Chính sử ghi chép về chuyện quỷ Thần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bài viết này từ góc nhìn của những trường hợp trong chính sử ghi chép những câu chuyện có thực về chuyện quỷ Thần.

Những ghi chép và truyền thuyết về chuyện quỷ thần ở các thời đại có rất nhiều trong dã sử, nhưng một số người thấy là dã sử, nên cho rằng là những câu chuyện đầu đường cuối ngõ, là tin đồn, nên thường nghi hoặc, không tin. Cũng có người coi là những câu chuyện không căn cứ, hoặc chỉ trích là mê tin. Có người dẫu đích thân trải qua, đích thân thấy, thì cũng coi là ‘trùng hợp’.

Thực tế, trong chính sử cũng có ghi chép chuyện quỷ Thần. Chính sử là những ghi chép tường tận về lịch sử của sử quan (nhà sử học quốc gia), khác với các sách sử được biên soạn bởi các nhà sử học tư nhân cổ đại, tức được gọi là dã sử. Bộ sách “Tứ khố toàn thư” biên soạn năm Càn Long thứ 4 triều Thanh, đã xác định 24 bộ sử sách thể kỷ, truyện chính thống từ Sử Ký đến Minh Sử là chính sử.

Không tin quỷ, bị quỷ làm cho sợ đến chết

Nguyễn Chiêm, tự Thiên Lý, là người Úy Thị, Trần Lưu (Úy Thị, Hà Nam ngày nay). Ông là con trai của Nguyễn Hàm, một trong “Trúc lâm thất hiền” thời kỳ nhà Tấn. Nguyễn Chiêm chết khoảng năm cuối niên đại Vĩnh Gia đời Tấn Hoài Đế, ở tuổi 30.

Nguyễn Chiêm vốn kiên trì vô quỷ luận, thường tự cho rằng lý luận này có thể phù hợp với hết thảy sự vật hữu hình cũng như vô hình. Một ngày nọ, bỗng nhiên có một vị khách thông báo đến thăm Nguyễn Chiêm. Sau một hồi hàn huyên, hai người đàm đạo về học thuyết Danh lý (phương pháp kiểm tra thực danh, biện luận danh, phân tích lý).

Vị khách có tài hùng biện, khi Nguyễn Chiêm và vị khách nói đến chuyện quỷ Thần, hai người biện luận rất quyết liệt. Cuối cùng vị khách yếu thế, không biết nói gì nữa, mặt biến sắc và đứng dậy nói: “Quỷ Thần là điều mà các bậc Thánh hiền từ xưa đến nay đều tin, tại sao duy nhất một mình ông nói là không có?”

Nói rồi, vị khách lao về phía trước, biến thành hình thù kỳ dị, và chỉ một lát liền biến mất. Thì ra ông ta chính là quỷ. Nguyễn Chiêm lập tức thần sắc thay đổi trông rất thảm hại, hơn một năm sau thì chết vì bệnh.

Chính nhân không sợ tà thuật, lạm dụng yêu pháp hại người tất bị báo ứng - Tri Thức - Tài Nguyên
Nói rồi, vị khách lao về phía trước, biến thành hình thù kỳ dị, và chỉ một lát liền biến mất. Thì ra ông ta chính là quỷ. (Ảnh tổng hợp)

Cậy thế đoạt ruộng giết người, quỷ hồn đòi mạng

Ngụy Kỳ Hầu Đậu Anh và Vũ An Hầu Điền Phần đều là thân thích của phu nhân Hoàng thất triều Hán. Quán Phu là một người cương trực, là một người thích rượu và dễ nổi nóng. Quán Phu cũng vì có quan hệ thân thiết với Đậu Anh nên cũng được phong hầu.

Khi chưa đắc chí, Điền Phần từng khom lưng bợ đỡ Đậu Anh. Cảnh Đế băng hà, Thái tử Vũ Đế lên ngôi, Đậu Anh bị bãi quan, Điền Phần được sủng ái làm Thừa tướng. Điền Phần sai thuộc hạ đến yêu cầu Đậu Anh dâng ruộng đất ở thành Nam. Đậu Anh tức giận nói: “Lão phu tuy bị triều đình ruồng bỏ không dùng, tướng quân tuy vị cao quyền trọng, lẽ nào lại có thể cậy thế cưỡng đoạt ruộng đất của ta?”

