Chu Dịch giải mã thiên cơ (Phần 2): Giải mã thiên tượng tai họa Trịnh Châu [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc còn có câu ngạn ngữ “Tuyết rơi sấm dậy, mồ mả chất đầy”. Câu ngạn ngữ này cùng với hai câu ngạn ngữ “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”, và “Tháng Giêng sấm dậy, mồ mả phơi đầy”, đều báo trước năm nay Trịnh Châu e rằng sẽ xảy ra tai họa lớn, rất nhiều người chết. 

Xem: Chu Dịch giải mã Thiên Cơ:
P-1: Thà trái Thiên Ý, nguyện không phản Đạo
P-3: Giải khai chân cơ - Chu Dịch vận hành

Trong bài thơ cổ "Thượng Da" (Ông Trời ơi) có viết: “Sơn vô lăng, giang thủy vi kiệt. Đông lôi chấn chấn, hạ vũ tuyết. Thiên địa hợp, nãi cảm dữ quân tuyệt”

Tạm dịch:

Nước sông khô cạn núi non mòn
Mùa đông sấm dậy hè tuyết rơi
Chẳng còn trời đất tách đôi
Cùng chàng mới dám nói lời chia ly

Bài thơ Nhạc phủ này là lời người con gái nguyện thề trung trinh với tình yêu, cô đưa ra 5 sự việc có thể nói là hầu như không xảy ra làm lời thề, nếu cả 5 sự việc “sông cạn”, “núi mòn”, “mùa đông sấm dậy”, “mùa hè tuyết rơi” và “đất trời hợp làm một”, thì cô mới từ bỏ tình yêu biển cạn đá mòn này.

Tháng Giêng sấm dậy

Người xưa nói: “Kinh trập thủy lôi”, nghĩa là đến tiết kinh trập (khoảng mùng 5, 6 tháng 3 dương lịch, tức đầu tháng 2 âm lịch) thì bắt đầu có sấm.

Sách “Giải nghĩa 72 tiết khí hậu các tháng” có viết: “Tiết tháng 2 (âm lịch), vạn vật bắt đầu bởi Chấn, mà Chấn tức là sấm, do đó gọi là Kinh trập (kinh động loài ngủ đông thức dậy)”

Câu “Vạn vật bắt đầu bởi Chấn” có nghĩa là gì? Quẻ Chấn trong Bát quái gồm hào thứ nhất (dưới cùng) là hào dương (vạch liền), phía trên là 2 hào âm (vạch đứt), biểu thỉ ý nghĩa “một dương” bắt đầu sinh ra, khí dương bắt đầu sinh trưởng, bốc lên.

Khí dương còn gọi là sinh khí, biểu thị sức sống, sinh mệnh. do đó Chấn biểu thị vạn vật bắt đầu sinh trưởng, bắt đầu xuất hiện sinh khí. Đó chính là nội hàm của câu “Vạn vật bắt đầu bởi Chấn”.

Chấn là sấm, do đó tiếng sấm đầu tiên khai xuân biểu thị sinh cơ (cơ chế sinh trưởng) đã trở lại với trái đất, vạn vật bắt đầu hồi sinh. Thời gian này đúng vào tiết Kinh trập. Do đó tiếng sấm đầu tiên phải sau tiết Kinh trập. Sau tiếng sấm xuân này, dương khí nổi lên mặt đất, vạn vật bắt đầu hồi sinh, trái đất khôi phục lại sinh cơ.

Nếu tiếng sấm đầu tiên nổi lên trước tiết Kinh trập thì đó là dấu hiệu cực kỳ bất thường, là điềm chẳng lành. Dân gian gọi tiếng sấm trước tiết Kinh trập là “Tháng Giêng sấm dậy”.

Thế nên vùng Trung Nguyên có câu ngạn ngữ rằng: “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”. Câu ngạn ngữ này có nghĩa là, tháng Giêng có sấm thì báo trước năm đó sẽ có tai họa lớn, sẽ có người chết trên diện rộng, xương người chất đống.

Còn có một câu ngạn ngữ tương tự nữa là: “Tháng Giêng sấm dậy, mồ mả phơi đầy”. Nó cũng mang ý nghĩa như vậy, báo trước rằng, có sấm trước tiết Kinh trập thì đó là điềm báo đại hung, năm đó sẽ có nhiều người chết.

