Cội nguồn nhạc vũ (P-3): Hạ trần hóa vật - Thần Tiên ẩn mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay trên thế giới đang thịnh hành "Âm nhạc dưỡng thân" và "Thai giáo" . Nhiều bà mẹ hiện nay tĩnh tâm nghe nhạc cổ điển khi mang thai,  tin rằng những đứa trẻ sinh ra theo cách này sẽ khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, xinh đẹp hơn và có nhân cách tươi sáng hơn.

Xem lại: Cội nguồn nhạc vũ (P-2): Ký ức xa xưa - Vạn Thần hạ thế

Trong bài này, sẽ cho chúng ta thấy những Thần lực viễn cổ được ẩn tàng nơi thâm sâu của Nhạc, cùng nhau tìm tung tích của Thần.

Khi thực vật gặp âm nhạc, chúng phát hiện ra dấu vết của Thần

Năm 1950, nhà sinh vật học người Anh Julian Huxley đã đến thăm Tiến sĩ TC Singh, trưởng khoa Thực vật học tại Đại học Annamalai ở tỉnh Tamil, Ấn Độ, và biết được rằng, Tiến sĩ Singh đang sử dụng kính hiển vi để quan sát hoạt động tế bào của một loài thực vật tên là cỏ thu thủy (Hydrilla Verticillata). Do đó, Huxley đã nói về việc xem xem liệu thực vật có thể bị ảnh hưởng bởi âm thanh hay không.

Trợ lý của Singh, Stella Ponniah, là một phụ nữ tinh thông đàn Violin, và Singh sau đó đã nhờ cô chơi một bản nhạc bên cạnh cỏ Thu Thủy. Kết quả là, người ta thấy rằng tốc độ dòng chảy tế bào chất của cỏ được tăng tốc. Singh cũng nghĩ tới một khúc hát cầu nguyện tên là "Raga" ở miền nam Ấn Độ, giai điệu của nó sẽ khiến người nghe có tâm trạng thành kính, vì vậy ông đã mời Ponniah diễn tấu giai điệu "Raga" cho cây trinh nữ ( cây xấu hổ) nghe. Sau hai tuần, thấy rằng số lượng đơn vị diện tích khí khổng của cây đã tăng lên 66%, thành biểu bì dày lên, và các tế bào của lớp màng che thậm chí còn mở rộng ra một nửa.

Singh sau đó yêu cầu Gouri Kumari, một giảng viên tại Nhạc viện Anna Malaya, chơi nhạc Raga cho cây hoa Phụng Tiên 25 phút mỗi ngày, 5 tuần sau, cây phụng tiên được nghe nghe nhạc phát triển hơn hẳn các cây không được nghe nhạc. Các số liệu thống kê cho thấy lá trung bình lớn hơn 72%, và chiều cao lớn hơn 20%.

Sau đó Singh đã thực hiện một số thí nghiệm với nhiều loại cây khác nhau, kết quả thí nghiệm được công bố trên tạp chí của trường Cao đẳng Nông nghiệp tỉnh Biha, giáo sư Singh khẳng định rằng: Âm nhạc hài hòa thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết trái của cây trồng.

Âm nhạc hài hòa thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết trái của cây trồng. (Ảnh: Pixabay)

Từ kết quả của thí nghiệm, Singh đã thử tăng năng suất cây trồng. Từ năm 1960 đến 1963, ông đã thực nghiệm tại bảy ngôi làng ở Pondicherry và tỉnh Tamil, nơi âm nhạc được phát qua loa phóng thanh ra cánh đồng mang lại thu hoạch nhiều hơn bình thường từ 25% đến 60%.

Vào cuối những năm 1950, một nhà thực vật học tên là Joe Smith ở Illinois, Hoa Kỳ, đã thử nghiệm với ngô và đậu nành, gieo những hạt giống nhau trong nhà kính với cùng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm. Một số cho nghe nhạc Rhapsody in Blue của nhà soạn nhạc người Mỹ Gershwin, trong khi phần khác không cho nghe nhạc. Cuối cùng, người ta thấy rằng những cây con đã "nghe nhạc" đã nảy mầm sớm hơn hai tuần so với những cây con không được nghe nhạc khác, và thân cây cũng mập hơn rất nhiều.

