Cô gái phương Tây từ chuyện cổ Grimm bước ra diễn dịch truyền thuyết phương Đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y Lệ, một cô gái Đức gốc Hoa, trước khi trở thành diễn viên múa của đoàn nghệ thuật Shen Yun Mỹ, thì nông trường và sân bóng là nguồn hạnh phúc lớn nhất của cô. Một ngày nọ, một câu nói bâng quơ của mẹ cô đã khiến cô kết duyên bền chặt với múa cổ điển Trung Hoa.

Vào tháng Ba năm đó, buổi biểu diễn kéo dài 3 ngày của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun Hoa Kỳ tại Berlin đã gây nên cơn sốt. Mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội chủ lưu của Đức đã vô cùng ấn tượng trước những màn trình diễn thuần khiết và trong sáng, tái hiện lại khung cảnh 5.000 năm văn hóa Trung Hoa, những lời ca ngợi tán thưởng tấp nập gửi đến. Khi buổi biểu diễn trong ngày kết thúc thành công. Các diễn viên trở về khách sạn để nghỉ ngơi. Trong lúc họ đang say giấc thì chuông báo cháy của khách sạn bất ngờ vang lên. Một diễn viên múa bị đánh thức bởi tiếng chuông kêu chói tai, cô mở mắt ra nhìn xung quanh, lơ mơ lẩm bẩm: “Ồ, thì ra là chuông báo cháy!”. Sau đó, cô liền quay đầu ngủ tiếp.

Cô gái này "bình tĩnh" đến lạ thường khi chuông báo cháy vang lên, sau đó mọi người đều bật cười vì câu chuyện cô kể lại. Cô ấy chính là Y Lệ, một diễn viên múa của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun. Buổi biểu diễn hôm đó cũng là lần đầu tiên cô trở về sân khấu quê hương nước Đức. Ngọn lửa trong khách sạn giống như một khúc nhạc chào mừng cô, như chào đón sự trở lại của một người con đi xa trở lại quê hương. “May mà sáng hôm sau dậy, xem lại hóa ra đêm đó không phải là báo cháy thật”. Có lẽ là lúc về quê biểu diễn, Y Lệ cảm thấy rất khoan khoái, thanh thản và vui mừng. Cô không bao giờ nghĩ rằng nguy hiểm sẽ đến, và những người hoảng loạn đổ xô ra bên ngoài khách sạn cũng không gây ảnh hưởng gì đến cô.

Cô gái từ trong truyện cổ Grimm bước ra

Y Lệ chuyển từ Trung Quốc đến Munich, Đức khi cô mới 1 tuổi. Đó là một thành phố châu Âu nổi tiếng với bia, sản phẩm pha lê và hãng xe hơi BMW. Cô lớn lên như một đứa trẻ phương Tây, yêu thể thao và thích đọc truyện cổ tích. "Giống như những cô gái khác, tôi thích những câu chuyện cổ tích đẹp đẽ, cũng như những tòa nhà và đồ vật theo phong cách hoàng gia, như Cung điện Buckingham ở Anh. Tuy nhiên, tôi không ảo tượng mình là công chúa. Tôi lớn lên trong một trang trại ở Munich. Ở đó xung quanh toàn là ngựa và bò trên đồng".

Môi trường tự nhiên cùng sự đơn thuần đã tạo nên tính cách thẳng thắn và hồn nhiên của Y Lệ. Điều đó cũng cho phép tuổi thơ của cô được tự do du ngoạn trong thế giới rộng lớn này. “Tôi thích thể thao. Sau giờ học, tôi sẽ đi chơi đá bóng hoặc chơi bóng rổ với bố. Tôi cũng đã học cưỡi ngựa, quần vợt và lặn”.

