Cội nguồn nhạc vũ (P-2): Ký ức xa xưa - Vạn Thần hạ thế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khổng Tử có may mắn được thưởng thức Nhạc vũ “Đại Thiều” ở nước Tề. Nghe xong thấy trong lòng sảng khoái lạ thường, miệng không còn vị giác, suốt ba tháng không thấy vị ngon của thịt, Ông cảm thán mà rằng: “Thật không ngờ nhạc lại có thể đạt tới cảnh giới cao diệu như vậy!”

Xem lại: Cội nguồn nhạc vũ (P-1): Vũ điệu Thần Long

"Nhạc” đã có lịch sử cổ xưa như thế, vậy nó có xuất sinh như thế nào, có nội hàm và tác dụng gì? Dưới đây, từ những điều được tìm thấy trong văn hiến thượng cổ thời tiền sử mà từng bước thảo luận:

Trong “Thế bản - Đế hệ chương” ghi lại: “Nữ Oa Thị mệnh lệnh cho hai thuộc hạ là Nga Lăng Thị và Thánh Thị phát minh ra hai nhạc khí là “Sáo Đô Lương” và “ Sáo Ban”, thống nhất âm luật trong thiên hạ, đồng thời tuân thủ quy luật vận hành của Vũ Trụ, Nhật Nguyệt, tinh tú, theo đó mà đối ứng tương hợp, sáng tác ra Nhạc Vũ “Sung Nhạc” (Tạm dịch: Nhạc tròn đầy, sung mãn). Nhạc Vũ phổ thành xong, hóa vật vô thanh, vạn vật đều được đồng hóa đại đạo từ vi quan, tất cả đều hài hòa trật tự".

Phần trên là bối cảnh và quá trình sáng tác của “Sung Nhạc”. Từ đoạn ghi chép có thể thấy, Nhạc Vũ của Nữ Oa Thị tuân thủ Tự Nhiên Vũ Trụ, đối ứng với quy luật vận hành Thiên Đạo mà tác thành. Có tác dụng hóa dục vạn vật từ vi quan, từ tầng tầng sâu thẳm, làm tất cả hài hòa với tự nhiên, thuận ứng Thiên Đạo, làm thiên hạ đại trị.

"Lã Thị Xuân Thu” có ghi: “Thời tiền sử khi Chu Tương Thị trị lý thiên hạ, thường xuyên nổi gió, tập hợp dương khí, dẫn đến mất cân bằng âm dương, do vậy mà vạn vật điêu linh, cây trái không chín được. Vậy nên, đại thần của Chu Tương Thị là Sĩ Đạt sáng tạo ra đàn Sắt năm dây, dùng diễn tấu để dẫn âm khí, an định thiên hạ chúng sinh".

Còn ghi: “Thời viễn cổ Âm Khang Thị trị lý thiên hạ, âm khí quá thịnh, tụ tập ngưng trệ, dương khí trở tắc, không theo quy luật vận hành thông thường, làm tinh khí chúng dân uất ức không thông, gân cốt cong queo không khỏe mạnh, vậy nên, Âm Khang Thị sáng tác Vũ Đạo để dẫn đạo khơi thông".

Căn cứ hai đoạn ghi chép trên có thể thấy, thời kỳ viễn cổ, khi âm dương không điều hòa, vạn vật lệch khỏi Đại Đạo, ở tình huống Pháp Tự Nhiên bị phá hoại, nên mới sáng tạo Nhạc Vũ, để cân bằng Âm Dương, sơ thông dẫn đạo vạn vật, làm Tự Nhiên hồi quy trạng thái hài hòa, làm thiên hạ quay lại Đại Đạo.

Sáng tạo Nhạc Vũ là để cân bằng Âm Dương, sơ thông dẫn đạo vạn vật, làm Tự Nhiên hồi quy trạng thái hài hòa, làm thiên hạ quay lại Đại Đạo.

Có thể thấy tại thời viễn cổ, Nhạc Vũ đã mang năng lượng siêu tự nhiên cường đại, cho đến thời kỳ Ngũ Đế trong lần văn minh này của văn minh Trung Hoa, năng lượng thần kỳ này trong Nhạc Vũ được hiển hiện hết sức rõ ràng.