Smith thấy bất ngờ, ông tiếp tục mở nhạc cổ điển trên cánh đồng ngô lai, từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch. Kết quả là họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy lô thử này đã thu hoạch được hơn 700 kg ngô so với lô thử cùng kích thước không được "nghe nhạc". Ông cũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy ngô trồng bằng cách “nghe nhạc” lớn nhanh hơn, kích thước hạt cân đối và chín sớm hơn.

Đại học Stanford, Hoa Kỳ cũng đã làm một thực nghiệm: cho cây nghe nhạc khác nhau. Nhóm nghe nhạc cổ điển, cây phát triển khá tươi tốt, kỳ diệu là cây phát triển theo hướng phát ra âm nhạc, tư thế cây đều nghiêng góc 60 độ theo hướng phát ra âm nhạc.

Hơn mười năm trước, có một vườn nho tên là Paradisa di Fracina ở Tuscany, Tây Bắc nước Ý. Chủ của vườn nho, Carlo Cignozzi, vốn là một luật sư mới chuyển sang trồng nho, và chưa có kinh nghiệm. Chinuzzi, một người yêu âm nhạc, nhận thấy rằng bản nhạc accordion mà anh chơi có thể làm cho cây Nho lớn nhanh hơn, vì vậy anh đã chơi nhạc cổ điển trong vườn một thời gian dài, và nhận thấy rằng những cây nho trồng bằng cách "nghe nhạc" đều sai quả, quả to và ít sâu bệnh hơn.

Chinuzzi, một người yêu âm nhạc, nhận thấy rằng bản nhạc accordion mà anh chơi có thể làm cho cây Nho lớn nhanh hơn. (Ảnh: Pixabay)

“Cho nho nghe nhạc”, lúc đầu, một số người dân địa phương cho rằng Chinuzzi có vấn đề với bộ não của mình. Nhưng Chinuzzi vẫn kiên trì trong ba năm, cho cây nho nghe nhạc cổ điển mỗi ngày. Ba năm sau, tất cả những cây nho anh trồng đều đơm hoa kết trái, quả to và ngon, rượu anh ủ ngon hơn cả của những người làm rượu có kinh nghiệm lâu năm nhất ở địa phương, nên được mọi người công nhận.

Tin đồn âm nhạc cổ điển đã cho Chinuzzi trồng ra những trái nho to và ngon. Nghe tin, các nhà nghiên cứu tại Đại học Florence đã tiến hành điều tra khu đất rộng 24 mẫu Anh kể từ năm 2006, để tìm hiểu tác động của âm nhạc đối với sự phát triển của thực vật. Giáo sư Mancuso của trường đại học này cho biết vẫn chưa có kết luận, nhưng xác thực là những cây Nho hoặc cây trồng trong chậu nghe nhạc thì cao lớn hơn, trong khi những cây không nghe nhạc thì phát triển chậm hơn; diện tích lá Nho được nghe nhạc che phủ cũng rộng hơn.

Khi những hiệu ứng kỳ diệu này của âm nhạc đối với cây cối lan rộng, chương trình "Mythbusters" của kênh Discovery từng gây chấn động đã thực hiện một thực nghiệm kéo dài hai tháng vào năm 2004 để chứng minh việc giao tiếp với thực vật hay chơi nhạc có tốt cho sự phát triển của thực vật hay chỉ là tin đồn.

Họ đã tạo ra bảy nhà kính với các điều kiện giống hệt nhau để trồng đậu Hà Lan, một số chơi nhạc, một số giao tiếp với cây và một số thì không. Sau hai tháng, họ nhận thấy rằng tất cả đậu Hà Lan trong nhà kính có âm nhạc đều phát triển tốt hơn so với đậu trong các nhà kính khác, cuối cùng kết luận rằng giao tiếp hoặc phát nhạc cho cây trồng có lợi cho sự phát triển của cây.