"Ngũ lôi oanh đỉnh" là Trời trừng trị: Thiên Lôi có mắt đánh kẻ ác
Vùng Trung Nguyên có câu ngạn ngữ rằng: “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Ngày 24 tháng 2 năm 2021, tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch, trước tiết Kinh trập 9 ngày. Ngày hôm đó, ở thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam vùng Trung Nguyên đột nhiên có thiên tượng “sấm nổi tuyết rơi”. Trong tiếng sấm sét ầm ầm, những bông tuyết lớn bằng chiếc lông ngỗng rơi xuống. Những người già đều nói, họ chưa từng thấy thiên tượng quái dị như thế này.

Tối ngày 24 tháng 2 năm 2021, giữ lúc Trinh Châu đang có trận tuyết lớn thì đột nhiên có tiếng sấm sét vang rền, trên bầu trời liên tiếp xuất hiện sấm sét. Khá nhiều dân mạng đã chụp và quay clip được cảnh sấm sét trên bầu trời tuyết rơi ở Trịnh Châu.

Trên bản đồ quan trắc sấm sét của Đài khí tượng Trung ương Trung Quốc cho thấy, nhiều nơi ở Hà Nam đã xuất hiện sấm sét dày đặc vào ngày 24 tháng 2. Đài khí tượng thành phố Tân Hương tỉnh Hà Nam cũng phát ra cảnh báo vàng về sấm sét. Cũng có nghĩa là đầu năm nay, ở Trịnh Châu Hà Nam đã xuất hiện thiên tượng bất thường “Tháng Giêng sấm dậy tuyết rơi”.

Trung Quốc còn có câu ngạn ngữ “Tuyết rơi sấm dậy, mồ mả chất đầy”. Câu ngạn ngữ này cùng với hai câu ngạn ngữ “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”,“Tháng Giêng sấm dậy, mồ mả phơi đầy”, đều báo trước năm nay Trịnh Châu e rằng sẽ xảy ra tai họa lớn, rất nhiều người chết. Đến nay đã ứng nghiệm rồi.

Tai họa Trịnh Châu

Ngày 20 tháng 7 năm 2021, Trịnh Châu xảy ra lũ lụt. Do ĐCSTQ dốc sức che giấu sự thực nên rốt cuộc có bao nhiêu người chết thì không thể nào thống kế được. Rất nhiều người dân người mất nhà tan. Chỉ riêng đường hầm đường Kinh Quảng đã có một tài xế lái xe kéo xác ra tiết lộ, ít nhất hơn 6.000 thi thể đã kéo ra. Lúc đó, ĐCSTQ nói chỉ có 4 người chết. Lời dối trá của ĐCSTQ thì ngay kẻ bại não cũng còn không tin.

Trận lũ lụt lớn này hoàn toàn là tai họa do con người tạo ra, đều là ban tay ĐCSTQ tạo ra, đó chính là sự việc xả lũ của hồ chứa Bản Kiều.

Ngày 8 tháng năm 1975, cũng xảy ra trận mưa lớn giống như thế, hồ chứa nước nguy cấp, ĐCSTQ không thông báo dân chúng, cũng không sơ tán dân, liền mở đập xả lũ. Sự việc đó đã khiến cho 230.000 người chết, hơn 10 triệu người mất nhà, bị kênh truyền hình Discovery của Mỹ xếp thứ 1 trong “10 tai họa lớn trong lịch sử thế giới do sai lầm của con người tạo ra”, còn xếp trên cả sự kiện rò rỉ hạt nhân Chernobyl của Liên Xô cũ.

Mặc dù thừa nhận rằng việc xả nước là một phần của việc xả lũ khẩn cấp, các nhà chức trách cũng bắt đầu đổ lỗi cho “các thế lực nước ngoài” cố gắng làm “hoen ố” con đập và hình ảnh của chính phủ Trung Quốc (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)
Tại sao ĐCSTQ thích hết lần này đến lần khác xả lũ mà không thông báo cho người dân, cố ý dìm chết nhiều người dân như thế này. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Những việc này đều là một tay ĐCSTQ, ác ma địa ngục, coi mạng người như cỏ rác, coi sinh mạng người dân như con giun cái kiến gây ra.

