Chiến tranh Triều Tiên và lời tiên tri về Đài Loan của Thống tướng huyền thoại MacArthur (P-3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày nay, khi Tập Cận Bình liên tục nhấn mạnh sự cấp thiết phải hoàn thành sự thống nhất vĩ đại, và hàng trăm máy bay quân sự của ĐCSTQ đang cùng lúc quấy nhiễu Đài Loan, thì vấn đề tầm quan trọng của Đài Loan đối với tình hình toàn cầu có lẽ được mô tả rõ nhất trong lời phát biểu bất hủ của cố Thống tướng MacArthur trước Quốc hội Hoa Kỳ 70 năm trước: “Nếu mất Đài Loan, sẽ mất Thái Bình Dương”.

Xem lại: Chiến tranh Triều Tiên và lời tiên tri về Đài Loan của Thống tướng huyền thoại MacArthur (P-2)

Lời tiên tri về Đài Loan

Câu này là quan sát và đánh giá của Thống tướng MacArthur về tình hình Đông Á trong phiên điều trần của Thượng viện Hoa Kỳ sau khi ông bị Tổng thống Truman cách chức năm 1951. Sự khác biệt giữa Thống tướng MacArthur và Tổng thống Truman về vấn đề Đài Loan có thể được tóm tắt là sự khác biệt giữa sức mạnh trên bộ và sức mạnh trên biển.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1952, Tổng thống Truman muốn tái đắc cử, ông không muốn Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc chiến tranh khác, vì vậy ông hy vọng rằng Chiến tranh Triều Tiên sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Nhìn bề ngoài, có vẻ như Chiến tranh Triều Tiên cũng có thể được giải quyết nhanh chóng. Bởi vì hai bên đã sớm bắt đầu đàm phán bí mật và đàm phán hòa bình. Ba trong số năm quốc gia là Hoa Kỳ, ĐCSTQ, Anh, Liên Xô và Pháp, ủng hộ đề xuất giải quyết của ĐCSTQ:

  1. Hai bên ngừng giao tranh và được giới hạn bởi 38 độ vĩ bắc.
  2. ĐCSTQ thay thế Trung Quốc Quốc dân Đảng tại Liên Hợp Quốc.
  3. Chủ quyền của Đài Loan thuộc về ĐCSTQ.

Tin tức được đưa ra khiến Thống tướng MacArthur phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là điều thứ ba về chủ quyền Đài Loan thuộc về ĐCSTQ, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ cũng xem xét các điều kiện để ngừng bắn và ngừng giao tranh, đặc biệt không nên bao gồm việc công nhận vị trí của Trung Quốc trong Liên Hợp Quốc hoặc xem xét việc bàn giao Đài Loan.

Vào ngày 29/8/1950, theo Thời báo New York đăng kiến giải của Thống tướng MacArthur: “Đài Loan là một phần không thể thiếu trong chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ, Thái Bình Dương là một hồ nước hòa bình của Mỹ. Nếu để mất Đài Loan và biến nó thành căn cứ tàu sân bay hoặc tàu ngầm kiên cố không thể đánh chìm của đối phương, vậy Hawaii, Midway và từ Guam đến Philippines sẽ không được đảm bảo.”

Tuy nhiên, Tổng thống Truman đã nhắc lại trong một cuộc trò chuyện bên lề: “Bản thân chúng tôi không muốn Đài Loan hay bất kỳ nơi nào khác ở châu Á. Chúng tôi tin rằng số phận của Formosa (Đài Loan) sẽ được giải quyết một cách hòa bình trong sự hợp tác quốc tế.”

Nói cách khác, cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần này không chỉ là quân sự, mà còn là chính trị. Vì vậy, dù thế nào, phải hạn chế nó trong ‘cuộc chiến có giới hạn’. Nhưng đối với Thống tướng MacArthur, khi ĐCSTQ can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên, hành động của cảnh sát thế giới là Hoa Kỳ trong mắt Truman đã thực sự trôi qua, và nó được thay thế bằng cuộc chiến giành quyền lực biển ở Thái Bình Dương.