Với sự lan rộng của những trường hợp kỳ diệu này, trong những năm gần đây, trào lưu "cho cây nghe nhạc cổ điển" nổi lên trên toàn cầu. Nhiều trang trại sinh thái xanh đã được thành lập, một số lượng lớn người trồng đã làm theo, cho thực vật nghe nhạc cổ điển, tất cả đều thu được hiệu quả rõ rệt.

Ví dụ, chợ rau trung tâm Toyooka ở tỉnh Hyogo, Nhật Bản đã cho chuối nghe nhạc của Mozart, và kết quả là đã cho ra đời một loại "chuối Mozart" ngọt ngào hơn, được mọi người công nhận. Những người nếm thử đều cho rằng "Chuối Mozart" rất ngọt và ngon, màu sắc rất đẹp...

Những người nếm thử đều cho rằng "Chuối Mozart" rất ngọt và ngon, màu sắc rất đẹp... (Ảnh minh họa: Pixabay)

Âm nhạc và động vật gặp nhau, giải khai hiểu lầm ngàn năm "Đàn gẩy tai Trâu"

Có một thành ngữ nổi tiếng ở Trung Quốc gọi là "Đối ngưu đàn cầm" (Tạm dịch: Đàn gẩy tai trâu), bắt nguồn từ một câu chuyện do Mâu Dung kể vào thời Đông Hán để thuyết phục người khác. Những con trâu thực sự không có phản ứng với âm nhạc tao nhã sao?

Ngay từ thời Chiến Quốc, Tuân Tử đã ghi chép lại trong chương “Khuyến học” của mình: “Khi xưa Hoạch Ba gảy đàn bên suối, cá rời hang tụ lại lắng nghe; Bá Nha chơi đàn nơi đồng vắng, Ngựa đang gặm cỏ ngẩng đầu nghe”. Điều này hoàn toàn khác với những gì Mâu Dung đã nói.

Sự thực chứng minh, âm nhạc có tác dụng kỳ diệu không chỉ đối với sự phát triển của thực vật mà còn đối với động vật.

Hiện nay trên khắp thế giới, xu hướng cho gia cầm và vật nuôi như gà, bò, lợn trong các trang trại nghe nhạc cổ điển đang thành trào lưu, không còn là chuyện lạ. Sau khi thử nghiệm, người ta phát hiện ra rằng chơi nhạc cổ điển nhẹ nhàng hài hòa trong trang trại có thể kích thích bò sữa tiết nhiều sữa hơn, sữa tạo ra bổ và ngon hơn; nó cũng có thể kích thích gà mái đẻ nhiều trứng hơn; nó có thể làm cho lợn và bò khỏe hơn, thịt tươi và mềm hơn... Thế là một chuỗi sản nghiệp mới cũng hình thành, nhiều nhà hàng và trang trại đang đưa ra thị trường thịt lợn, thịt bò, trứng, ngũ cốc, rau, trái cây và các loại thực phẩm sinh thái khác có nghe nhạc cổ điển, giá thành tương đối đắt nhưng hương vị và chất lượng tốt cho sức khỏe quả thực hơn hẳn các loại thực phẩm cùng loại khác, đã được người tiêu dùng kiểm nghiệm và công nhận.

Một thực nghiệm tình cờ đã tạo ra cơn sốt cho "hiệu ứng Mozart"

Năm 1993, tạp chí uy tín của Anh "Nature" đã công bố một nghiên cứu lớn của nhà tâm lý học Francis H. Rauscher và các đồng nghiệp của bà tại Đại học California, cho thấy nghe nhạc do các nhà soạn nhạc cổ điển như Mozart sáng tác có thể tăng cường năng lực phân tích không gian 3D cho sinh viên. Kể từ đó, "Hiệu ứng Mozart" đã bùng nổ trên khắp thế giới, dẫn đến doanh số bán đĩa CD của Mozart và các bậc thầy âm nhạc cổ điển khác không ngừng tăng lên.