Ngoài thể thao, Y Lệ cho biết cô cũng thích vẽ tranh dù chưa bao giờ học. Nhưng cô có thể vẽ bằng một tờ giấy và một cây bút, thậm chí cô còn mơ được vẽ khi nằm mơ. Khi chúng tôi hỏi tại sao cô không học hội họa, Y Lệ nói rằng mẹ cô luôn cho cô đi học các khóa học liên quan đến âm nhạc, khiêu vũ, học sáo, hát, và tập múa ba lê. Đây có thể là bản năng của người làm mẹ! Sau khi Y Lệ dấn thân vào con đường của một diễn viên múa chuyên nghiệp, cô nhận ra rằng mẹ cô có tầm nhìn xa như thế nào.

Con đường sự nghiệp múa bất ngờ

Y Lệ lớn lên trong một trang trại ở Đức, cô chưa bao giờ nghĩ rằng cô sẽ đứng trên sân khấu tốt nhất trên khắp thế giới để múa.

Y Lệ - Diễn viên múa của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun - SY
Y Lệ - Diễn viên múa của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun (Ảnh từ trang web chính thức của Shen Yun)

Một lần, cô cùng mẹ đi xem buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun Hoa Kỳ ở Đức. Khi Y Lệ đang đắm chìm trong màn biểu diễn tuyệt vời của vũ điệu cổ điển Trung Hoa trên sân khấu, mẹ cô đột nhiên nói: “Sao con không thử xem?”.

Y Lệ sửng sốt, rồi nghĩ thầm: “Đúng vậy! Nếu mình có thể biểu diễn một điệu múa đẹp như vậy trên sân khấu này vào một khoảnh khắc nào đó trong tương lai, thì thật là niềm hạnh phúc”.

Khi về nhà, cô đã đăng ký vào "Học viện nghệ thuật Phi Thiên" ở New York, cô muốn đến đó học múa cổ điển Trung Hoa.

Điều bất ngờ là Y Lệ sớm nhận được hồi âm. Cô giáo nói rằng, Y Lệ trông hơi gầy, nhưng cô có thể thử. Lúc này, Y Lệ nhận ra rằng, mình sẽ theo học chuyên ngành vũ đạo, và cô sẽ sống ở Hoa Kỳ cách gia đình hàng nghìn cây số. Thời gian không cho phép cô suy nghĩ nhiều, Y Lệ thu dọn đồ đạc rời khỏi trang trại mà cô đã quen thuộc. Tuy có chút rụt rè và hơi lo lắng nhưng thế giới mới lạ lẫm vẫn khiến cô tràn ngập những mong đợi. Sắp tới, biết đâu cô sẽ được múa trên sân khấu như những Tiên nữ trong truyện cổ tích, như những diễn viên múa thật thần thánh của Shen Yun.

Nhưng sau khi đến New York, Y Lệ lặng người, cô lớn lên ở Đức và không thể nói tiếng Anh cũng như tiếng Trung. Nhìn những gương mặt xa lạ trong trường, cô thấy mình chưa bao giờ bơ vơ đến thế. "Tôi vốn là người nhút nhát, người xung quanh không hiểu tôi đang nói gì nên tôi lại càng thấy hụt hẫng. Tôi chỉ biết đoán già đoán non, rồi gật đầu hoặc lắc đầu. Mọi người ban đầu đều cho rằng, tôi rất kiêu ngạo không muốn giao tiếp với người khác, phải gần một tháng sau tôi mới biết đó là vấn đề về ngôn ngữ".

Giờ nghĩ lại tháng đầu tiên Y Lệ vẫn thấy buồn, rất may sau khi biết được những khó khăn của cô, các thầy cô cùng các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ nên cô nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở Mỹ cùng với con đường vũ đạo chính thức mở ra.

Trưởng thành từ những cơn đau

Vấn đề ngôn ngữ vẫn chưa được giải quyết thì một khó khăn khác lại bày ra trước mắt Y Lệ. "Độ mềm dẻo của tôi không tốt, chân và thắt lưng của tôi không đủ mềm, khi tôi ấn vào thì rất đau. Lúc đó tôi cảm thấy rất buồn, thậm chí còn muốn về nhà".