Trong chiến tranh quyền lực trên biển của Triều Tiên, Đài Loan không được rơi vào tay ĐCSTQ. Ngay cả với sự vượt trội của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ, nếu ĐCSTQ có Đài Loan, nó có thể cung cấp các căn cứ đó cho các tàu ngầm và lực lượng không quân của Liên Xô. Bằng cách tập trung hàng loạt lực lượng tàu ngầm và không quân của mình ở đó, họ có thể khiến các sân bay của Mỹ ở Philippines và Nhật Bản trở nên vô dụng. Sau khi các tàu ngầm của Liên Xô đóng ở Đài Loan có thể đánh chặn mọi đường tiếp tế của Hoa Kỳ ở tây Thái Bình Dương, khiến đường biển, đất liền và không quân bên này không thể tiếp tế.

Thống tướng MacArthur nói trong bài báo: “Một khi Đài Loan bị mất, tuyến phòng thủ của chúng tôi sẽ bị phá vỡ hoàn toàn bởi Đảng Cộng sản. Đài Loan nằm ngay giữa Philippines và Nhật Bản. Một khi kẻ thù đã chiếm đóng Đài Loan, chúng có thể tấn công cả hai bên sườn và sau khi sử dụng các căn cứ tàu ngầm ở Đài Loan để cắt đứt đường tiếp tế của chúng tôi kéo dài từ Trân Châu Cảng hoặc từ Guam, chúng có thể tiêu diệt riêng lẻ hai bên sườn này.”

“Một khi Đài Loan thua, cục diện chiến lược ở Thái Bình Dương chắc chắn sẽ thay đổi. Thực tế này sẽ thay đổi trong ngắn hạn. Tôi chắc chắn rằng họ đã làm như vậy. Liên Xô đã có được căn cứ không quân ban đầu trên đất liền Trung Quốc.”

“Đài Loan hiện có 19 sân bay. Trước đó, Nhật Bản đã sử dụng các sân bay này để đánh chiếm các căn cứ khác ở Philippines và Tây Nam Thái Bình Dương. Một khi Đài Loan bị mất, toàn bộ tuyến phòng thủ của chúng tôi sẽ khó duy trì. Tuyến phòng thủ này có thể xuyên thủng từ Đài Loan, chứ không thể xuyên thủng từ Trung Quốc.”

Thống tướng MacArthur đã dành 24 năm ‘lăn lộn’ ở Thái Bình Dương. Ông đã chứng kiến ​​cách Nhật Bản xây dựng Khối đồng thịnh vượng Đại Đông Á với Đài Loan là trung tâm, và sau đó phát động Chiến tranh Thái Bình Dương, cuộc chiến quét toàn bộ Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương, và khiến Hoa Kỳ gần như rút lui về bờ biển phía tây của Thái Bình Dương. Thậm chí người ta còn nói rằng nếu mất Đài Loan, sẽ mất Thái Bình Dương. Không chỉ vậy, giả sử quân địch chiếm được Đài Loan, và theo đó là Thái Bình Dương, điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với Alaska, California, Washington, Trung và Nam Mỹ. Vì vậy, Thống tướng MacArthur khẳng định “Đài Loan không được rơi vào tay quân địch”.

“Không có gì được công nhận rộng rãi hơn tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan.”

Tóm lại, mất Đài Loan, sẽ mất Thái Bình Dương.

Đáng tiếc sau đó Tổng thống Truman đã làm theo kế hoạch của Marshall và chỉ muốn áp dụng chủ nghĩa xoa dịu. Ông hạn chế sức mạnh của không quân và hải quân Hoa Kỳ khi cắt nguồn cung cấp từ Triều Tiên và ‘Trung Quốc đỏ’, đồng thời không muốn các hoạt động quân sự mở rộng ra ngoài bán đảo Triều Tiên. Nói cách khác, sự thống trị trên không và trên biển của quân đội Hoa Kỳ hầu như chỉ được sử dụng cho việc cung cấp hoặc rút lui.

