Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 4): Ẩn trong sinh sát – Đứng nơi bất bại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thứ hai: Đặt Đạo Nghĩa lên trên Thiên Ý, thà hy sinh mà bảo vệ Thiên Đạo, cô thân tuyên chiến với hắc ám, đây là những vị nghịch Thiên nhưng không phản Đạo, đây là những sinh mệnh vĩ đại nhất trong lịch sử, cũng là những sinh mệnh mà tác giả bội phục nhất, tuy nhất thời vô cùng thảm liệt nhưng sẽ đắc tương lai vĩnh hằng, đây là hai sinh lộ trong vận hành của Chu Dịch.

Xem: Chu Dịch giải mã Thiên Cơ:
P-3: Giải khai chân cơ - Chu Dịch vận hành
P-5: Huyền Cơ của Chu Dịch

Ở chương trước, chúng tôi đã nói về quá trình sinh thành Đạo Đức từ Chu Dịch, giải khai cho mọi người về Bàn cân Thái Cực, đây là cơ chế hạch tâm vận hành Thái Cực. Chỉ cần nắm chắc Đạo Đức, hành Đạo Trung Dung, thì sẽ ở vị trí bất bại, sau đó từ tiền đề này thuận thời mà hành động, thì có thể lập thân trong Thiên Địa vạn vật mà không bị tổn hại.

Chương này, cùng mọi người giải khai Sinh Cơ và Sát Cơ trong sự vận hành của Chu Dịch, làm sao tùy thuận hai loại cơ chế này để hướng lợi tránh hại, gặp dữ hóa lành.

Chu Dịch là vòng tuần hoàn Đại Chu Thiên siêu việt thế giới chúng ta, là Thái Cực Âm Dương sinh thành thế giới, phát triển biến hóa trong toàn bộ quá trình Thành Trụ Hoại Diệt. Năng lượng Địa Cầu của tuần hoàn Đại Chu Thiên hình thành nên hai khí Âm, Dương với quy luật tiềm tàng thăng giáng, tạo ra một năm có bốn mùa, 24 tiết khí biến hóa, tất cả đều bao hàm trong Chu Dịch.

Dương khí được gọi là sinh khí, mang đến sinh cơ cho Đại Địa vạn vật, mang lực cho sinh mệnh. Âm khí gọi là sát khí, đại biểu cho sát phạt, cất giấu, ẩn nấp, tử vong. Cho nên trong Trời Đất vận hành sinh cơ cũng đồng thời tàng phục sát cơ.

64 quẻ Chu Dịch, bao quát tất cả biến hóa sinh diệt lẫn nhau của hai khí Âm, Dương. Do đó sinh cơ vận hành trong Chu Dịch, hiển dương Thiên Đạo hiếu sinh, Trời không tuyệt đường của con người, chỉ lợi mà không hại, nhưng đồng thời trong Chu Dịch cũng tàng phục sát cơ, nếu trái nghịch với cơ biến hóa của Chu Dịch, thì sẽ bị sát cơ trong Trời Đất bao vây tru sát. “Âm phù kinh” là tâm Pháp của binh gia, kỳ thực là dựa vào vận hành của sát cơ trong Chu Dịch, dùng sát khí trong Thiên Địa mà làm đại sát phạt, kỳ thực đây thuộc về Ma đạo.

Đạo, ở giữa là Đại Đạo, ở trạng thái cực đoan sinh ra ma đạo, nếu quay lưng với Đại Đạo thì sẽ bị ma đạo chế tài. Trong chương trước chúng ta đã phân biệt khái niệm Thiện Ác và Chính Tà, Ác không đồng như Tà. Ma không giảng Thiện, nó hoàn toàn là ác, lấy ác hành sự. Nhưng ma đạo không hoàn toàn là tà đạo, ma cũng phân thành chủng loại, có tà ma, thiên ma, còn có ma hộ pháp Thiên Đạo. Hộ pháp ma là ác, nhưng không phải là tà, nó cũng được sinh ra từ Thiên Đạo, hộ vệ Thiên Đạo. Nhân gian Thiện Ác đồng tại, Đạo và Ma cùng tồn, cho nên trong Thiên Địa có sinh cơ, có sát cơ.

