Mỹ dự kiến sẽ thay thế các tàu hiện tại vào năm 2031. (Nguồn: General Dynamics Electric Boat)

Chiến tranh hạt nhân không đáng sợ như trong phim?

Nhiều hạt nhân ở trạng thái đợi lệnh bắn ra như thế, liệu kết cục trong phim ‘Kẻ huỷ diệt’ hay ‘Ngày tận thế’ có xảy ra? 90% là sẽ không xảy ra bởi những lý do:

1. Số lượng hạt nhân có thể dùng không lớn như thế

Mặc dù Mỹ Nga sở hữu 5.000, 6.000 đầu đạn hạt nhân, nhưng đây là số lượng tối đa có thể dùng, nhưng hơn một nửa trong đó thực ra lại được cất giữ ở trong kho. Theo hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân, một số được cất trong kho và chờ tháo dỡ. Còn những đạn hạt nhân ‘hoạt động’ (active) đang được sử dụng, được gắn trên máy bay, tàu tên lửa sân bay. Những đầu đạn hạt nhân này mỗi nước Mỹ, Nga có khoảng 2.000-3.000. Đối với những hạt nhân chiến lược đang trong tình trạng chờ sử dụng, có thể chuẩn bị trong 15 phút để bắn ra được, thì mỗi nước có khoảng 900.

Còn đầu đạn hạt nhân trong kho nếu muốn dùng để lâm trận, sẽ cần mất vài ngày tới vài tuần để lắp đặt trên máy bay hoặc tàu ngầm.

2. Việc đưa đầu đạn hạt nhân vào sử dụng

Việc đưa hạt nhân vào sử dụng không chỉ có vấn đề về thời gian, mà các đạn hạt nhân trong kho chưa hẳn tất cả đều sử dụng được, bởi một phần bị hoả lực của địch phá huỷ trong chiến tranh, vì công cụ vận chuyển vũ khí hạt nhân là mục tiêu phía địch ưu tiên tấn công trước. Một khi chiến tranh hạt nhân bùng nổ, mục tiêu đầu tiên là tiêu huỷ máy bay ném bom, tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược, Hầm chứa tên lửa trên đất liền, phương tiện phóng, và kho cất giữ đầu đạn hạt nhân của đối phương. Mục đích thiết kế tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ là tiêu diệt tàu ngầm tên lửa hạt nhân đạn đạo của Xô Viết.

Tháng 11 năm 2021, Tàu ngầm tấn công Seawolf tiên tiến nhất của Mỹ đã xảy ra va chạm ở biển Đông, buộc phải nổi lên, trở thành tin tức gây chấn động lúc đó. Tàu Seawolf xuất hiện ở Biển Đông có ý nghĩa gì? Có nghĩa là nó đang theo dõi tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược của Trung Quốc. Cảng Du Lâm ở đảo Hải Nam có căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Bên nào bị bắn trúng trước, ngay cả trước khi tên lửa của đối phương chạm đất, được xác nhận là một cuộc tấn công hạt nhân, và từ đó phát động một cuộc phản công, nhưng chỉ huy động được một phần nhỏ năng lượng hạt nhân của nó.

Kẻ địch là kẻ tấn công trước, ắt hẳn đã huy động hết sức và chuẩn bị đầy đủ. Vì vậy bên bị tấn công trước, dù có thể phản công, nhưng chủ yếu là ‘phản công thứ cấp’ (lần hai), chính là đợt phản công mà sử dụng sức mạnh hạt nhân còn sót lại sau cuộc tấn công của kẻ thù. Khi đó, số lượng vũ khí hạt nhân mà nó có thể sử dụng sẽ phải rút ra dựa trên cơ sở hàng tồn kho. Đợt phản công thứ hai mạnh đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên nguyên thủ quốc gia phải sống sót để cho phép một cuộc phản công hạt nhân, chuỗi lệnh có thể được kích hoạt. Ngay cả khi tổng thống qua đời, các quan chức cấp cao khác trong danh sách kế vị vẫn sẽ sống sót. Nếu toàn bộ cấp ban lãnh đạo bị bắt thì trận chiến kết thúc.