Lúc này Quán Phu nghe được tin này, lòng bất bình, tức giận chửi sứ giả. Điền Phần biết tin, từ đó hận Quán Phu và Đậu Anh.

Năm Nguyên Quang thứ 4 đời Vũ Đế, Điền Phần cưới con gái Yên Vương làm phu nhân, Thái hậu hạ chiếu cho tất cả các vương hầu đến chúc mừng. Quán Phu và Đậu Anh cũng đến chúc mừng. Trong bữa tiệc, Điền Phần dâng chén chúc rượu các tân khách, tất cả các tân khách có mặt đều rời ghế bày tỏ lòng tôn kính. Khi Đậu Anh nâng chén chúc rượu mọi người, chỉ có số ít bạn bè thân thiết rời ghế. Quán Phu trông thấy thì lửa giận thiêu đốt trong lòng, liền mượn rượu phóng túng, mở miệng mắng chửi.

Điền Phần bèn hạch tội Quán Phu tội trạng trong phủ Thừa tướng bất kính với khách, đồng thời khơi lại vụ án xưa của Quán Phu, bắt toàn bộ gia đình họ Quán, tất cả đều bị xử tử hình. Đậu Anh quên mình, dốc sức giải cứu Quán Phu, Điền Phần nghĩ hết cách tạo ra tin đồn, vu cáo Đậu Anh. Vũ Đế nổi giận phán Đậu Anh tội chết. Tháng 12 năm đó, đưa Đậu Anh trảm đầu thị chúng.

Mùa xuân năm sau, Điền Phần bỗng nhiên ngã bệnh, trong lúc phát bệnh cứ tự nói một mình, không ngừng kêu lớn những lời như: “Ta có tội, ta có tội”. Người nhà mời những thầy mo có khả năng nhìn thấy quỷ Thần đến khám bệnh cho ông ta, họ đều nói rằng, thấy quỷ hồn của Đậu Anh và Quán Phu đang canh giữ Điền Phần, muốn giết ông ấy. Các thầy thuốc đều bó tay. Sau này, Điền Phần không chữa trị khỏi mà chết.

Luật sư nổi tiếng làm phán quan dưới âm phủ kể chuyện xảy ra ở cõi âm
Người nhà mời những thầy mo có khả năng nhìn thấy quỷ Thần đến khám bệnh cho ông ta, họ đều nói rằng, thấy quỷ hồn của Đậu Anh và Quán Phu muốn giết ông ấy. (Ảnh miền công cộng)

Hiếu thuận nhân từ, Táo Thần ban phúc

Thời Hán Tuyên Đế, quận Nam Dương có người tên là Âm Tử Phương, vô cùng hiếu thuận, hơn nữa còn thường xuyên thí xả tích đức, đối đại nhân từ khoan hậu với mọi người. Một năm, vào Tết Lạp Bát, lúc buổi sáng làm cơm, Táo Thần hiện hình. Âm Tử Phương cung kính quỳ xuống bái lạy, tiếp nhận chúc mừng của Táo Thần. Nhà ông có mộ con dê vàng, thế là ông lấy ra làm vật tế Táo Thần.

Từ đó trở đi, tài sản gia đình ông tăng lên nhanh chóng, giàu có nhất vùng. Ông thường nói: “Con cháu tôi sau này nhất định sẽ thành công hiển đạt”.

Truyền đến đời chắt của ông là Âm Thức (tự Thứ Bá) là qua 3 đời, gia tộc họ Âm cành phồn vinh hưng thịnh. Âm Thức làm quan đến chức Chấp ngô kim, phò tá Thái tử. Các thế hệ đời sau, có 4 người được phong hầu. Em gái Âm Thức là Âm Lệ Hoa sau này là Hoàng hậu của Quang Vũ Đế, tức Quang Liệt Hoàng Hậu.