Tại sao ĐCSTQ thích hết lần này đến lần khác xả lũ mà không thông báo cho người dân, cố ý dìm chết nhiều người dân như thế này, khiến vô số gia đình người mất nhà tan, không còn nhà ở?

Năm 2020, một quan chức ĐCSTQ ở An Huy đã nói ra sự thực rằng: “Xả lũ hồ chứa chỉ có thể xả lén, không thể thông báo được. Nếu phát thông báo thì sẽ dính vào vấn đề bồi thường thiệt hại cho làng xóm, con người, gia súc, hoa màu, và các xí nghiệp ở dưới hạ lưu. Nếu không thông báo, ngấm ngầm xả lũ, thì nó là thiên tai, thì không phải bồi thường thiệt hại”.

Sự việc này thậm chí ma quỷ còn không dám làm, nhưng ĐCSTQ đều đã thực hiện hết đủ kiểu. Trong mắt ĐCSTQ, người dân thậm chí còn không bằng con vật. ĐCSTQ còn dốc sức buộc chặt mình với người dân Trung Quốc, cố ý đánh lận khái niệm Trung Quốc và ĐCSTQ, kéo tất cả người dân chết thay nó, làm vật tùy táng của nó.

Do nước lũ đổ vào chỗ thấp, khiến hầm ngầm Kinh Quảng Trịnh Châu ít nhất chết hàng nghìn người. Sau đó các tàu điện ngầm cũng ngập chết rất nhiều người. ĐCSTQ tuyên bố, các tàu điện ngầm chỉ chết 14 người. Tuy nhiên ngày 26 tháng 7 năm 2021, ngày cúng tuần đầu những người bị nạn ở tàu điện ngầm, một lượng lớn người dân đã đến 4 cổng vào A, B, C, D của ga đường Sa Khẩu, tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu để dâng hoa cúng tế người thân và bạn bè đã chết. Chỉ thấy các cổng vào ga tàu điện ngầm đều chất đầy hoa. Với quy mô cúng tế thế này thì tuyệt đối không thể chỉ có 14 người chết được.

Do sợ lời dối trá bị vạch trần, ĐCSTQ dốc hết sức ngăn chặn người dân cúng tế người chết, họ dùng các tâm chắn cao hơn đầu người quây thành bức tường, quây chỗ hoa người dân cúng tế lại, không cho người ta nhìn thấy, và càng không cho người ta chụp ảnh. Có người dân dũng cảm tháo dỡ tấm chắn, lập tức bị cảnh sát bắt đem đi. Tấm chắn lại được ĐCSTQ quây lại. Ngay cả ký giả nhiếp ảnh Trần Lượng của trang mạng Caixin của truyền thông Trung Quốc, sau khi chụp ảnh hiện trường hoa tươi cúng tế xong thì cũng bị công an của đồn công an Nam Dương thành phố Trịnh Châu bắt đi.

Có thể thấy ĐCSTQ sợ hãi nhường nào, nó sợ dân chúng biết được sự thật nên dốc hết sức che giấu, phong tỏa sự thực. Ở hiện trường cúng tế có 2 chị em, người chị nghẹn ngào nói với người quay video rằng, em gái cô là duy nhất sống sót trong toa tàu đó. ĐCSTQ tuyên bố chỉ có 14 người chết trong lũ lụt ở tuyến tàu điện ngầm số 5, nhưng người dùng mạng đưa lên các video trước khi tuyến tàu điện số 5 bị ngập, cho thấy ở trong đó là biển người, rất đông đúc chật chội. Và với quy mô cúng tế người chết ở các cổng vào ga tàu điện ngầm, cùng với tình hình ĐCSTQ dốc hết sức phong tỏa hiện trường cúng tế, có thể thấy số người chết ở tuyến tàu điện ngầm này vượt rất xa con số thông báo, số lượng thực sự có thể khiến người ta kinh sợ.