Và cần có sự truyền tin tốt, phần lớn máy bay ném bom, tàu ngầm hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân phải còn nguyên sau đợt tấn công hoả lực đầu tiên của kẻ thù; đồng thời những người điều khiển vũ khí hạt nhân cũng phải sống sót. Họ cũng phải được đào tạo bài bản, có thể khắc phục được những khó khăn khi bị tấn công, để tiến hành phản công.

3. Tiến bộ trong hệ thống phòng thủ tên lửa

Vào những năm 1960, chính là thời Xô Viết thử nghiệm nổ bom Sa hoàng, chiến lược hạt nhân của Mỹ là nếu Xô Viết thực sự phát động tấn công, và Mỹ là bên bị tấn công trước, nên cũng phải đảm bảo sự tồn tại của sức mạnh hạt nhân đủ để tiêu huỷ trên 30% nhân khẩu và 70% công nghiệp của Liên Xô. Chỉ với sự tự tin này, mới có thể ngăn cản Liên Xô không dám ngang nhiên phát động chiến tranh hạt nhân. Nhằm đạt được sự uy hiếp này, yêu cầu trong lần phản kích thứ hai của Mỹ phải có thể phá huỷ được ít nhất 200 thành phố lớn nhất của Liên Xô. Như vậy, Mỹ cần phải luôn có 400 triệu tấn đạn hạt nhân cùng công cụ vận chuyển tương ứng.

Nhưng đó là những ước tính trước khi công nghệ đánh chặn chống tên lửa ra đời. Trong chiến tranh vịnh Ba Tư, phiên bản mới nhất của loạt tên lửa khét tiếng Patriot đã được thử nghiệm, ​đạt tỷ lệ đánh chặn thành công trên 50%. Năm 2017, Tên lửa đánh chặn THAAD - khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc vô cùng căng thẳng, khi thử nghiệm đã đạt kỷ lục 14 lần đều trúng. Có khả năng đánh chặn một số lượng đáng kể tên lửa đối phương tấn công, tất nhiên không cần thiết phải duy trì lực lượng phản công khổng lồ như vậy.

Với hàng trăm tên lửa Harpoon mua từ Mỹ, Đài Loan sẽ khiến kế hoạch xâm lược của Trung Quốc phá sản?
Tên lửa đánh chặn THAAD - khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc vô cùng căng thẳng, khi thử nghiệm đã đạt kỷ lục 14 lần đều trúng. (Ảnh minh họa: Hải quân Hoàng gia Canada / MS DAN BARD)

4. Các xu hướng phát triển vũ khí hạt nhân

Bom Sa hoàng là đại biểu của thiết kế vũ khí hạt nhân thời đó, chú trọng theo đuổi năng suất lớn và uy lực mạnh, nhưng ​​đây là vì công nghệ tên lửa đạn đạo của thời đại đó lạc hậu và kém chính xác. Sai số của ICBM (tên lửa liên lục địa) thế hệ đầu tiên của Mỹ là khoảng 2km. Tên lửa liên lục địa thế hệ đầu tiên của Liên Xô còn sai số lớn hơn, ít nhất 10km trở lên. Vì vậy ICBM thế hệ thứ nhất và thứ hai của Mỹ và Liên Xô mang theo các đầu đạn hạt nhân đều có sức công phá ở mức cao bất thường, đều trên triệu tấn TNT.

Cùng với sự tiến bộ công nghệ điều hướng, độ chính xác của đạn đạo ngày càng cao, không cần phải duy trì đầu đạn hạt nhân với sức công phá lớn như vậy. Ý tưởng thiết kế vũ khí hạt nhân hiện tại là năng suất nhỏ, nhiều đầu đạn. Khi tên lửa được bắn đi, sẽ là một chùm đạn con bắn ra giống như thiên nữ trải hoa, , khiến đối phương càng khó đánh chặn. Đầu đạn hạt nhân chính hiện được sử dụng trong tên lửa liên lục địa của Mỹ đều có sức công phá dưới 200.000 tấn TNT.

Trọng tâm cạnh tranh của nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của các cường quốc hạt nhân hiện nay là làm nhỏ xuống, nhỏ xuống, thậm chí năng suất dưới 1.000 tấn TNT. Như thế có thể hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong tình huống bất lợi của chiến tranh thông thường, có thể dễ dàng quyết định đưa vào sử dụng vũ khí hạt nhân, mà không dẫn tới chiến tranh hạt nhân.