W. A. Mozart, chân dung vào năm 1819 do Barbara Krafft vẽ. (Ảnh: Miền công cộng)

Ví dụ, hiện nay trên thế giới đang thịnh hành "Âm nhạc dưỡng thân" và "Thai giáo" . Nhiều bà mẹ hiện nay tĩnh tâm nghe nhạc cổ điển khi mang thai, tin rằng những đứa trẻ sinh ra theo cách này sẽ khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, xinh đẹp hơn và có nhân cách tươi sáng hơn.

Đối mặt với âm nhạc cao nhã, cường bạo đến đâu cũng yếu mềm

Văn hóa Trung Quốc rất coi trọng việc giáo dục Lễ Nhạc, Lễ Nhạc là một bộ phận quan trọng của văn hóa Trung Quốc. Trong hàng nghìn năm, trước khi Trung Cộng họa loạn Trung Hoa, thì dù các triều đại thay đổi thế nào hay gió mưa đột biến ra sao, địa vị của Lễ Nhạc trong việc cai trị thiên hạ chưa bao giờ bị lung lay. Có thể thấy, sức mạnh của Lễ Nhạc đối với lòng người, và địa vị của nó trong lòng người xưa. Nghe nhạc cao nhã có thể làm cho nhân tâm bình hòa, an ủi tâm linh; nó có thể đề thăng khí chất, làm người ta trở nên ưu nhã; có thể quy chính đạo đức, phẩm hạnh đoan chính.

Theo nhiều báo đưa tin, trung tâm mua sắm City Mall và các khu vực lân cận ở thành phố lớn thứ ba của New Zealand Christchurch ban đầu là những khu vực nhiều tội phạm, khiến các doanh nghiệp, người dân và cảnh sát địa phương đau đầu. Kể từ tháng 6 năm 2009, trung tâm mua sắm đã cho phát các tác phẩm của các nhạc sĩ thế kỷ 18 như Mozart suốt cả ngày, phát hiện có hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc giảm thiểu tội phạm bạo lực.

Theo thống kê, vào tháng 10 năm 2008, có tới 77 vụ phạm tội trong khu vực mỗi tuần, và đến tháng 10 năm 2010, con số này giảm mạnh xuống còn 2 vụ mỗi tuần. Trong năm 2008, có 16 vụ rối loạn liên quan đến ma túy và rượu, nhưng không có trường hợp nào xảy ra vào năm 2010.

Lonsdale, quản lý của Hiệp hội Doanh nghiệp Trung tâm Christchurch cho biết: “Mọi người giờ sẽ đậu xe ở khu vực này vì họ cảm thấy an toàn hơn.” Cảnh sát cũng đồng ý rằng âm nhạc cổ điển đã thay đổi môi trường của trung tâm mua sắm và khu vực xung quanh. Do hiệu ứng rõ rệt, nên ngoài trung tâm mua sắm này, nhiều cơ sở kinh doanh gần đó cũng mở nhạc cổ điển. Ngoài Christchurch, Auckland, New Zealand, cũng đang áp dụng biện pháp này.

Nghe xong bài bệnh hết, ngũ âm đến rồi đi.

Có bốn phương pháp chẩn đoán bệnh trong Trung Y: Vọng, văn, vấn, thiết (Tạm dịch: nhìn, nghe, hỏi, bắt mạch). Trong số đó, nghe đứng thứ hai, có nghĩa là không cần phải nhìn thấy người, chỉ cần nghe thanh âm, xác định sự thay đổi của ngũ âm do họ phát ra là suy ra trạng thái hoạt động của kinh mạch, lục phủ ngũ tạng, từ đó xác định nguyên nhân của bệnh, đạt được hiệu quả chẩn đoán như Thần. So với việc này, thì những thứ như dùng sợi tơ bắt mạch, chỉ là trò con trẻ.

