Công trình cự thạch tại Địa Trung Hải là dấu tích của người khổng lồ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cyclops trong truyền thuyết Hy Lạp đã chế tạo những vũ khí chói lọi nhất cho Thần Zeus, và xây dựng công sự cho vua Mycenae. Có phải những kiến trúc này chỉ là truyền thuyết? Khám phá về quốc đảo Malta ở Địa Trung Hải sẽ đánh đổ hoàn toàn nhận thức của chúng ta!

Một ngày vào những năm 1840, vài chiếc xe ngựa đang dừng ở trước cổng Bảo tàng London. Một người đàn ông phấn khích nhảy ra khỏi xe ngựa, rồi chỉ đạo cho thuộc hạ dỡ hàng mang xuống xe.

Trong các vật phẩm đó có chậu, lọ bằng sành và một số đồ dùng không rõ, nhìn là biết chúng là đồ cổ, có từ những niên đại xa xưa. Người này là một nhà khảo cổ học, tên là Charles Thomas Newton.

Nhà khảo cổ học Charles Thomas Newton (Ảnh chụp màn hình)
Nhà khảo cổ học Charles Thomas Newton (Ảnh chụp màn hình)

Những món đồ gốm này được Newton mang về từ Malta - thuộc địa của Anh. Quần đảo Malta nằm ở trung tâm Địa Trung Hải, là một quốc gia nhỏ. Ngày nay, diện tích đất liền của cộng hòa Malta chỉ hơn 300 km2. Nó bao gồm một số hòn đảo nhỏ, trong đó có hai hòn đảo chính: một tên là Malta, chiếm hơn 2/3 diện tích cả nước; hòn đảo lớn thứ hai được gọi là Gozo, chiếm 1/5 diện tích cả nước. Ngay phía trên Malta là đảo Sicilia của Ý.

Năm 1800, Malta trở thành thuộc địa của Anh. Khi đó, nhà sử học Newton đang ở Sicily để thu thập những văn vật từ thời La Mã. Ông tình cờ nghe được tin về một di tích cổ đại khổng lồ đã được khai quật trên đảo Malta. Người dân địa phương gọi nó là đền Mnajdra.

Newton vội vã lập tức đến khu vực đó. Ông thấy một số người dân địa phương dọn dẹp đống đá ở phía nam gần biển, và một ngôi đền cổ dần hiện lên. Ông đi vào trong đền xem xét, chợt nhận ra nơi này quả thực không có dấu vết cư trú của con người. Bởi vì những di chỉ về sinh hoạt của con người thường để lại một số tàn dư của rác thải sinh hoạt, còn trong ngôi đền này thì không có. Thay vào đó là một số xương cốt động vật được sử dụng cho hiến tế. Vì vậy, xem ra nó giống như một công trình công cộng dùng cho mục đích tôn giáo. Đá dùng trong đền là đá vôi san hô. Những tảng đá ở phía dưới cùng to khổng lồ, nhìn qua, một số tảng dài tới 6 m. Newton đã ước tính sơ bộ trọng lượng một tảng đá nặng khoảng 30 tấn. Ông hết sức kinh ngạc, tự hỏi không biết bộ lạc huyền bí nào lại có thể di chuyển những khối đá lớn như vậy.

Nhưng sự chú ý của Newton nhanh chóng bị chuyển hướng. Bởi vì trong đống đá, ông tìm thấy một số bình gốm. Chưa dừng lại ở đó, điều làm Newton phấn khích hơn nữa là chỉ cách đền Mnajdra 500 m, còn có một ngôi đền cự thạch tên là Hagar Qim. Nó cũng được xây bằng những tảng đá nặng hàng chục tấn, hàng trăm tấn. Bên trong đền cũng tìm thấy một số bình đất sét cổ.