Theo tiểu thuyết bút ký “Dậu Dương tạp trở” đời Đường ghi chép: Táo Thần họ Trương, tên Đơn, phu nhân tên chữ là Khanh Kỵ, sinh 6 con gái, đều lấy tên là Sát Hợp. Mỗi khi đến cuối thành trở về trời, Táo Thần báo cáo với Thiên Đế những hành vi việc làm của con người. Nếu con người phạm tội ác, lớn thì sẽ cắt giảm 20 năm tuổi thọ, nhỏ thì cắt giảm 100 ngày tuổi thọ. Ngọc Hoàng Đại Đế sai Táo Thần chuyên trách giám sát nhân gian, khuyên răn mọi người cần phải giữ gìn kỷ cương phép tắc, quang minh lỗi lạc, mãi làm việc thiện, lợi ích chúng sinh.

“Ngục không có tù oan”: Hà Tỉ Can cai quản ngục tù tích đức

Hà Tỉ Can tên chữ là Thiếu Khanh, người Nhữ Âm (Phụ Dương, An Huy ngày nay). Ông là nhà pháp luật học đời Dông Hán, từng đảm nhiệm Huyện lệnh Hoài Âm, Đô úy Đan Dương. Thời Hán Vũ Đế, ông đảm nhiệm chức Đình úy.

Hà Tỉ Can khi làm quan tư pháp huyện Nhữ Âm, ông chủ trương pháp trị, nhưng không lạm dụng hình trượng. Những người bị oan được ông lấy lại công bằng, cứu sống, lên đến hàng ngàn người. Sau này ông được thăng làm Đô úy Đan Dương, khi xét xử các vụ án, ông rất coi trọng chứng cứ và nghiên cứu điều tra. Những vụ án được ông xét xử, không có một phạm nhân nào kêu oan, sử sách ca ngợi ông là “ngục không có tù oan”. Do ông chấp pháp công chính, được nhân dân kính yêu, bách tính Hoài Nhữ đều tôn xưng ông là Hà Công.

Ngày Tân Hợi tháng 3 năm Trưng Hòa thứ 3 (năm 90) đời Hán Vũ Đế, trời đổ mưa lớn, Hà Tất Can lúc đó đã từ quan về nhà. Ông đang nằm xem sách thì ngủ thiếp đi, mộng thấy khách quý và xe ngựa đứng đầy trước sân. Khi tỉnh dậy, ông kể giấc mộng này với vợ. Còn chưa kể hết thì từ ngoài cổng có một bà lão, thỉnh cầu xin vào nhà tránh mưa. Khi đó mưa rất lớn, y phục và giày của bà lão đều ướt sũng.

Sau khi mưa tạnh, Hà Tỉ Can tiễn bà lão ra cổng. Bà lão nói với Hà Tỉ Can rằng: “Tiên sinh có âm đức, hiện nay, Thượng Thiên ban cho ngài sách phù, để con cháu ngày hưng vượng phát đạt”.

Thế là bà lão lấy sách phù từ trong ngực ra, hình dáng như thẻ tre, dài 9 tấc, tổng cộng có 990 thẻ, và đưa cho Hà Tỉ Can, rồi nói: “Con cháu đời sau của ngài được đeo quan ấn, sẽ nhiều như số thẻ tre này”.

Say này, con cháu các đời sau của Hà Tỉ Can quả nhiên như bà lão đã nói, đại đa số đều phú quý hiển đạt.

Toán cướp nghe xong đều cảm thấy xấu hổ, ăn xong lặng lẽ bỏ đi, không lấy bất cứ một thứ gì. Triệu Tự thấy vậy lấy ra một ít đồ rồi đuổi theo nhưng toán cướp đã chạy rất xa rồi, cuối cùng vẫn không đuổi kịp.
Say này, con cháu các đời sau của Hà Tỉ Can quả nhiên như bà lão đã nói, đại đa số đều phú quý hiển đạt. (Ảnh qua Secretchina.com)

Huyện lệnh Vương Chuân xử án cho quỷ kêu oan

Vương Chuân tên chữ là Thiếu Lâm, người Tân Đô, Quảng Hán. Thời Đông Hán, ông làm quan lại, ban đầu là Đình trưởng Đại Độ, sau làm Công tào của quận, rồi làm Trị trung Tòng sự của châu. Ông đỗ tú tài, được bổ nhiệm Huyện lệnh huyện My.

Khi Vương Chuân đảm nhiệm Huyện lệnh huyện My, trên đường đi nhậm chức, đi qua một cái đình. Đình trưởng nói với ông rằng: “Trong đình này có một con quỷ, không được tá túc ở trong đình”.