Ở trạng thái cực đoan sinh ra ma đạo, nếu quay lưng với Đại Đạo thì sẽ bị ma đạo chế tài. (Ảnh: Pixabay)

Như Pháp luật ở nhân gian, Pháp luật chế định ra hình pháp, lấy các loại thủ đoạn trừng trị tội nhân, nhằm vạch ra giới tuyến, làm người ta không dám bước qua giới tuyến mà xúc phạm pháp luật. Trong vòng pháp luật, anh làm gì tùy ý, pháp luật không can hệ gì đến anh, nhưng nếu bước qua giới tuyến, xúc phạm pháp luật, thì hình pháp sẽ tiến hành chế tài bạn. Đạo cũng như vậy, ở trong Đạo, tựa hồ Đạo không tồn tại, nhưng nếu hành cực đoan, làm điều vô Đạo, thì ma đạo sẽ tiến hành chế tài, nó sẽ dùng sát cơ trong Thiên Địa, làm cho bạn không đường nào thoát, đây gọi là lưới Trời lồng lộng, thưa nhưng khó lọt. Nếu không có hình pháp xử phạt, thì pháp luật chỉ là tờ giấy, không ai tuân thủ. Hình pháp thể hiện giới tuyến của pháp luật, duy hộ sự tôn nghiêm. Ma đạo (không phải tà ma) sinh ra từ cực đoan của Đạo, không phải Đại Đạo, nhưng sinh ra để duy hộ Đại Đạo của Vũ Trụ, hộ pháp cho chính Đạo, chỉ là nó hành sự dùng phương thức ác, động sát cơ, hành sát phạt.

Nhân gian Đạo, Ma cùng tồn, cho nên sinh cơ và sát cơ đồng thời vận hành trong Chu Dịch, đều sinh ra từ Thiên Đạo, đều hộ vệ Thiên Đạo, tiền đề là hướng lợi tránh hại, nắm chắc Đạo Đức, không vi phạm Thiên Đạo. Ngoài ra, vẫn cần đợi thời mà hành động, lúc Thiên Địa khởi sát cơ, sinh cơ sẽ tàng phục, theo trí huệ của Chu Dịch, lúc này nên thuận thời mà động, ẩn nấp, cất giấu tài năng, tránh xa tà ác, để tránh họa, đợi sinh cơ hồi về.

Tác giả đã giải thích trong chương đầu tiên về nội hàm của “Nghịch Thiên nhi hành”, nhưng còn nhiều người chưa hiểu rõ. Mọi người đã biết, Bát quái có tiên thiên Bát quái và hậu thiên Bát quái, tuy đều là Bát quái nhưng chúng không tương đồng. Mà Thiên ý và Thiên Đạo cũng không phải là một, người ta không phân biệt được rõ. Thời kỳ Thành, Trụ của Vũ Trụ, Thiên ý có thể đại biểu cho Thiên Đạo, nhưng thời Hoại, Diệt của Vũ Trụ thì Thiên ý không phải là Thiên Đạo, đã dần dần lệch khỏi Thiên Đạo. Từ đây hình thành nên cơ chế vận hành hai tầng của Chu Dịch: Một tầng là Thiên Đạo, một tầng là Thiên Ý. Đây là nội dung quan trọng nhất của luận thuật ở chương này.

Khi không xúc phạm đến cơ chế của hai tầng, thì sẽ nắm được sinh cơ, gặp dữ hóa lành, Trời Đất che chở, đứng trong vạn vật mà không bị tổn hại. Nhưng nếu xúc phạm đến bất kể cơ chế tầng nào, thì sẽ khởi lên sát cơ của Thiên Địa, bị tru sát hoặc tổn thương. Nhưng hai tầng có chỗ khác biệt, căn bản là: Thiên Đạo trường cửu vĩnh hằng và bất biến; nhưng Thiên Ý chỉ là nhất thời, tùy thời mà động.

Cho nên, vi phạm Thiên Đạo, sinh mệnh sẽ bị đọa nhập vực sâu không đáy, vĩnh viễn mất đi tương lai, thậm chí bị tiêu hủy không ngừng trong Địa Ngục vô gián, hình thần toàn diệt, gọi là Vĩnh hình. Nhưng nếu vi phạm Thiên Ý mà không vi phạm Thiên Đạo, thì sinh mệnh đó chỉ bị trừng phạt trong thời gian sát cơ của Thiên Ý vận hành, chỉ là nhất thời, khi thời cơ này qua đi, sinh mệnh sẽ được bồi thường, sẽ có tương lai càng mỹ hảo, bởi vì Thiên Đạo chế ước tất cả.

