Cội nguồn nhạc vũ (P-8): Nghe nhạc biết quốc gia thịnh suy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoàng Đế Huyền Tông là người tinh thông âm luật, nghe xong trầm mặc không nói. Đến khi phát sinh loạn An Sử, mới cuống cuồng chạy khỏi Trường An, quốc gia hỗn loạn, mới chứng thực năng lực dự ngôn của Ninh Vương thông qua âm nhạc.

Xem lại: Cội nguồn nhạc vũ (P-7): Vu phong hưng thịnh - Thần tích mất dần

Trong “Nhạc ký” có ghi:

“Bằng cách xem xét âm nhạc của một quốc gia, người ta có thể biết được tình hình chính trị của quốc gia đó, từ đó có thể biết cách trị lý.”

"Nhạc thời thái bình thịnh vượng, an tường mà hoan lạc, quốc gia đó nhất định có chính quyền anh minh, nhân dân hòa thuận; Nhạc thời loạn thế, chứa đầy ai oán cùng bi phẫn, quốc gia này chính quyền bạo ngược; Nhạc vong quốc, chất chứa bi ai cùng ưu tư, bách tính bị hãm trong cảnh khốn cùng. Đạo của âm thanh và chính trị là có tương thông.Trong ngũ âm, âm Cung tượng trưng cho vua, âm Thương tượng trưng cho các quan đại thần, âm Giốc là dân chúng, âm Chủy là sự việc, âm Vũ chỉ vật. Quân, Thần, Dân, Sự, Vật, 5 thứ này mà không loạn, thì sẽ không có thanh âm bất hòa”.

“Nếu âm Cung loạn, thì tiếng nhạc hoang loạn, quân vương của quốc gia này kiêu ngạo phóng túng vô độ; âm Thương loạn, thanh âm chèn ép, biểu thị quan viên bại hoại; âm Giốc loạn, thanh âm lo âu, bách tính oán phẫn; âm Chủy loạn, thì thanh âm bi ai, quốc gia bất ổn; âm Vũ loạn, khúc điệu nghiêng ngả, biểu thị ngân khố trống rỗng. Nếu 5 thanh đều loạn, va đập lẫn nhau, gọi là phóng túng. Quốc gia đó cách diệt vong không xa đâu”.

Qua đó có thể thấy, âm nhạc còn có thể dùng để dự đoán sự thịnh suy tồn vong của một đất nước, rồi họa phúc thế nào, đều là từ Nhạc mà nhìn ra được.

Nguồn gốc nhạc vũ (P-6): Diễn tấu du dương - Cảm động Thần linh
Ảnh minh hoạ: Henry Chan/Epoch Times.

Trong “Thần Tiên thập di” và “Tùy thư - Vạn Bảo Thường truyện” có ghi:

Vạn Bảo Thường bẩm sinh thông minh, có năng khiếu âm nhạc. Có lần được Thần Tiên điểm hóa, trao truyền cho ông Bát âm diễn tấu Pháp sắp thất truyền, còn đem âm nhạc các triều đại truyền cả cho ông, đồng thời chỉnh sửa lại những chỗ sai của các khúc nhạc. Vạn Bảo Thường được Tiên nhân truyền thụ, từ đó trở đi tinh thông tất cả âm nhạc nhân gian.

Vào những năm đầu của Tùy Văn Đế, vua đã ra lệnh cho Bái Quốc Công Trịnh Thích thẩm định lại nhạc luật. Sau đó Văn Đế cho mời Vạn Bảo Thường, hỏi ông xem Trịnh Thích hiệu đính âm nhạc như vậy có được không. Bảo Thường nói đó là âm nhạc vong quốc, toàn luật ai oán dâm phóng, không phải âm thanh cao nhã chính phái, cực lực phản đối dùng loại nhạc này. Bảo Thường thỉnh cầu dùng Thủy Xích (thước nước) làm thước đo, để cân chỉnh lại thanh điệu của nhạc khí. Vạn Bảo Thường cũng sáng tác ra khúc nhạc mới, khúc này cao nhã bình đạm, không được người ta ưa chuộng, bị giới nhạc sĩ lúc ấy bài xích, phỉ báng.

Vạn Bảo Thường khi nghe diễn tấu nhạc khúc ở chùa Đại Thường, nghe xong lệ rơi lã chã. Hỏi vì sao khóc? Vạn Thường đáp: “Nghe âm thanh dâm lệ mà bi ai, cho thấy không lâu nữa thiên hạ tàn sát lẫn nhau, người bị chết gần hết.”

“Nghe âm thanh dâm lệ mà bi ai, cho thấy không lâu nữa thiên hạ tàn sát lẫn nhau, người bị chết gần hết.” (Ảnh minh họa: Chụp màn hình YouTube)

Lúc ấy triều nhà Tùy đang ở lúc thịnh vượng, hầu hết mọi người đều không cho lời của Vạn Bảo Thường là đúng. Không lâu sau, đến năm thứ 14 Tùy Dương Đế, thiên hạ bốn bề họa loạn, cuối cùng đã kiểm chứng được dự ngôn của Vạn Bảo Thường.

Trong “Thông điển” có ghi:

Trước khi Tùy Dương Đế tuần du Giang Đô, con trai của nhạc công Vương Lệnh Ngôn vừa từ cung vua trở về nhà, ngồi bên ngoài cầm đàn Tỳ Bà gảy khúc “An công tử”. Vương Lệnh Ngôn nghe xong mặt biến sắc, trong lòng run sợ, vội vàng khuyên can con trai: “Con không nên theo nhà vua đi Giang Đô, nghe khúc này không có thanh Cung, mà Cung đại biểu cho quân chủ, hoàng thượng khẳng định là đi mà không về.”

Sau đó Tùy Dương Đế quả nhiên bị sát hại ở Giang Đô.

“Đường ngữ lâm” chép rằng:

Cuối năm Khai Nguyên nhà Đường, Tây Lương phủ đô đốc hiến lên một khúc nhạc mới, Đường Huyền Tông liền chiêu đãi quần thần cùng thưởng thức. Nghe xong, mọi người đều khen hay, duy có anh trai Đường Huyền Tông là Ninh Vương im lặng không nói. Huyền Tông bèn hỏi tại sao, Ninh Vương đáp: “Khúc này tuy nghe cũng hay, nhưng thần nghe nói, khúc nhạc bắt đầu từ âm Cung, kết thúc ở âm Thương, ở giữa do âm Giốc, Chủy, Vũ tổ thành, đầu, cuối đều cần ứng với Cung, Thương. Khúc nhạc này mở đầu thì xa rời Cung điệu, đoạn giữa rất ít dùng âm Chủy, còn điệu Thương thì tạp loạn lại có thế cường đại. Thần nghe nói, trong ngũ âm thì Cung đại biểu quân chủ, Thương đại biểu quần thần, điệu Cung không mạnh mẽ tức thế lực quân chủ yếu nhược, điệu Thương quá cường thịnh là dấu hiệu phản loạn của bề tôi. Sự tình hiện hình nơi âm luật, phát ra ở lời ca, mà thấy rõ việc đời. Thần lo rằng sẽ có ngày bề tôi làm loạn, bệ hạ lo lắng cái nạn ly tán, vậy dự ngôn đã ở cả trong khúc này đó thôi!”.

Hoàng Đế Huyền Tông là người tinh thông âm luật, nghe xong trầm mặc không nói. Đến khi phát sinh loạn An Sử, mới cuống cuồng chạy khỏi Trường An, quốc gia hỗn loạn, mới chứng thực năng lực dự ngôn của Ninh Vương thông qua âm nhạc.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Chân Ngu - zhengjian



BÀI CHỌN LỌC

Cội nguồn nhạc vũ (P-8): Nghe nhạc biết quốc gia thịnh suy