Vương Chuân nói: “Nhân nghĩa thắng hung tà, đức có thể trừ được thứ không may mắn, việc gì phải né tránh quỷ”.

Thế là đêm đó, ông ngủ ở trong đình.

Đêm khuya, Vương Chuân nghe thấy tiếng người con gái kêu oan, thế là ông lớn tiếng nói: “Ngươi có oan khuất gì, có thể đến đây trình bày”.

Cô gái nói: “Tôi không mặc y phục, không dám vào”.

Vương Chuân lấy y phục ném cho cô gái mặc. Sau khi mặc y phục, cô gái bước đến, khóc và nói: “Chồng tôi vốn là Huyện lệnh huyện Phù, trên đường nhậm chức đi qua nơi này, ngủ ở trong đình này. Đình trưởng tội ác cùng cực, giết hết hơn chục người gia đình tôi, chôn ở dưới lầu, và lấy đi hết tài sản của chúng tôi”.

Vương Chuân hỏi họ tên đình trưởng, cô gái nói: “Chính là viên quan du kiếu, thuộc hạ của ngài”. (Chú thích: du kiếu là chức quan làng thời Tần Hán, phụ trách tuần tra bắt trộm).

Vương Chuân nói: “Ta nhất định sẽ lấy lại chính nghĩa cho cô, làm rõ án oan này”.

Thế là cô gái biến mất, để lại bộ y phục.

Sáng hôm sau, Vương Chuân triệu viên du kiếu đến thẩm vấn, hắn nhận tội. Thế là Vương Chuân cho bắt hơn chục tên đồng đảng của hắn, tất cả đều cúi đầu nhận tội. Sau đó ông sai thuộc hạ đem thi hài gia đình bị sát hại đưa về cố hương của họ. Ngôi đình đó lại trở lại thanh tĩnh, an bình.

Tư Mã Ý bức tử trung lương, bị ác quỷ đòi mạng

Vương Lăng (172 - 251), tự Ngạn Vân, là người huyện Kỳ, Thái Nguyên (nay là huyện Kỳ, Sơn Tây). Thời Tam Quốc, ông là tướng lĩnh của Tào Tháo, là cháu của quan Tư đồ Vương Doãn của nhà Đông Hán.

Khi Vương Lăng nhậm chức Đô đốc, thống lĩnh quân đội Dương Châu, Tư Mã Ý đã giết Đại tướng Tào Sảng. Vương Lăng thấy Hoàng đế Tào Phương còn nhỏ, bị Tư Mã Ý chuyên quyền, giang sơn Tào Ngụy nguy trong sớm tối, bèn muốn lập Sở Vương Tào Bưu, người đã trưởng thành, lại có trí dũng, làm Hoàng đế.

Trong thời kỳ đang mưu tính bí mật, thì có người cáo giác. Tư Mã Ý đích thân dẫn đại quân thảo phạt. Tư Mã Ý một mặt dẫn quân áp sát, một mặt ban bố đại xá, xá tội cho Vương Lăng, lại lấy danh nghĩa bằng hữu viết cho Vương Lăng một bức thư, bảo Vương Lăng đến gặp ông ta.

Vương Lăng ngồi thuyền ra nghênh đón, Tư Mã Ý dễ dàng bắt được Vương Lăng, rồi sai 600 kỵ binh và bộ binh áp giải Vương Lăng về Lạc Dương.

Đến một nơi là Hạng Thành, Vương Lăng thấy ngôi đền Giả Quỳ bên sông. Vương Lăng xúc động nói lớn: “Anh linh của Giả Quỳ huynh ở trên kia, tôi là Vương Lăng, trung thần của Ngụy Quốc đây. Khắp thiên hạ chỉ có anh linh của huynh ở trên trời biết”.

Nói rồi uống thuốc độc tự tử. Tháng 8 năm đó (năm 251), Tư Mã Ý phát bệnh, khi phát bệnh, mộng thấy Vương Lăng và Giả Quỳ biến thành ác quỷ, dáng vẻ vô cùng đáng sợ. Tư Mã Ý đã chết trong tháng đó.

Trung Hòa
Theo Thái Nguyên - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Chính sử ghi chép về chuyện quỷ Thần