Những năm sau chiến tranh

Vào tháng 12/1952, sau khi mãn nhiệm, Thống tướng MacArthur đã trình một bản ghi nhớ lên Tổng thống khi đó là Dwight D. Eisenhower để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Ông gợi ý rằng ngoài việc chống lại sự xâm nhập của Đảng Cộng sản trên thế giới, cũng cần phải hoạch định một chính sách đúng đắn đối với Trung Quốc.

Thống tướng MacArthur nói: “Những bước đi sai lầm trong chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sẽ dẫn đến một loạt thảm họa, đây sẽ là thất bại lớn nhất của nền chính trị Hoa Kỳ trong thế kỷ qua. Với chính sách xoa dịu ‘Chế độ đỏ’, thế hệ tương lai của chúng ta sẽ phải trả một giá đắt, có lẽ là cả trăm năm.”

Sau khi đưa ra lời khuyên cuối cùng của mình với các cơ quan chức năng, ông dần từ giã chính trường, lúc này ông đã ngoài 70 tuổi và sức khỏe không còn tốt như trước. Ông nhận lời mời từ một người bạn để đảm nhận vị trí giám đốc của Công ty Remington Rand, và ông bắt đầu nghỉ hưu, và sống với gia đình trong một căn phòng trên tầng cao nhất tại khách sạn sang trọng Waldorf Astoria New York.

(Ghi chú: Waldorf Astoria New York là một khách sạn sang trọng ở Midtown Manhattan thuộc Thành phố New York. Một số dãy phòng sang trọng được đặt theo tên của những người nổi tiếng đã sống hoặc ở trong đó như Suite Cole Porter, Suite Hoàng gia, được đặt theo tên của Công tước và Nữ công tước xứ Windsor, Suite MacArthur và Suite Churchill.)

Waldorf Astoria New York là một khách sạn sang trọng ở Midtown Manhattan thuộc Thành phố New York. (Ảnh: wikimedia)
Năm 1954, Thủ tướng Nhật Bản Yoshida Shigeru đi công tác tại Hoa Kỳ, đã đến thăm Cựu Thống tướng MacArthur đang ở khách sạn Waldorf Astoria tại New York. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Mỗi ngày, ngoài vài giờ làm việc tại công ty, Cựu Thống tướng MacArthur đi xem các trận đấu quyền anh, bóng chày, bóng đá và đi lễ nhà thờ. Trong vài năm đầu tiên về hưu, ông sống một cuộc sống ẩn dật, ít tham gia vào các hoạt động công chúng.

Ông đã được một số nhà xuất bản tiếp cận để giúp ông viết hồi ký, và một hãng phim ở Hollywood đã đề nghị 1 triệu đô la để làm một bộ phim sử thi của cuộc đời ông có tựa đề “Tôi chắc chắn sẽ trở lại”, nhưng tất cả đều bị từ chối.

Khải thị của Thượng đế

Tháng 1/1960, Cựu Thống tướng MacArthur vừa thọ 80 tuổi nhập viện vì vấn đề sức khỏe, sau đó, các chính khách từ Âu Mỹ lần lượt đến bệnh viện thăm hỏi. Trong thời gian nằm viện, ông suy nghĩ về những kinh nghiệm sống trong quá khứ của mình và cảm thấy mình vẫn còn một sứ mệnh chưa hoàn thành với thế giới.

Cựu Thống tướng MacArthur đã cầu nguyện và cầu xin sự mặc khải của Chúa, ngay sau đó, cơ thể ông hồi phục một cách thần kỳ và nhanh chóng. Sau khi qua cơn bệnh nặng, ông nói với mục sư bên cạnh: Trong 36 giờ qua, tôi đã niệm câu đầu tiên trong Kinh Thánh-Giăng 11, sau đó tôi cảm thấy cuộc sống của mình được ban tặng một lần nữa, một sự sống mới sinh ra từ cái chết. Ông nói với vợ đang đợi bên cạnh: Jean! Tôi chắc chắn sẽ trở lại một lần nữa.