Chu Dịch sinh ra từ Thái Cực của Thiên Đạo, cơ chế vận hành tiên thiên của Chu Dịch là Thiên Đạo, đây là cơ chế hạch tâm nền móng, không ai có thể động đến, trên nền móng này thêm một tầng cơ chế nữa - đó là Thiên Ý. Cũng là nói trong Chu Dịch bị đưa vào thêm một cái bàn , và đồng thời bị cái bàn này dẫn động, tùy thời mà động, cái bàn này chính là Thiên Ý. Do vậy cơ chế cơ bản của Chu Dịch là Thiên Đạo, đồng thời cũng vận hành cả Thiên Ý. Đây là hai tầng cơ chế của Chu Dịch, sinh cơ và sát cơ được vận hành bởi hai tầng này.

Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 1): Thà trái Thiên Ý, nguyện không phản Đạo
Cơ chế cơ bản của Chu Dịch là Thiên Đạo, đồng thời cũng vận hành cả Thiên Ý. (Ảnh: Tổng hợp)

Vi phạm Thiên Đạo thì sẽ hướng đến hủy diệt, tự chuốc diệt vong, nhưng vi phạm Thiên Ý cũng động đến sát cơ của Chu Dịch và chịu tổn hại. Lựa chọn thế nào đây? Phần trước đã nói, Thiên Đạo là vĩnh hằng bất biến, là cơ chế tiên thiên, là căn bản; còn Thiên Ý là tùy thời mà động, là cơ chế hậu thiên thêm vào, mỗi thời mỗi khác.

Chỉ cần kiên thủ Thiên Đạo, sinh mệnh sẽ đắc hạnh phúc vĩnh viễn, nhất định sẽ có tương lai mỹ hảo quang minh, nhất định không bị đọa nhập hắc ám, đào thải trong biến hóa vận hành của Vũ Trụ. Do trái Thiên Ý mà nhất thời có thể bị tru sát, nhưng tương lai sẽ vô hạn quang minh, sẽ là sinh mệnh vĩnh hằng.

Nếu vi phạm Thiên Đạo, tuy có thể nhất thời phù hợp Thiên Ý mà đắc quyền đắc thế, thỏa mãn dục vọng, nhưng khi Thiên Ý qua đi, sụp đổ sẽ vô cùng thê thảm. Đó là lựa chọn ngu ngốc nhất.

Thiên Đạo và Thiên Ý cũng có phần tương hợp, nhưng cũng có phần không tương hợp, bởi vì hiện nay đang trong thời khắc bàn cân Thái Cực nghiêng lật, là thời khắc tối tăm nhất - Âm Dương đảo chiều, thế lực hắc ám làm chủ đạo. Trong chương đầu, tác giả đã luận về “Nghịch Thiên nhi hành” (Tạm dịch: Làm trái ý Trời), trong lịch sử không ít người làm trái ý Trời, cuối cùng đều bị Thiên Địa tru sát, nhưng được chia làm hai tình huống: Một loại vi phạm cả Thiên Đạo và Thiên Ý, loại người này chết không hết tội; Một loại là vì bảo vệ Thiên Đạo mà vi phạm Thiên Ý, đây là những sinh mệnh vĩ đại nhất trong lịch sử, các vị ấy đặt Đạo Nghĩa lên trên Thiên Ý, không hối tiếc dùng phương thức hy sinh thảm liệt nhất để soi sáng đêm trường lịch sử, hiển dương Thiên Đạo.

Cũng nói, nền móng vận hành là Thiên Đạo, là căn bản tiên thiên, chế ước tất cả, cho nên dù Thiên Ý ra sao, đều không được vi phạm Thiên Đạo, nếu không sẽ tự chuốc diệt vong, mất đi tương lai. Nhưng xúc phạm Thiên Ý sẽ bị Thiên Ý tru sát, nếu Thiên Ý và Thiên Đạo tương hợp, thì dễ dàng lựa chọn. Nhưng nếu không tương hợp, ví dụ khi lịch sử tiến nhập hắc ám, tà ác lên ngôi, làm sao đây? Có hai lựa chọn:

Thứ nhất: Giữ Đạo Nghĩa Lương Tri, tránh xa thị phi, không châm chọc tà ác, cao chạy xa bay, tránh xa tà ác, không đứng cùng đội ngũ của chúng, ẩn mình tránh họa, hoặc giả điên giả ngốc, che giấu tài năng, không hợp tác với tà ác, giữ mình trong sạch, độ qua thời khắc hắc ám.