Thời kỳ Hoàng Đế sáng tác ra đại hình Nhạc Vũ “Vân môn đại quyển”, dùng cho tế Trời. “Vân môn đại quyển” của Hoàng Đế cùng “Đại hàm” của Nghiêu Đế, “Đại Thiều” của Thuấn Đế, “Đại Hạ” của Đại Vũ, “Đại Hoạch” của Thương Thang, “Đại Vũ” của Chu Vũ là sáu khúc Nhạc Vũ nổi danh thời thượng cổ, trong “Chu Lễ” được gọi là “Lục Đại Nhạc Vũ” (Nhạc Vũ của sáu triều đại).

Triều đại nhà Chu, con cháu quý tộc tới tuổi nào đó nhất định phải học sáu bài Nhạc Vũ này, là khóa tu bắt buộc, nếu không sẽ không được bước vào xã hội thượng lưu. Triều Chu còn thiết lập “Đại Tư Nhạc” cấp quốc gia chuyên môn giáo dục Nhạc Vũ. Lục Đại Nhạc Vũ đều dùng cho tế tự, “Vân môn đại quyển” tế Thiên, “Đại Hàm” tế Địa, “Đại Thiều” tế bốn phương, “ Đại Hạ” tế núi sông, “Đại Hoạch” dâng lễ tiên Mẫu, “Đại Vũ” dâng lễ tiên Tổ.

Hoàng Đế còn sáng tác Thần khúc thượng cổ “Hoa Tư Dẫn” và “Thanh Giác”. Kể rằng, Hoàng Đế trong mộng ngao du về cố hương, nơi sinh của Phục Hy Thị là Hoa Tư Thần Quốc, ngộ được Đại Đạo trị quốc, dưỡng thân, trải qua 28 năm nỗ lực, sau khi trị lý thiên hạ thành xã hội nửa Thần nửa Nhân, liền sáng tác khúc “Hoa Tư Dẫn” để kỷ niệm, đây là lai lịch của khúc “Hoa Tư Dẫn”.

Trong “Hàn Phi Tử” có ghi: Hoàng Đế cho mở đại hội Thần, quỷ ở phía tây núi Thái Sơn, Ông ngồi cỗ xe 6 rồng kéo, hai bên tả hữu là Tất Phương Thần Điểu, Thần gió nổi trận quét sạch đường, Thần mưa rải cam lộ tẩy bụi, Hổ Sói đi trước mở đường, Quỷ Thần theo sau hộ giá, Đằng xà (tên một loài linh thú hình rắn, bay lượn được) phủ phục tỏ tôn kính, Phượng Hoàng lượn vòng trên không che nắng. Hoàng Đế sau khi chiêu tập đại hội Quỷ Thần xong, liền sáng tác khúc “Thanh Giác” để kỷ niệm, đây là lai lịch khúc “Thanh Giác”. Nghe nói khúc “Thanh Giác” có thể câu thông Thiên Địa, hiệu lệnh Quỷ Thần, lúc diễn tấu có Tiên Hạc cùng Phượng Hoàng bay liệng phi vũ rợp trời.

Sử Thư cũng ghi, thời Xuân Thu, Tấn Bình Công ép lệnh Sư Khoáng tấu khúc “Thanh Giác”, dẫn đến cuồng phong cuộn thổi, thốc bay ngói hành lang, Tấn quốc đại hạn ba năm, mặt đất trơ trọi ngàn dặm. Cho nên, khúc “Thanh Giác” không thể diễn tấu tùy tiện được, người thường cũng không thể thưởng thức được, bởi lực lượng mang theo sau là quá ư cường đại, không phải bậc đại đức, phàm nhân không tấu được, sẽ mang tới tai họa.

Bản chất của cuộc sống, là đơn giản và dễ hiểu. Có nhiều tiền hay ít tiền thì đủ dùng là tốt rồi.
khúc “Thanh Giác” không thể diễn tấu tùy tiện được, người thường cũng không thể thưởng thức được, bởi lực lượng mang theo sau là quá ư cường đại, không phải bậc đại đức, phàm nhân không tấu được, sẽ mang tới tai họa.. (Miền công cộng)

Phần trên là Nhạc của Hoàng Đế, tiếp sau đây chúng ta cùng xem các Nhạc Vũ khác thời Ngũ Đế.