Sau khi Cựu Thống tướng MacArthur hồi phục trở về nhà, ông bắt đầu viết hồi ký. Ông viết trong lời tựa:

Cuốn hồi ký này có thể là tài liệu tham khảo cho các sử gia tương lai để khám phá lý do của những hành động và động cơ được thể hiện trong những cuộc chiến vĩ đại này, cũng như cho thế hệ thanh niên tiếp theo ở Hoa Kỳ, những người sẽ giúp đỡ đất nước và chính phủ khi cần thiết, cho những lý tưởng và ý tưởng theo thời gian, và rồi hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống, đây là điều tôi mong muốn…

Khi bắt đầu viết, điều này khiến tôi bối rối: Tôi đã đóng góp gì cho lịch sử quá khứ? Tất cả các vai diễn của tôi có hoàn hảo không? Cuốn sách này viết về vai trò và quá khứ cá nhân tôi trong các cuộc chiến tranh vĩ đại mà Hoa Kỳ đã gây ra trong quá khứ để bảo vệ đất nước, duy trì tự do và theo đuổi bình đẳng chính trị. Tôi chỉ dành kỷ niệm này cho các cựu chiến binh của quân đội Hoa Kỳ, cũng như các đồng chí đã đóng góp cho đất nước và để lại di sản là vợ và các con của tôi.

Tháng 7/1961, Cựu Thống tướng MacArthur được mời sang Philippines dự lễ kỷ niệm 15 năm ngày độc lập, đồng thời tìm hiểu tình hình bành trướng của Đảng Cộng sản ở châu Á, sau khi về nước, ông đã đưa ra đề nghị với Tổng thống Kennedy. Vào thời điểm đó, sau cái chết của Thượng nghị sĩ McCarthy, sự xâm nhập của Đảng Cộng sản vào Hoa Kỳ trở nên liều lĩnh hơn. Ông nói với Tổng thống Kennedy: “Cuộc khủng hoảng thực sự mà nước Mỹ phải đối mặt không phải ở nước ngoài, mà ở trong nước, không phải trong những khu rừng xanh tươi của Đông Nam Á, mà là trong những khu rừng cụ thể của các thành phố Mỹ.”

Tuy nhiên, sự thuyết phục của ông không được các nhà chức trách coi trọng.

Năm 1962, ở tuổi 82, Cựu Thống tướng MacArthur trở lại Học viện Quân sự West Point để trình bày bài diễn văn kinh điển “Nghĩa vụ, Danh dự, Đất nước”.

Trong bài phát biểu trước công chúng kéo dài hàng tiếng đồng hồ này, ông liên tục nhắc lại phương châm học tập của Học viện Quân sự West Point (Nghĩa vụ, Danh dự, Đất nước). Ông nói rằng những người lính của quân đội Hoa Kỳ là những nhân vật cao quý nhất. Quá trình chiến đấu với kẻ thù là lịch sử của cuộc đời. Dù tình hình thế giới sau này có thay đổi như thế nào thì ý chí quyết thắng là không thể thay đổi…

Vào ngày 12/6/1919, MacArthur 39 tuổi, nhậm chức hiệu trưởng Học viện Quân sự West Point và thực hiện những cải cách mạnh mẽ đối với Học viện Quân sự West Point. Đây là hình ảnh MacArthur với vai trò hiệu trưởng của Học viện Quân sự West Point. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Sau bài phát biểu, cả khán đài im lặng, nhiều người lau nước mắt, tinh thần cao cả của Cựu Thống tướng MacArthur khiến mọi người có mặt xúc động mãi không thôi.

Lời tiên tri trước lúc lâm chung

Vào cuối năm 1963, Cựu Thống tướng MacArthur gặp Tưởng Kinh Quốc đang thăm Hoa Kỳ với tư cách là thành viên của Ủy ban Hành pháp, tại căn hộ của ông ở New York. Đây là cuộc gặp thứ ba của họ.