Ngũ âm và ngũ hành
Ngũ âm đối ứng với ngũ hành, và ngũ tạng trong thân thể con người (Hình: Shenyun)

Hàng ngàn năm trước, cơ sở lý thuyết của liệu pháp âm nhạc đã được luận thuật trong “Hoàng Đế nội kinh”, một trong bốn tác phẩm kinh điển của y học Trung Quốc. Sách "Hoàn Đế nội kinh" ghi lại: "Năm cơ quan nội tạng của cơ thể người đối ứng với ngũ âm, sáu tạng đối ứng với lục luật. Sáu luật này được chia thành sáu luật Âm và sáu luật Dương , được gọi chung là mười hai luật, tương ứng với mười hai tháng (24 tiết khí), 12 Long mạch Đại Địa cùng 12 Kinh mạch nhân thể.

“Hoàng Đế nội kinh” mang ngũ âm đối ứng với ngũ tạng, ngũ hành và 5 loại tâm trạng của người. Bệnh có thể được chẩn đoán theo ngũ âm, và ngũ âm có thể được điều chỉnh thành âm nhạc hài hòa để điều chỉnh sự cân bằng của ngũ tạng, lục phủ, làm thông suốt sự tuần hoàn kinh lạc, từ đó đưa cơ thể trở lại trạng thái hài hòa và tự nhiên, đạt được mục đích chữa bệnh và dưỡng sinh.

Do vậy, Chu Thần Hanh, một vị danh y nổi tiếng thời nhà Nguyên cũng đã nói: “Nhạc giả, diệc vi Dược giã” (Tạm dịch: Nhạc, cũng là thuốc đó).

Không chỉ y học cổ truyền Trung Quốc, mà gần đây “Liệu ​​pháp âm nhạc” phương Tây cũng đã trở nên phổ biến trên thế giới.

Trong thời hiện đại, tác phẩm đầu tiên có hệ thống giới thiệu âm nhạc trong điều trị bệnh là "Y học âm nhạc" của R • Brown của Anh. Ngoài ra, cuốn "Y học âm nhạc" do bác sĩ người Áo P • Lichtenthal viết đã giới thiệu chi tiết hơn các kết quả thăm dò tại khu vực này vào đầu thế kỷ 19.

Vào giữa thế kỷ 19, liệu pháp âm nhạc từng phổ biến ở châu Âu và được sử dụng trên quy mô lớn trong Thế chiến thứ hai. Ban đầu được sử dụng để điều trị bệnh tâm thần cho những người bị thương bị bệnh tâm thần, nó nhanh chóng được phát huy vì được phát hiện là có hiệu quả rõ rệt.

Năm 1944 và 1946, các khóa học âm nhạc trị liệu chuyên biệt liên tiếp được thành lập tại Đại học Bang Michigan, và Đại học Kansas, nhằm đào tạo các nhà trị liệu âm nhạc chuyên nghiệp. Năm 1950, Hoa Kỳ đi đầu trong việc thành lập Hiệp hội Âm nhạc Trị liệu (NAMT), đánh dấu sự ra đời của liệu pháp âm nhạc như một bộ môn mới. Cho đến nay, liệu pháp âm nhạc đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, rất nhiều bệnh viện và trung tâm phục hồi chức năng đã áp dụng liệu pháp này, đạt hiệu quả rất tốt.

Mặc dù hiện nay khoa học chưa thể giải thích được những trường hợp kỳ diệu này, nhưng làm nhân loại tìm lại được trong âm nhạc dấu vết của Thần thời xa xưa . Điều này cho thấy, quả thật trong “Nhạc” chứa đựng một lực lượng Thần kỳ mà người ta chưa biết, và nó cũng ấn chứng cho những Thần tích của “Nhạc” được ghi chép ở thời kỳ viễn cổ là rất đáng tin cậy.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Chân Ngu - zhengian



BÀI CHỌN LỌC

Cội nguồn nhạc vũ (P-3): Hạ trần hóa vật - Thần Tiên ẩn mình