Hai chị em sống sót sau lũ lụt Trịnh Châu ngày 20 tháng 7, dâng hoa ở ga tàu điện ngầm đường Sa Khẩu (Ảnh chụp màn hình video)

ĐCSTQ tạo ra tai họa lớn như thế này, đã hại chết không biết bao nhiều người dân Trịnh Châu, không biết bao nhiêu gia đình người mất nhà tan. Tai họa lớn này khiến người ta nhớ lại vào đầu năm nay, Trịnh Châu xảy ra thiên tượng “Tháng Giêng sấm dậy tuyết rơi”, có thể nói là đã ứng nghiệm với điềm báo thiên tượng này.

Lý giải dựa trên Chu Dịch

Người xưa nói: Xuân sinh hạ trưởng, thu thu đông tàng. Đây là nói quy luật tự nhiên hai khí âm dương biến hóa sinh trưởng tiêu giảm trong trời đất, là quy luật sinh trưởng tuần hoàn của thiên địa vạn vật. Nếu quy luật này bì rối loạn, thì ắt là dấu hiệu chẳng lành, sẽ đem đến tai họa.

Trong Bát quái, sấm là Chấn, là động, biểu thị khí dương bắt đầu sinh trưởng, sinh cơ bắt đầu xuất hiện.

Văn hóa truyền thống phương Đông cho rằng, sự biến đổi của khí hậu 4 mùa trong năm là kết quả của hai khí âm dương trong trời đất tác dụng tương hỗ cái này tăng thì cái kia giảm, một năm là một vòng tuần hoàn.

Người xưa cho rằng, cứ 5 ngày là một sự biến đổi khí hậu nhỏ, nên lấy 5 ngày làm một hậu, 3 hậu làm một khí, 6 khí làm một quý, 4 quý làm một năm. Thế nên một năm chia làm 4 mùa, 24 tiết khí, 72 hậu, đó là quy luật biến hóa khí hậu trong một năm.

Người xưa còn lấy 64 quẻ trong Chu Dịch đối ứng với 365 ngày của năm, biểu thị quy luật biến hóa của 2 khí âm dương trong một năm. 12 tiết khí là 12 bước ngoặt quan trọng của biến hóa khí hậu trong một năm. 12 tiết khí đối ứng với 12 quẻ là: Thái, Đại Tráng, Quái, Càn, Độn, Phủ, Quan, Bác, Khôn, Phục và Lâm.

Bát quái
Đồ hình Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hy. (Nguồn: Epoch Times)

Đông chí đối ứng với quẻ Phục, địa lôi phục. Hào dưới cùng của quẻ Phục là hào dương, 5 hào khác đều là hào âm, gọi là nhất dương lai phục, Đông chí nhất dương sinh.

Đông chí là thời khắc khí âm thịnh nhất trong năm, ngày Đông chí đêm dài nhất, ngày ngắn nhất. Sau tiết Đông chí, khí âm giữa trời đất tiêu giảm, khí dương bắt đầu tăng trở lại. Do đó sau tiết Đông chí, thời gian của đêm dần ngắn lại, ban ngày dần dài ra.

Sau tiết Kinh trập, khí dương bắt đầu nổi lên mặt đất, lấp giữa trời đất, mặt đất hồi sinh, vạn vật bắt đầu sinh trưởng, còn khí âm thì bắt đầu tiềm ẩn dưới đất. Do đó mùa xuân là mùa mà sức sống bùng phát, nhất là sau khi sấm xuân nổi lên, mặt đất bắt đầu tràn sinh khí.

Đến mùa hè, nhất là Hạ chí, khí dương đã đầy khắp trời đất, khí dương giữa trời đất đạt đến cực thịnh, còn khí âm đã hoàn toàn ẩn tàng dưới đất. Thế nên mùa hè, trên mặt đất rất nóng, nhưng dưới đất thì rất mát, thậm chí lạnh.

Chúng ta có lẽ cũng đã trải nghiệm, nước giếng mùa hè rất mát, càng sâu càng mát lạnh, cảm giác như băng thấu xương.

Những công nhân mỏ than quanh năm ở các mỏ dưới lòng đất đều biết, mùa hè, xuống mỏ phải mặc áo bông, nếu không thì ở dưới lạnh không chịu nổi. Đây là hiện tượng hai khí âm dương biến hóa theo mùa, tăng giảm, thăng giáng ẩn tàng giữa trời đất tạo thành.