Lần đầu tiên hai người gặp nhau là trong Chiến tranh Triều Tiên, khi đó, ông dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan để thảo luận về kế hoạch chống cộng với Tổng thống Tưởng Giới Thạch, ông có ấn tượng tốt về Tưởng Kinh Quốc.

Lần thứ hai là trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tưởng Kinh Quốc với tư cách là Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng, ông đã nói chuyện với Tưởng Kinh Quốc về vấn đề Xô-Mỹ, vấn đề Trung Quốc và tình hình thế giới trong căn hộ của mình. Tưởng Kinh Quốc từng ca ngợi quan điểm của Cựu Thống tướng MacArthur trong tiểu sử của ông là cực kỳ đúng đắn và có tầm nhìn xa.

Cuộc gặp thứ ba là trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Tưởng Kinh Quốc. Vào thời điểm đó, quyền lực của ĐCSTQ dần trở nên mạnh mẽ hơn và thay thế Liên Xô, Nga. Sau đó là Chiến tranh Việt Nam, Khủng hoảng tên lửa Cuba, và Sự cố Eta lần lượt xảy ra. Mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Liên Xô tiếp tục mâu thuẫn. Trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ đã có những tiếng nói muốn ‘lôi kéo’ ĐCSTQ, hai bên thường xuyên tiếp xúc, và quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đang dần rơi vào khủng hoảng.

Vì vậy, Tưởng Kinh Quốc đã đến thăm Hoa Kỳ trong 10 ngày với tư cách là thành viên của Ủy ban Hành pháp, gặp Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy và Ngoại trưởng Rusk, đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Đài Loan và không bỏ qua tầm quan trọng của Đài Loan ở Châu Á. Khi rảnh rỗi, anh đến New York để thăm Cựu Thống tướng MacArthur. Hôm đó là Chủ nhật, Cựu Thống tướng MacArthur hủy kế hoạch đi du lịch sau khi nghe tin Tưởng Kinh Quốc đến thăm, và gặp Tưởng Kinh Quốc trong căn hộ của ông. Họ ngồi xuống ghế và thảo luận câu chuyện của 10 năm trước.

Sau khi Cựu Thống tướng MacArthur rời quân ngũ, ông tiếp tục sử dụng sức ảnh hưởng của mình trong quá khứ để yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Đài Loan, trong cuộc hội đàm, ông khuyến khích Tưởng Kinh Quốc bám trụ chống cộng ở Đài Loan, ông nói với Tưởng Kinh Quốc:

“Sự tồn tại của Đài Loan ngày nay không chỉ là cơ sở cho hoạt động phản công và trẻ hóa của Trung Quốc, mà ý nghĩa lớn nhất của nó là làm cho tất cả các quốc gia trên thế giới hiểu rằng vấn đề của Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết, chỉ cần Đài Loan tồn tại một ngày, bọn cướp Cộng sản sẽ không thể yên thân.”

“Tôi tin chắc rằng một ngày nào đó Trung Hoa Dân Quốc sẽ có thể lấy lại đất liền và trở thành một lực lượng ổn định ở châu Á.”

Đầu năm 1964, sức khỏe của Cựu Thống tướng MacArthur giảm sút nghiêm trọng, đầu tháng 3, Tổng thống Johnson đã cử một đội y tế đưa ông đến bệnh viện ở Washington để điều trị, sau vài cuộc đại phẫu, sức khỏe ông vẫn không cải thiện.

Lúc này, các chức sắc lần lượt đến viếng, Tổng thống Johnson cũng đích thân đến thăm. Trước khi qua đời, MacArthur đã nắm tay Tổng thống Johnson và mong ông ủng hộ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan ngoài chiến trường Việt Nam. Ông luôn tin rằng Trung Hoa Dân Quốc sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống cộng sản.