Vào chính lúc đó, có một sức mạnh tiềm tàng đã mách bảo cô cần phải kiên trì hơn lên: "Tôi cảm thấy rất tuyệt khi tôi nhảy múa, giống như tôi đang làm một điều hạnh phúc nhất trên thế giới này. Tôi rất biết ơn trong trái tâm mình rằng, Thần đã cho tôi cơ hội được múa".

Nhưng độ mềm dẻo là tố chất ắt phải có của một diễn viên múa. Để tiếp tục học điệu múa mà cô yêu thích, Y Lệ đã bắt đầu quá trình luyện tập gian khổ. Các bạn cùng lớp thường giúp cô ép chân lúc rảnh rỗi. Tiếc thay kết quả lại không tốt đã làm cho cô rất buồn lòng. Cho đến một ngày, người bạn cùng lớp đến giúp cô ép chân, không hiểu động tác ra hiệu của của cô, khi cô yêu cầu dừng lại, họ vẫn cứ ép xuống. Cô cảm thấy chân mình bị ép tổn thương, cô hét lên và bạn cùng lớp nhanh chóng dừng tay lại. “Nhưng khi đứng dậy đi lại, thì chân không hề bị thương nên tôi vẫn tiếp tục tập, sau khi tập xong tôi thấy chân mình uyển chuyển mềm dẻo hơn hẳn. Lúc đó tôi mới nhận ra là mình sợ đau, sợ chấn thương. Thực hành các động tác uốn dẻo trong phạm vi mà bản thân cảm thấy an toàn, tất nhiên sẽ không có gì đột phá. Từ đó về sau tôi không còn sợ đau nữa. Tôi biết mình đã có tiến bộ, chỉ cần tôi chịu đựng cái đau khổ. Bây giờ nhìn lại, tôi thực sự biết ơn về vụ việc ấy đã xảy ra”.

Sau khi chinh phục sự đau đớn để trưởng thành, việc huấn luyện cô đã kết thúc. Bây giờ cô dường như một con bướm xinh đẹp thoát ra khỏi kén, sải cánh bay trên một sân khấu rộng thần thánh hơn.

Nét duyên dáng Trung Hoa trong những câu chuyện lịch sử

Diễn viên múa Y Lệ của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận cho biết: "Kể từ đó, tôi không còn sợ đau nữa. Tôi biết rằng tôi chỉ có thể tiến bộ nếu tôi chịu đựng được cái đau".

Năm 2013, Y Lệ lần đầu tiên được Đoàn nghệ thuật Shen Yun chọn vào tham gia một chuyến lưu diễn toàn cầu. Cuối cùng cô cũng đạt được điều ước của mình và trở thành thành viên của các Tiên nữ nhảy múa trên sân khấu hoành tráng như thế. Văn hóa 5.000 năm Trung Hoa mang sức hấp dẫn phi thường của nền văn hóa do các vị Thần truyền lại.

“Tôi lớn lên ở phương Tây. Trước khi đến New York để học múa cổ điển Trung Hoa, tôi không biết nhiều về văn hóa Trung Hoa. Khi bắt đầu tìm hiểu lịch sử về văn hóa Trung Hoa, tôi đã phát hiện ra nhiều điểm khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Văn hóa phương Đông có nhiều nội hàm, rất khó để mô tả cũng như hình dung, trong khi văn hóa phương Tây thì đơn giản hơn”.

Y Lệ cũng sử dụng múa ba lê và múa cổ điển Trung Hoa mà cô đã học làm ví dụ để so sánh hai sự khác nhau.