Thứ hai: Đặt Đạo Nghĩa lên trên Thiên Ý, thà hy sinh mà bảo vệ Thiên Đạo, cô thân tuyên chiến với hắc ám, đây là những vị nghịch Thiên nhưng không phản Đạo, đây là những sinh mệnh vĩ đại nhất trong lịch sử, cũng là những sinh mệnh mà tác giả bội phục nhất, tuy nhất thời vô cùng thảm liệt nhưng sẽ đắc tương lai vĩnh hằng, đây là hai sinh lộ trong vận hành của Chu Dịch.

Quý nhân vốn có khí chất của riêng mình, có một vài đặc trưng này đã đủ thành công rồi (Ảnh: Secretchina)
Đặt Đạo Nghĩa lên trên Thiên Ý, thà hy sinh mà bảo vệ Thiên Đạo, cô thân tuyên chiến với hắc ám, đây là những vị nghịch Thiên nhưng không phản Đạo (Ảnh: Secretchina)

Đối với sự vận hành cụ thể của sinh cơ, sát cơ trong 64 quẻ Chu Dịch, ở đây tác giả không luận thuật, chỉ đưa ra phương hướng gợi mở, mọi người tự lĩnh ngộ.

Dưới đây là câu chuyện lịch sử có bói quẻ Chu Dịch, đưa ra một giải thích đơn giản:

Mục Khương là phu nhân của Lỗ Tuyên Công thời kỳ Xuân Thu, là mẹ của Lỗ Thành Công. Thời Thành Công, Mục Khương tư thông cùng Tuyên Bá, can dự triều chính Lỗ quốc, mưu hại quần thần thân tín của Thành Công, chiếm đoạt quyền thế, lợi ích. Thành Công không chịu, Mục Khương liền uy hiếp nhằm phế bỏ Thành Công, cuối cùng Mục Khương bị giam lỏng trong lãnh cung rồi chết trong đó.

Trước lúc bị giam trong lãnh cung, có tìm sử quan bói một quẻ, bốc vào quẻ “Cấn chi tùy”. Sử quan nói: Quẻ này có ý nghĩa là thoát ra, bà nhất định sẽ thoát khỏi giam cầm trong lãnh cung.

Nhưng Mục Khương lại đáp : “Không đúng! Chu Dịch quẻ từ nói ‘Tùy, nguyên hanh lợi trinh, vô cữu’. Ta nay thân là phu nhân mà tham dự phản loạn, thân phận bên dưới mà không có nhân đức, không thể nói là ‘Nguyên’; làm quốc gia động loạn không an định, không thể nói là ‘Hanh’, làm tự thân tổn hại, không thể nói là ‘Lợi’; không giữ tiết hạnh mà dâm loạn, không thể nói là ‘Trinh’. Chỉ có hội đủ bốn đức hạnh nguyên, hanh, lợi, trinh mà gặp quẻ ‘Tùy’ thì mới được Thiên Địa bảo hộ, không tai họa. Bốn loại đức này ta đều không có, sao hợp được quẻ ‘Tùy’? Ta lựa chọn đường ác, sao có thể tránh họa? Nhất định là phải chết ở trong đây, không thể thoát.”

Sau này quả nhiên Mục Khương bị cầm tù chung thân, chết trong lãnh cung.

Vậy mới nói, chỉ có tuân tuần Thiên Đạo thì mới nắm được sinh cơ vĩnh hằng của Chu Dịch, hướng lợi tránh hại, gặp dữ hóa lành, đứng nơi bất bại. Nếu không, cho dù nhất thời thuận Thiên Ý mà đắc thế, nhưng khi thời qua đi, sẽ sụp đổ vô cùng thê thảm, thậm chí đọa nhập Địa Ngục vô gián mà tiêu hủy đào thải.

Tại thời khắc tối tăm này của nhân gian, bàn cân Thái Cực đang nghiêng đổ, Chính Thống càng ngày càng không được nhân loại tiếp thu, Đại Đạo bị phế bỏ, còn tà ma thì đăng đường trang trọng.

Vài dòng văn tự, dốc tận tâm can, nhưng bé nhỏ vô lực, cảm như mệt mỏi bi thương chưa từng thấy, nguyện viết ra vào thời khắc vô cùng đen tối này, thắp lên ánh sáng cho người hữu duyên.

Thái Bình

Theo Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Chu Dịch giải mã Thiên cơ (Phần 4): Ẩn trong sinh sát – Đứng nơi bất bại