Điều làm Newton phấn khích hơn nữa là chỉ cách đền Mnajdra 500 m, còn có một ngôi đền cự thạch tên là Hagar Qim. Nó cũng được xây bằng những tảng đá nặng hàng chục tấn, hàng trăm tấn (Ảnh chụp màn hình)
Điều làm Newton phấn khích hơn nữa là chỉ cách đền Mnajdra 500 m, còn có một ngôi đền cự thạch tên là Hagar Qim. Nó cũng được xây bằng những tảng đá nặng hàng chục tấn, hàng trăm tấn (Ảnh chụp màn hình)

Điều các nhà khảo cổ học thế kỷ 19 quan tâm nhiều không phải là kiến ​​trúc, mà là công cụ sinh hoạt và sản xuất, cùng các di tích của nền văn minh như tác phẩm nghệ thuật. Với tư cách là nhà khảo cổ học có kinh nghiệm, dĩ nhiên Newton biết tầm quan trọng của những vật dụng đất sét này. Bởi ông nhìn là biết chúng rất cổ. Ông quyết định nhanh chóng sẽ chi một khoản tiền nhỏ để mua những đồ vật đất sét này, vì dù sao người dân địa phương cũng không biết giá trị của chúng.

Newton vui mừng chuyển đồ về Anh. Tiếp theo ông cần xác định niên đại của những bình đất sét này. Tại Malta, ông được nghe qua về ngôi đền cự thạch tên là Ggantija. Theo truyền thuyết địa phương, nó được xây dựng bởi một người nữ khổng lồ tên là Sansuna. Tương truyền rằng, cô là hậu duệ của Cyclops trong Thần thoại Hy Lạp. Theo Thần thoại Hy Lạp, Uranus - vị Thần bầu trời và Gaia - nữ Thần Trái đất sinh ra 3 người con khổng lồ 100 tay - được gọi là Hecatoncheires, và 3 người khổng lồ chỉ có một mắt ở trên trán - gọi là Cyclops.

Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, Cyclops có nghĩa là mắt tròn. Người khổng lồ Hecatoncheires và Cyclops đều có sức mạnh phi thường. Cyclops vẫn có một kỹ năng độc đáo, tuyệt vời. Họ chính là bậc thầy trong chế tạo công cụ và lĩnh vực xây dựng. Bất kể vật liệu nào vào tay họ, đều có thể biến thành những tác phẩm hoàn hảo.

Nhưng nhìn thấy những đứa con xấu xí, không vừa mắt, người cha nhẫn tâm đã nhốt chúng dưới đáy địa ngục, cho một con ác long canh gác ở bên ngoài ngăn họ trốn thoát. Thế là, những người khổng lồ trải qua những năm đau buồn ở trong bóng tối.

Nhiều năm trôi qua buồn bã, họ không biết lúc này thế giới bên ngoài đang diễn ra những thay đổi rung chuyển trái đất. Đó là Cronus, một người anh em khác của những người khổng lồ này, bất mãn với chế độ độc tài của cha mình, đã phát động một cuộc cách mạng và phế bỏ ông ta. Nhưng nhân quả luân báo, Cronus lại bị giết bởi chính con trai mình. Zeus nghĩ rằng, bản thân không có hậu thuẫn, không thể đánh bại cha. Rồi Zeus nhớ ra những người chú bị nhốt dưới đáy âm phủ, bèn vội đi xuống địa ngục và trả tự do cho những người chú khổng lồ bị giam giữ nhiều năm của mình. Với sự giúp đỡ của họ, Zeus đã thắng lớn.

Sau đó, Zeus đã nhốt Cronus và những người khổng lồ khác vào trong địa ngục. Ông trở thành người đứng đầu mới của Thiên giới. Để cảm ơn Zeus đã thả tự do cho mình, Cyclops đã tạo ra vũ khí đáng sợ nhất trong vũ trụ cho Zeus. Đó là tia chớp. Kể từ đó, Zeus nhờ vào Thần khí này tung hoành khắp Thiên giới, trở thành bất khả chiến bại.

