Cội nguồn nhạc vũ (P-1): Vũ điệu Thần Long

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời cổ đại, “Nhạc” không phải chỉ âm nhạc mang nghĩa hẹp của chúng ta ngày nay, mà nó bao hàm nội dung cả ba phương diện thi từ, âm nhạc, vũ đạo, có nội hàm bác đại tinh thâm.

Nhạc vũ: Thơ từ, âm nhạc, vũ đạo hợp thành nhất thể

Trong lịch sử văn hóa Trung Hoa, “Nhạc” là loại hình có lịch sử lâu dài nhất. Theo ghi chép của văn hiến thượng cổ, lúc ban sơ khai sinh văn minh Trung Hoa, đã kèm theo đó là giáo hóa lễ nhạc, đây là đầu nguồn của văn minh Trung Hoa, xuyên suốt lịch sử, khởi tác dụng vô cùng quan trọng.

Vậy “Nhạc” là gì? Thời cổ đại, “Nhạc” không phải chỉ âm nhạc mang nghĩa hẹp của chúng ta ngày nay, mà nó bao hàm nội dung cả ba phương diện thi từ, âm nhạc, vũ đạo, có nội hàm bác đại tinh thâm.

Tại sao nói âm nhạc có thể chữa được bệnh?
Âm nhạc tốt có thể đạt được hiệu quả dưỡng sinh và chữa bệnh (Ảnh: ET)

Như chúng ta đã biết, bộ thi ca cổ nhất của Trung Quốc là “Kinh Thi”, trong đó đều là những bài thơ cổ, tổng cộng ba trăm bài. Kỳ thực, vào thời thượng cổ, các bài thơ trong “Kinh Thi” đều được dùng để ca hát, diễn tấu, cũng như là Tống từ và Nguyên khúc vậy. Thực ra nó không chỉ dùng cho ca hát, mà còn phối hợp với vũ đạo, có thể mang tải cả ca xướng và vũ đạo. Ví dụ khi diễn tấu “Chu tụng - Duy thanh”, thường múa vũ đạo “ Tượng vũ”. Nhưng khúc điệu và vũ đạo nay đã thất truyền, lưu truyền tới ngày nay chỉ còn lại thi từ văn tự.

Không chỉ Trung Quốc, nơi cái nôi văn minh phương Tây - văn minh cổ Hy Lạp, thì thi từ, âm nhạc, vũ đạo cũng là nhất thể, không thể phân tách. Khi thi từ sinh ra thì khúc điệu cũng đồng sinh, thi nhân vừa gảy đàn vừa ngâm nga ca xướng, đồng thời vũ đạo cũng sinh ra từ đây.

Trong “Mao thi tự”, cổ nhân lấy “Kinh Thi” làm đề tựa, trong đó có câu thế này: Tình cảm sinh ra từ tâm, rung động, không ngăn được, liền thông qua ngôn ngữ mà biểu đạt ra; nếu ngôn ngữ vẫn không đủ để biểu đạt, thì sinh ra ngâm nga, nếu ngâm nga cũng không đủ biểu đạt, thì cất tiếng hát vang, khi tiếng hát vẫn chưa đủ biểu đạt, thì tay uốn chân bước mà nhẹ nhàng nhảy múa.

Câu trên đã nói rõ quan hệ tương hỗ của thi ca, âm nhạc, vũ đạo. Thời cổ thi từ, âm nhạc và vũ đạo là nhất thể, thi trung hữu nhạc, nhạc trung hữu vũ, vũ trung hữu thi, cả ba hợp thành một, thống nhất gọi là “Nhạc”, hoặc gọi là “Nhạc vũ”, đây là phạm vi bao hàm của cổ nhạc, cũng là chỗ mà bài viết này thảo luận.

Cội nguồn nhạc vũ

Muốn chân chính hiểu rõ một sự việc, phải tìm được nguồn gốc của nó. Vậy Nhạc có từ bao giờ?

Vấn đề này hiện nay không có cách nào khảo chứng, chỉ biết rằng, Nhạc đã có từ rất xa xưa, từ văn minh tiền sử đã có rồi.

Nhạc đã có từ rất xa xưa, từ văn minh tiền sử đã có rồi. (Ảnh:Shutterstock)

Trung Hoa là dân tộc có nền văn minh lâu đời nhất trong lịch sử văn minh lần này, có lịch sử trên năm ngàn năm, khởi nguồn từ thời kỳ Ngũ Đế, mà Hoàng Đế là thủy tổ. Nhưng theo văn hiến thượng cổ ghi chép, trước thời Hoàng Đế, vẫn còn thời kỳ Tam Hoàng cực kỳ dài lâu, qua rất rất nhiều thời đại thống trị của các cổ Đế Vương, đây đều thuộc về văn minh tiền sử.