Giả sử trong trận chiến với Ukraine, Putin thực sự đưa ra quân bài tấn công hạt nhân, khả năng lớn sẽ là kịch bản trên - sử dụng vũ khí hạt nhân nhỏ.

Làm sao để sống sót an toàn trong chiến tranh hạt nhân?

Mặc dù cảnh Ngày phán xét trong phim Kẻ hủy diệt rất khó xảy ra ở hiện thực. Tuy nhiên quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân xảy ra xung đột quân sự thì vẫn rất nguy hiểm. Mọi người đều lo lắng nếu thực sự xảy ra chiến tranh hạt nhân, làm sao có thể bảo vệ được bản thân và gia đình? Hầm chứa thực sự có thể chống lại các cuộc tấn công hạt nhân có lẽ không phải người bình thường có thể xây dựng được. Nhưng vẫn có biện pháp đơn giản và hiệu quả tránh được tấn công hạt nhân.

Đầu tiên bạn có thể chọn nơi cư trú, nhất định không thể sống gần các căn cứ quân sự, gần các cơ sở chính phủ hoặc các cơ sở nhạy cảm. Những nơi này là nguy hiểm nhất. Tiếp theo là các vị trí quan trọng khác như cửa cảng, sân bay, nhà máy phát điện, cơ sở công nghiệp, cũng sẽ là mục tiêu bị tấn công. Miễn là những nơi có liên quan đến khả năng chiến tranh và tiềm năng chiến tranh của một quốc gia, thì có thể xảy ra các cuộc tấn công, chỉ cần bạn sống xa những nơi đó, sẽ có thể đảm bảo được mạng sống, vấn đề còn lại thuộc về kỹ năng sinh tồn Bên cạnh đó, còn cần tích trữ nhiều lương thực.

Ngôi sao ngày tận thế của dự ngôn Hopi là nó?

Một dự ngôn cổ xưa dường như có liên quan tới nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Dấu hiệu thứ 9 của dự ngôn về ngày tận thế của bộ tộc thổ dân Bắc Mỹ Hopi, cũng là dấu hiệu duy nhất tới ngày nay chưa xuất hiện, nói rằng: Thành phố trên bầu trời của địa cầu sẽ sụp đổ cùng với một âm thanh cực lớn, sẽ có một ngôi sao xanh xuất hiện, khi đó, tộc người Hopi sẽ nhanh chóng ngừng các nghi thức của họ.

Người Hopi nói rất rõ ràng rằng thành phố trên bầu trời không tồn tại như vườn Eden hay thế giới thiên quốc, mà nó ở trên bầu trời của trái đất này, một nơi ở của con người. Hiện nơi thích hợp nhất là trạm vũ trụ.

Trước khi trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc được đưa vào sử dụng, trạm vũ trụ quốc tế do Hoa Kỳ và Nga vận hành là trạm vũ trụ quỹ đạo gần trái đất duy nhất được sử dụng. Tuổi thọ của Trạm vũ trụ quốc tế đã được kéo dài, kế hoạch lâu nhất tới năm 2031 sẽ bỏ đi, lúc đó nó sẽ rơi xuống Thái Bình Dương. Tuy nhiên đầu tháng 4 năm 2022, phía Nga tuyên bố, bởi vì chiến tranh Nga- Ukraine, Nga sẽ dừng hợp tác với Mỹ tại trạm không gian quốc tế cho đến khi phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga. Điều này có nghĩa là trạm không gian quốc sẽ phải đóng cửa sớm, rơi xuống Thái Bình Dương sớm, sớm nhất sẽ trong năm nay 2022. Nếu chúng ta chứng kiến thành phố trên bầu trời sụp đổ, tất cả 9 dấu hiệu báo trước ngày tận thế trong dự ngôn của bộ tộc người Hopi đã hoàn toàn xuất hiện đủ.

Dĩ nhiên không có ai mong muốn thế kỷ 21 xảy ra chiến tranh hạt nhân, hy vọng chúng ta cất lên tiếng nói mạnh mẽ nhất vì hòa bình và ngăn chặn chiến tranh xảy ra trên thế giới.

Minh An
Theo Wenzhao

 



BÀI CHỌN LỌC

Chiến tranh hạt nhân đang tới gần?