"Múa ba lê là tiêu chuẩn của động tác, tao nhã, nhưng không gian phát huy tương đối nhỏ, ngược lại, không gian biểu đạt của múa cổ điển Trung Hoa lớn hơn rất nhiều, không chỉ động tác phong phú, mà còn có rất nhiều chi tiết nhỏ. Mọi người có thể có những cách hiểu và cách giải thích khác nhau về các chi tiết này và bạn cũng có thể thêm các đặc điểm kỹ thuật của riêng mình. Tôi thích làm cho các chuyển động nhẹ nhàng và khoan thai, bởi vì đây là cảm giác nội tâm khi múa, như thể tất cả muộn phiền đều tan biến".

Y Lệ lớn lên trong một trang trại ở Đức, thích những điệu múa trực tiếp đơn giản. Cô từng xem múa giống như bóng đá và cưỡi ngựa, chỉ đơn giản là tận hưởng sự tự do. Những giai điệu nhào lộn mà những người khác dường như đòi hỏi sự can đảm, hoàn toàn quen thuộc với cô. Nhưng khi cô nghiên cứu sâu về múa cổ điển Trung Hoa, cô nhận thấy rằng mình không còn có thể lý giải với nội hàm phong phú và tinh tế của múa cổ điển Trung Hoa với cách hiểu đơn giản này.

"Tôi không hiểu tại sao cùng một hành động, người khác sẽ làm ra dáng khác. Tôi thử thực hiện hành động tương tự, cô giáo nói rằng tôi làm chưa đúng. Lúc đầu, tôi chỉ biết quan sát kỹ, sau đó bắt chước người khác. Sau khi nghiên cứu một số lịch sử Trung Quốc và đọc một số văn hoá Thần truyền, tôi bắt đầu hiểu văn hóa Trung Hoa là gì và người Trung Quốc cổ đại là như thế nào".

Múa cổ điển Trung Hoa chứa đựng nhiều tinh hoa tư tưởng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ví dụ như sự chuyển động cùng hội tụ vô tận của Thái Cực Quyền; cách vận chuyển nội lực như nước, muốn đi bên trái thì phải đi bên phải trước, muốn đi lên trên thì phải xuống trước. Ngoài ra, còn có cách cư xử biểu đạt dịu dàng hiền thục của người phụ nữ cùng phong thái chính khí hạo nhiên đội trời đạp đất người đàn ông Trung Hoa cổ đại. Tất cả những điều này khiến Y Lệ vô cùng ngạc nhiên, cô tự hào về nền văn hóa rực rỡ và huy hoàng của tổ tiên để lại, cũng như sẽ tiếp tục đưa sự hiểu biết của mình về văn hóa Trung Hoa vào trong các buổi biểu diễn múa của mình.

Y Lệ nói với chúng tôi rằng, trong đại dương bao la của những câu chuyện và truyền thuyết lịch sử của Trung Quốc, cô thích nhất "Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài". Trong "Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Hoa Thế giới" do NTDTV tổ chức năm 2013, cô đã đăng ký tham gia với bài thi "Thư Uyển Anh Đài".

Câu chuyện thiếu nữ Chúc Anh Đài cải trang thành nam nhi đi học rất độc đáo và đặc biệt đã làm cô rất ngạc nhiên. Nhớ lại trải nghiệm lặn lội ngàn dặm xa xôi từ Đức sang Mỹ để học múa, cô cũng thấy khó mà tưởng tượng nổi. Cô nói rằng, bản thân là một người rất đơn giản, cô chỉ mong rằng mình có thể đọc một cuốn sách và viết một số điều hay để có sống vui vẻ. Cô chưa bao giờ nghĩ rằng, bản thân được đứng trên sân khấu cùng hàng nghìn hàng vạn khán giả phủ kín khán đài để xem nhìn cô múa. Đây chính là những gì cô trải qua, nó vượt xa những cô có thể tưởng tượng về điều hạnh phúc nhất trên đời.

Huy Hải
Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Cô gái phương Tây từ chuyện cổ Grimm bước ra diễn dịch truyền thuyết phương Đông