Hạ chí là thời điểm khí dương thịnh nhất. Sau Hạ chí, khí dương trong trời đất bắt đầu tiêu giảm, ẩn tàng, còn khí âm thì bắt đầu chồi lên trở lại. Do đó Hạ chí là ngày mà ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất. Sau Hạ chí, ban đêm bắt đầu dài ra, ban ngày bắt đầu ngắn lại.

Đến mùa thu, khí âm bắt đầu nổi lên mặt đất, càng ngày càng cường thịnh, còn khí dương thì ẩn tàng. Do đó mùa thu là mùa thu hoạch, vạn vật chín, điêu tàn.

Đến mùa đông, nhất là đến Đông chí, khí âm tràn đầy trời đất, đạt đến cực thịnh, còn khí dương thì hoàn toàn ẩn tàng dưới đất. Đến mùa đông, trên mặt đất rất lạnh, nhưng ở dưới lòng đất thì rất ấm. Do đó mùa đông múc nước giếng lên rất ấm, giếng càng sâu càng ấm.

Những người làm dưới mỏ than, mùa đông chui xuống hầm mỏ cũng như thế, họ mặc áo đơn xuống, nếu không thì nóng không chịu nổi.

Những hiện tượng này thì khoa học hiện đại không giải thích nổi, chỉ giải thích một cách khiên cưỡng loạn cả lên. Đây chính là sự biến hóa của 2 khí âm dương giữa trời đất tạo thành.

Tiết khí Kinh trập đối ứng với quẻ Đại Tráng. Quẻ Đại Tráng, quẻ thượng là Chấn là sấm, quẻ hạ là Càn là trời, gọi là “lôi thiên đại tráng”. Nó biểu thị khí dương ẩn tàng dưới mặt đất bắt đầu nổi lên mặt đất, lấp giữa trời đất. Lúc này, sấm xuân bắt đầu vang rền mặt đất, vạn vật bắt đầu hồi sinh, mặt đất bắt đầu bừng lên sinh cơ. Do đó đối với vùng Trung Nguyên mà nói, sau tiết Kinh trập mới có sấm, đó là quy luật vận hành của trời đất.

Đối với tỉnh Hà Nam của vùng Trung Nguyên mà nói, nếu sấm nổi trước tiết Kinh trập, thì nó trái với quy luật vận hành âm dương, biểu thị dương khí phát lộ, tản mất sớm, ý nghĩa là trời đất không giữ được dương khí, trong năm này dương khí sẽ không đủ.

Mà dương khí còn gọi là sinh khí, đại biểu cho sinh cơ. Nếu thân thể con người không giữ được dương khí, mùa đông không dưỡng dương tốt, thì năm sau thân thể sẽ yếu nhược nhiều bệnh, thậm chí bệnh lớn.

Nếu trời đất không giữ được dương khí mà phát lộ và tiêu tán, thì sau năm mới, mặt đất sẽ không đủ sinh cơ để nuôi dưỡng vạn vật. Năm đó sẽ xuất hiện nhiều tai họa, gây ra nhiều sinh mệnh tử vong.

Thế nên, tháng Giêng sấm dậy (có sấm sét trước tiết Kinh trập), thì đó là dấu hiệu đại hung. Thời gian có sấm sét càng cách xa trước ngày Kinh trập thì biểu thị dương khí của trời đất phát lộ tiêu tán càng nhiều, sau năm mới sẽ càng hung hiểm, tai họa càng lớn, tử vong càng nhiều. Năm nay Trịnh Châu nổi sấm trước tiết Kinh trập 9 ngày, nên không phải là quá hung hiểm, dương khí phát lộ tiêu tán cũng không quá nhiều.

Trên đây chỉ là lý giải dưới góc độ cá nhân đối với thiên tượng này, hy vọng rằng sau lũ lụt sẽ không có tai họa khác nữa.

Trung Hòa
Theo Lý Đao Chân - Vision Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Chu Dịch giải mã thiên cơ (Phần 2): Giải mã thiên tượng tai họa Trịnh Châu [Radio]