Trong “ Lã Thị Xuân Thu” có ghi: Khi Đế Khốc tại vị, mệnh lệnh Hàm Hắc sáng tác mấy khúc Nhạc Vũ: “Cửu Chiêu”, “Lục Liệt”, “Lục Anh”. Lại có một người tài hoa tên Thùy, phát minh ra các loại nhạc khí. Đế Khốc liền cho người lấy nhạc khí đó diễn tấu, biểu diễn Nhạc Vũ, dẫn mời được Phượng Hoàng, Đại Kê bay tới, cùng bay liệng nhảy múa. Đế Khốc rất mừng, liền dùng Nhạc Vũ này tế Thiên, ca tụng Đức của Thiên Đế.

“Lã Thị Xuân Thu” còn ghi: Thời Nghiêu Đế, phong Chất làm nhạc quan, Chất phỏng theo thanh âm của núi rừng khe suối đại tự nhiên mà sáng tác ra “Đại Chương” Nhạc Vũ. “Đại Chương” cũng gọi “Đại Hàm”, là một trong sáu Nhạc Vũ ở trên, dùng cho tế Địa. Khi diễn tấu Nhạc Vũ này, bách thú cũng theo mà nhảy múa, tự nhiên vạn vật đều hài hòa tương xử.

Ngoài ra, trong các cổ tịch “Thượng thư - Cao Đào Mô” cùng “Đế Vương thế ký” đều ghi chép những sự kiện: Thuấn lệnh nhân sáng tác Nhạc Vũ “ Đại Thiều”, cũng là một trong Lục Đại Nhạc Vũ, nói rằng “ Đại Thiều” gồm 9 chương, cũng gọi là “Cửu Thiều”, “Tiêu Thiều”. Thuấn lệnh nhân diễn tấu “ Đại Thiều” Nhạc vũ, 9 chương diễn xong, có Phượng Hoàng đến trước triều bái, nhảy múa, bách thú cùng theo bước khởi vũ.

Sau đó gần hai ngàn năm, Khổng Tử có may mắn được thưởng thức Nhạc vũ “Đại Thiều” ở nước Tề. Nghe xong thấy trong lòng sảng khoái lạ thường, miệng không còn vị giác, suốt ba tháng không thấy vị ngon của thịt, Ông cảm thán mà rằng: “Thật không ngờ nhạc lại có thể đạt tới cảnh giới cao diệu như vậy!”, đây là điển cố “ Tam nguyệt bất tri nhục vị” (Tạm dịch: Ba tháng không biết vị ngon của thịt) ghi trong “ Luận Ngữ”. Cho nên, Khổng Tử bình: “Nhạc Đại Thiều là tận thiện tận mỹ a!”, đây cũng là lai lịch của câu thành ngữ “Tận thiện tận mỹ”.

Có thể thấy thời kỳ Ngũ Đế, lực lượng hàm chứa trong Nhạc Vũ là cường đại phi thường, có thể trực tiếp triển hiện Thần tích, có thể hiệu lệnh Quỷ Thần, có thể dẫn khởi cộng hưởng của Đại Tự Nhiên, chiêu dẫn Tiên Cầm Dị Thú, làm bách thú vắn thanh khởi vũ, làm thiên hạ hài hòa an định.

Kỳ thực, những Thần tích mà Nhạc Vũ triển hiện, đều tồn tại trong suốt lịch sử phát triển, cho đến ngày nay. Chỉ là càng về sau, theo sự phát triển của văn minh vật chất, theo sự trói buộc không ngừng của dục vọng và chấp trước, mà năng lượng tinh thần của nhân loại càng ngày càng thoái hóa, các loại Thần tích càng ngày càng ẩn tàng, không như thời viễn cổ, sự triển hiển rất mạnh mẽ sinh động. Nhưng chỉ cần dụng tâm mà tìm kiếm, vẫn có thể cảm ứng được Thần lực thời viễn cổ ẩn tàng nơi thẳm sâu trong Nhạc.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Chân Ngu -zhengjian



BÀI CHỌN LỌC

Cội nguồn nhạc vũ (P-2): Ký ức xa xưa - Vạn Thần hạ thế