Có một loại trí tuệ cao được gọi là 'biết đủ'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Để trở thành một người đẳng cấp, không phải lúc nào cũng can đảm tiến về phía trước, mà là tình nguyện lùi về sau, mới là dũng cảm nhất.

Đời có câu: 'Biết nhận lỗi là tốt rồi'

Trong cuộc sống, con người không thể lúc nào cũng đúng, và sai lầm là điều không thể tránh khỏi.

Trí tuệ của một người nằm ở chỗ họ có thể tiến thoái một cách tự do, biết có chừng mực.

Trí tuệ của một người nằm ở chỗ họ có thể tiến thoái một cách tự do, biết có chừng mực
Trí tuệ của một người nằm ở chỗ họ có thể tiến thoái một cách tự do, biết có chừng mực

1. Gặp chuyện vướng mắc, lùi lại ba bước

Cách sống tốt nhất trên đời không gì khác ngoài "tự do tự tại". Những người mất tự do, hàng ngày dù có ăn ngon mặc đẹp cũng khó mà chịu nổi.

Vì vậy, những người thực sự lợi hại, đa phần là những người khác biệt, không giống mọi người. Hễ là những sự việc vô vọng họ đều không quan tâm và sau đó dứt ra khỏi chúng.

Khi xem xét một sự việc từ các góc độ khác nhau sẽ có thể có hàng vạn kết quả khác nhau. Ta chỉ nhìn thấy được một khía cạnh mà thôi, tại sao phải tranh cãi với người khác?

Ví dụ, khi gặp ếch ở đáy giếng, có người cho rằng ếch có tầm nhìn hạn hẹp, chỉ nhìn thấy bầu trời lớn bằng miệng chén; có người cho rằng ếch rất tự do, một mình chiếm lĩnh một vũng nước trong; cũng có người nói rằng số phận của loài ếch rất cay đắng cả đời không thể nhảy ra khỏi cái giếng.

Bạn không phải là con ếch, bạn không thể đồng cảm với nó, vì vậy bạn không cần phải đánh giá nó. Bất kể tâm trạng của con ếch như thế nào, thì bạn vẫn có một tâm trạng tốt.

Thật là, lùi một bước, biển rộng trời trong.

Lùi một bước biển rộng trời trong (Nguồn ảnh: pexels)
Lùi một bước biển rộng trời trong (Nguồn ảnh: pexels)

2. Khi gặp phải những chướng ngại không thể vượt qua, hãy đi vòng

Một con ruồi gặp phải một tấm kính. Nó xông vào tấm kính một cách tuyệt vọng, mong có thể "xuyên qua" được. Con ruồi đầu chảy máu mà vẫn không thể vượt qua.

Một con chuột nhìn thấy nó và lớn tiếng nói: "Tại sao bạn không đi vòng từ phía bên cạnh?"

Con ruồi chợt hiểu ra, làm theo và nó đã vượt qua tấm kính rồi bay về phía xa.

Nhiều khi chúng ta cũng giống như "con ruồi ngốc" đó.

Biết rõ núi có hổ mà vẫn đi vào. Đó là dũng khí làm người, nhưng lại không biết thích ứng với hoàn cảnh thì dũng khí cũng có thể hại mình.

Dựa vào cái gì mà phải làm giống như con ruồi lao vào chỗ chết? Tại sao không đi vòng qua và bảo toàn tính mạng?

Núi xanh còn đó, lo gì thiếu củi đốt. Không nên làm những việc đối đầu vô nghĩa. Bạn hãy tin rằng "một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra cho bạn".

Từ những ô cửa sổ hẹp, ta cũng có thể nhìn thấy đất trời bao la.

Những ngọn núi cao và con sông rộng không thể vượt qua, ta đừng nên liều lĩnh mà hãy tìm cách đi vòng qua.

3. Khi tới đỉnh cao phát triển, hãy chủ động xuống dốc

Đời người là một quá trình thăng trầm.

Đáy là nơi bắt nguồn cho sự vươn lên; đỉnh là nơi bắt đầu xuống dốc. Những người không muốn xuống dốc có niềm vui nhìn những ngọn núi nhỏ phía dưới, và cũng sẽ gặp phải những rắc rối lớn.

Chủ động xuống dốc không phải là bỏ cuộc, mà là khiêm tốn, để bắt đầu lại.

Mai Lan Phương, một bậc thầy về kinh kịch Bắc Kinh bái Tề Bạch Thạch làm thầy hội họa của mình.

Một lần, Mai Lan Phương và Tề Bạch Thạch cùng tham dự một bữa tiệc. Tất cả những người đều bao vây quanh Mai Lan Phương. Tuy nhiên, Mai Lan Phương bước tới bên Tề Bạch Thạch và gọi "thầy" một cách kính trọng.

Vài ngày sau, Tề Bạch Thạch tặng Mai Lan Phương một bức tranh - "Đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết", và viết một câu thơ: “Nhớ tiền triều hưởng thái bình, y bố tôn quý động công khanh”.

Hóa ra việc chủ động xuống dốc không những không thấp kém mà còn rất cao quý.

Nếu bạn giữ tư thế cúi xuống khiêm tốn, thì hình tượng sẽ cao lớn. Kẻ kiêu ngạo thì dù ở nơi cao, nhưng lại luôn bị đả kích, xưa nay có câu “một núi không chịu được hai hổ”.

Nếu bạn giữ tư thế cúi xuống khiêm tốn, thì hình tượng sẽ cao lớn (Nguồn ảnh: pixabay)
Nếu bạn giữ tư thế cúi xuống khiêm tốn, thì hình tượng sẽ cao lớn (Nguồn ảnh: pixabay)

4. Lui về phía sau

Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “tân bằng vân tập, kịch ẩm lâm li nhạc hĩ, nga nhi lậu tẫn chúc tàn hương tiêu mính lãnh, bất giác phản thành ẩu yết, lệnh nhân tác nhiên vô vị, thiên hạ sự suất loại thử, nại hà bất tẩu hồi đầu dã”.

"Khi đã đông đủ mọi người cùng nhau uống rượu, nhưng tới nửa đêm bếp lò tắt lửa, trà nguội, uống tiếp người sẽ khó chịu. Rượu đã mất đi hương vị.

Mọi thứ trên đời đa phần đều là như vậy, chỉ hơi quá mức sẽ phản tác dụng, tại sao con người không dừng lại đúng lúc, kịp thời quay đầu?"

Mọi người đều muốn chiến thắng, và luôn nổi bật giữa đám đông. Biết rằng “trăng tròn rồi lại khuyết, nước đầy rồi sẽ tràn”, nhưng vẫn không sẵn sàng quay đầu, thật là lạ lùng.

Trong tiểu thuyết võ hiệp, các cuộc giao lưu giữa các cao thủ luôn đến điểm là dừng, nếu liều mình tận lực thì chắc chắn cả hai đều thua thiệt.

Trong cuộc sống, những người có trí tuệ lớn thường tỏ ra ngu ngốc, nếu họ cố gắng thể hiện hết mình thì thông minh quá sẽ bị thông minh hại.

Trong giao tiếp giữa người với người, những người hiểu biết lễ nghĩa đều rất khiêm tốn, nếu ba hoa khoác lác, ngược lại sẽ gây sự chán ghét.

Để trở thành một người đẳng cấp, không phải lúc nào cũng can đảm tiến về phía trước, mà là tình nguyện lùi về sau, mới là dũng cảm nhất.

Minh An

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Có một loại trí tuệ cao được gọi là 'biết đủ'