Chiều ngày 5/4, Cựu Thống tướng MacArthur qua đời ở tuổi 84. Tổng thống Johnson đã ra lệnh bắn 19 phát đại bác tại các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp thế giới để thương tiếc, và sau đó tổ chức quốc tang cho ông ở New York, treo cờ rủ cho đến ngày an táng. Như nguyện vọng cuối cùng, Cựu Thống tướng MacArthur được chôn cất tại Norfolk, Virginia, nơi sinh của mẹ ông.

Sau khi Cựu Thống tướng MacArthur qua đời, Học viện Quân sự West Point đã dựng tượng đồng nhân danh ông, và những ý tưởng quân sự mà ông để lại đã ảnh hưởng đến vô số sĩ quan, binh sĩ và binh lính của quân đội Hoa Kỳ. Bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ Donald Trump trước bức tượng Tướng MacArthur tại Học viện Quân sự West Point ở New York vào ngày 13/6/2020. (Ảnh: Nicholas Kamm / AFP)

Sau khi hay tin Cựu Thống tướng MacArthur qua đời, các chính trị gia trên thế giới đều có bài phát biểu chia buồn cùng ông, riêng Tưởng Giới Thạch đã viết "Diễn văn thương tiếc cố Thống tướng MacArthur của Hoa Kỳ" với nội dung như sau:

Thống tướng MacArthur là một anh hùng đã chiến đấu chống lại bạo lực ở Thái Bình Dương "để bảo vệ hòa bình với chiến thắng", một nhà thông thái đưa ra giải pháp cho tai họa của chủ nghĩa cộng sản và giải quyết tận gốc ngọn của vấn đề, là một người nhân từ cứu nhân loại khỏi bạo lực toàn trị của Đức Quốc xã, chế độ nô lệ, nạn đói và khủng bố. Sự sáng chói tuyệt vời của ông là sự sáng chói của Hoa Kỳ và sự sáng chói của tất cả mọi người trên thế giới, những người bảo vệ tự do và công lý.

Trung Chính (Tưởng Giới Thạch) biết ơn những người bạn cũ và những người bạn tâm giao, sẽ không bao giờ quên tình bạn chân thành và đạo lý cao cả rằng chúng ta đang gặp nguy hiểm và nương tựa vào nhau trong nghịch cảnh; khi Thống tướng MacArthur hấp hối trên giường bệnh, vẫn là câu nói vô cùng xúc động “chứng kiến ​​chiến thắng của Trung Hoa Dân Quốc một lần nữa”; tôi có một sự ngưỡng mộ cao cả đối với khát vọng xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản từ lâu của ông, cũng như những thành tích của ông trong việc duy trì an ninh của Thái Bình Dương sau nhiều trận chiến!

Bây giờ Thống tướng MacArthur đã qua đời, chúng tôi xin chân thành chia buồn với niềm tiếc thương vô hạn. Mặc dù Thống tướng MacArthur đã ra đi nhưng chiến công của ông sẽ trường tồn mãi trong sự ngưỡng mộ của mọi người, và tinh thần của Thống tướng MacArthur sẽ bất tử trong chiến thắng của cuộc đấu tranh chống cộng trên toàn thế giới!

(Hết)

Cao Nguyên
Theo Hà Chúng Lực/Ngưỡng Nhạc - Epochtime

Tài liệu tham khảo:

“Cựu chiến binh không bao giờ chết: Cuộc đời của Douglas MacArthur” - Tác giả Geoffery Perret

“Hồi ức của Thống tướng MacArthur” - Chính tác giả Douglas MacArthur

“Câu chuyện của ông Tưởng Kinh Quốc” - Đường Hưng Hán biên tập

“Diễn văn thương tiếc cố Thống tướng MacArthur của Hoa Kỳ” - Tổ chức Giáo dục Chính văn Trung Hoa.



BÀI CHỌN LỌC

Chiến tranh Triều Tiên và lời tiên tri về Đài Loan của Thống tướng huyền thoại MacArthur (P-3)