Để cảm ơn Zeus đã thả tự do cho mình, Cyclops đã tạo ra vũ khí đáng sợ nhất trong vũ trụ cho Zeus. Đó là tia chớp (Ảnh chụp màn hình)
Để cảm ơn Zeus đã thả tự do cho mình, Cyclops đã tạo ra vũ khí đáng sợ nhất trong vũ trụ cho Zeus. Đó là tia chớp (Ảnh chụp màn hình)

Tương truyền, ngoài khả năng chế tạo Thần khí, người khổng lồ cũng xây những công sự phòng ngự tại bán đảo Peloponnisos ở Hy Lạp - được gọi là tường thành Cyclopean. Đến ngày nay chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những tàn tích của bức tường thành này. Các bức tường của Cyclopean được xây bằng tảng đá lớn. Trọng lượng của mỗi tảng đá ít nhất nửa tấn. Chỉ qua xử lý thô xong là chúng đã được xếp đặt lên, không cần dùng vữa. Những khoảng trống giữa các tảng đá thì chỉ cần lấy đá cuội lấp vào.Các đền trên đảo Malta có cấu trúc rất giống nhau.

Nhà sử học Newton vốn nghiên cứu về các nền văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại nên ông rất rõ về truyền thuyết Cyclops. Tuy nhiên là một sinh viên xuất sắc tốt nghiệp Đại học Oxford, tiếp nhận nền giáo dục khoa học và văn hóa hiện đại, Newton không tin vào truyền thuyết và Thần thoại. Ông chỉ tin những gì nhìn thấy.

Newton nghiên cứu kỹ hình dáng và chất liệu của đồ gốm. Ông cho rằng đồ gốm được tìm thấy trong đền thờ Malta có hình dạng và phong cách tương tự đồ gốm của người Phoenicia ở biển Địa Trung Hải khoảng 3.000 năm trước. Newton tin chắc ngôi đền này được xây dựng bởi những người Phoenicia di cư đến quần đảo Maltese từ khoảng 3.000 năm trước.

Nhưng Newton không thể giải thích được việc người Phoenicia thời đại đó sở hữu công nghệ bí hiểm nào mà có thể di chuyển những tảng đá nặng như vậy?

Tới thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học phát hiện ra ngày càng nhiều các ngôi đền đá khổng lồ ở Malta. Khi này sự chú ý của các nhà sử học đã chuyển từ các công cụ và đồ dùng sang kiến ​​trúc.

Tổng cộng có 19 ngôi đền được phát hiện. Nổi tiếng nhất trong số này là ngôi đền được người dân địa phương gọi là Ggantija. Cái tên này là tiếng Malta, và có nghĩa là “nơi của những người khổng lồ”.

Đền Ggantija nằm trên đảo Gozo. Các kỹ thuật viên đã dựa trên dữ liệu của di chỉ và khôi phục được toàn bộ diện mạo của ngôi đền trên máy tính

Các kỹ thuật viên đã dựa trên dữ liệu của di chỉ và khôi phục được toàn bộ diện mạo của ngôi đền Ggantija trên máy tính (Ảnh chụp màn hình)
Các kỹ thuật viên đã dựa trên dữ liệu của di chỉ và khôi phục được toàn bộ diện mạo của ngôi đền Ggantija trên máy tính (Ảnh chụp màn hình)

Mọi người hết thảy kinh ngạc, bởi vì tổng khối lượng đá lớn trong ngôi đền này tới khoảng 30.000 tấn, tương đương gần 5/1000 của Kim tự tháp Khufu ở Ai Cập.

Trên đảo có 19 ngôi đền cự thạch, tính sơ lược tổng trọng lượng những tảng đá được sử dụng vào khoảng 135.000 tấn. Theo niên đại hiện tại, Ggantija được xây dựng sớm hơn Kim tự tháp Khufu 1000 năm.

Theo ước tính của các nhà Ai Cập học hiện đại, để hoàn thành công trình xây dựng kim tự tháp Khufu khổng lồ, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hơn 6 triệu tấn đá, hơn 40.000 nhân lực làm việc không ngừng nghỉ trong gần 30 năm.

Có người băn khoăn liệu phải chăng những ngôi đền ở Malta rất nhỏ? Trọng lượng đá được sử dụng chỉ bằng 2,25% của Kim tự tháp Khufu, nên khối lượng công việc cũng không quá lớn, chỉ cần 900 người là đủ? Nhưng, trong thời đại của Khufu, Ai Cập cổ đại là một đất nước có nền văn minh phát triển cao độ. