Con người vừa mới sinh ra là đã chú định kết cục chăng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thuyết định mệnh là chỉ mỗi sự việc của con người xảy ra trong thế gian như sống chết, họa phúc, giàu nghèo sang hèn, thành bại, cho đến thi cử đỗ đạt, kinh doanh lỗ lãi, v.v, đều không phải ngẫu nhiên. Bởi vậy những cao nhân giỏi thuật số đều có thể tính được chính xác thời gian hình thành và kết thúc của chúng.

Tống Mậu Trừng (1569-1620), tự Ấu Thanh, là người Hoa Đình, Tùng Giang (huyện Tùng Giang, Thượng Hải ngày nay), sống vào thời cuối đời nhà Minh. Ông là cử nhân triều Minh, nhà văn, nhà sưu tầm sách, và cũng tinh thông toán số mệnh lý học. Từ những kết quả đã chứng nghiệm với vận mệnh của con trai ông, bạn bè và của bản thân ông, do ông tính toán ra, người ta sẽ thấy tử sinh hữu mệnh, con người khi vừa sinh ra là đã chú định con đường và kết cục của đời người.

Toán mệnh cho con trai

Tống Mậu Trừng đến năm 47 tuổi mới sinh được con trai là Tống Trưng Dư. Tống Trưng Dư đỗ tú tài thời cuối nhà Minh, giỏi làm thơ từ. Đến triều nhà Thanh, Tống Trưng Dư đỗ cử nhân, năm Thuận Trị thứ tư thì có tên trên bảng vàng, đỗ tiến sĩ, và bắt đầu làm quan triều Thanh, sau làm quan đến chức ngự sử.

Khi Tống Trưng Dư mới chào đời, Tống Mậu Trừng đã toán mệnh cho con trai, sau đó viết lên một tờ giấy toán mệnh. Ông đem tờ giấy này niêm phong lại rồi giao cho phu nhân, căn dặn bà rằng: “Đợi đến khi con trai thi đỗ tiến sĩ thì hãy mở ra xem”. 5 năm sau, Tống Mậu Trừng qua đời.

Đến năm Thuận Trị thứ 4, Tống Trưng Dư 30 tuổi, thi đỗ tiến sĩ. Thế là người nhà bèn mở niêm phong ra xem tờ giấy toán mệnh, thấy trên giấy có hàng chữ viết rằng: “Đứa con này 30 năm sau sẽ phụng sự triều đại mới, làm quan đến cấp tam phẩm, thọ chỉ 50 tuổi”.

Sau này, đến năm Bính Ngọ thời Khang Hy, Tống Trưng Dư quả nhiên được thăng làm Phó đô Ngự sử, làm quan tam phẩm, và chết vào năm sau, tức năm Đinh Mùi, đúng vào tuổi 50.

con người sinh ra đã có an bài số mệnh
Tống Trưng Dư quả nhiên được thăng làm Phó đô Ngự sử, làm quan tam phẩm. (Ảnh: Epoch Times)

Toán mệnh cho bạn

Tống Mậu Trừng và Bạch hiếu liêm (‘hiếu liêm’ là danh xưng đối với cử nhân thời Minh Thanh) ở Hoài Nam là bạn thân đồng niên. Bạch hiếu liêm cũng rất tinh thông mệnh lý học.

Một buổi sáng thức dậy, Tống Mậu Trừng nói với phu nhân rằng: “Ngày này tháng 9 năm nay, Bạch huynh ở Hoài Nam sẽ chết, huynh ấy chưa có con trai, tôi phải qua sông sang đó cáo biệt, và lo liệu hậu sự cho huynh ấy”.

Gần đến ngày đó, Tống Mậu Trừng thuê thuyền vượt sông. Đến khi ông đến nhà họ Bạch ở Hoài Nam thì Bạch hiếu liêm đã đứng chờ sẵn ở cổng rồi. Họ Bạch tươi cười đón tiếp ông và nói: “Tôi đã sớm biết ngày này huynh nhất định sẽ đến để tiễn đưa tôi”.

Thế là hai người đóng cửa đối ẩm thỏa thích với nhau mấy ngày liền. Đến ngày đó tháng 9, Bạch hiếu liêm quả nhiên không bệnh tật gì mà qua đời.

Toán mệnh cho bản thân

Tống Mậu Trừng lo liệu hậu sự cho Bạch hiếu liêm xong thì trở về nhà. Ông nói với phu nhân về chuyện sinh tử của bản thân: “Sự tình của Bạch huynh đã lo liệu xong rồi, đến tháng 3 sang năm, tôi cũng sẽ rời xa nhân thế”.

Đến tháng 3 năm sau, quả nhiên Tống Mậu Trừng tạ thế như đã nói trước. Tống Mậu Trừng có tác phẩm “Cửu thược tập”, thu thập những tác phẩm văn học tiểu thuyết dân gian.

Con người là có mệnh số, nhưng cổ nhân cũng dạy rằng, tích đức hành thiện có thể thay đổi vận mệnh. Cho nên mới có câu: Bạn chỉ cần sống thiện lương, mọi sự đã có an bài.

(Nguồn tư liệu: “Trì bắc ngẫu đàm” của Vương Sĩ Trinh đời Thanh).

Tường Hòa
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Con người vừa mới sinh ra là đã chú định kết cục chăng?