Cổ nhân mang những sự việc biết được của văn minh tiền sử, căn cứ thứ tự thời gian mà phân thành “Thập kỷ” (10 kỷ). Trong “Sách Xuân Thu” có ghi: Bắt đầu từ thời viễn cổ Thái Hoàng Thị, đến Lỗ Ai Công năm thứ 14 (năm 481 trước công nguyên), cộng qua 10 kỷ, vậy là 3 triệu 267 ngàn năm.

Có thể mỗi một kỷ là một lần luân hồi của văn minh nhân loại. Hiện nay, trên Địa cầu đang lần lượt phát hiện các di tích văn minh và hóa thạch có tuổi vài chục vạn năm, vài trăm vạn năm, thậm chí trên 10 triệu năm, đã thuyết phục hoàn toàn các nhà khảo cổ học, rồi còn những nền văn minh phát triển cao độ đã bị hủy diệt hơn vạn năm trước như ẩn đố văn minh Alantis, văn minh Maya… đều là những nền văn minh đã từng tồn tại trên Địa Cầu từ thời viễn cổ tiền sử, nhưng sau đó đều bị hủy diệt trong các loại Đại Kiếp Nạn, trải qua năm tháng quá dài lâu mà vết tích lưu lại hầu như không còn gì.

Nhưng mỗi lần kiếp nạn đều có một số ít người may mắn sống sót, dần sinh sôi thành nhân loại tiếp theo, như gia đình Noah sống sót sau Đại Hồng Thủy. Họ dần dần phát triển thành văn minh mới, đồng thời cũng mang theo chút ít văn minh tiền sử, như Chu Dịch, Bát Quái, Hà Đồ Lạc Thư, Âm Dương Ngũ Hành v.v. đều là văn minh tiền sử ở các thời kỳ khác nhau, trải qua những lần kiếp nạn mà lưu lại đến nay, cho nên nó vượt xa nhận thức của khoa học hiện đại, nhân loại hiện nay không cách nào nghiên cứu cho rõ được. Nhạc vũ cũng như vậy, cũng là từ văn mình tiền sử xa xôi lưu lại, là hóa thạch sống của văn minh tiền sử.

Từ năm 1984 đến năm 2001, tại di chỉ Cổ Hồ, Vũ Dương, Hà Nam lần lượt khai quật được hơn 30 chiếc sáo làm bằng xương hạc. Theo khảo sát, những chiếc sáo này chôn vùi cách đây khoảng 7800~9000 năm. Qua kiểm định phát hiện rằng, chúng đã có đủ hai âm vực của quãng tám, hơn nữa bán âm trong âm vực đều đầy đủ, không chỉ diễn tấu được nhạc khúc ngũ âm hoặc 7 thanh truyền thống, mà còn diễn tấu được các nhạc khúc có biến tấu phong phú của dân tộc thiểu số hoặc nhạc nước ngoài, giai điệu cấu thành vô cùng khoa học, hoàn bị. Điều đó nói lên rằng, hơn 8000 năm trước, dân tộc Trung Hoa đã có đủ tri thức lý luận âm nhạc tiên tiến và đầy đủ rồi, nó siêu xuất rất xa lịch sử văn minh nhân loại lần này. Cũng là ấn chứng cho nhạc vũ Trung Hoa đã sinh ra từ thời kỳ xa xôi của văn minh tiền sử.

Theo ghi chép của văn hiến thượng cổ, vào thời kỳ Tam Hoàng thượng cổ, Phục Hy Thị phát minh nhạc cụ đàn Sắt, đồng thời sáng tác nhạc vũ “Lập cơ”, “Giá biện”; Nữ Oa Thị phát minh Sênh hoàng (một loại nhạc cụ bằng quả bầu, khoét 13 lỗ ), đồng thời thống nhất thanh luật trong Thiên Hạ, sáng tác khúc Nhạc Vũ “ Sung Nhạc”; Thần Nông Thị phát minh Ngũ huyền cầm (Đàn 5 dây), sáng tác nhạc vũ “Phù lê”; ngoài ra còn Châu Tương Thị với Ngũ huyền sắt (Đàn Sắt 5 dây), Cát Thiên Thị cùng nhạc vũ “Bát khuyết”…vẫn còn những nhạc vũ viễn cổ chưa ghi lại, có thể vượt xa nhiều đợt văn minh nhân loại, tuy sớm thất truyền, nhưng vẫn được trầm lắng nơi thâm sâu trong ký ức xa xôi của nhân loại.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Chân Ngu - zhengjian



BÀI CHỌN LỌC

Cội nguồn nhạc vũ (P-1): Vũ điệu Thần Long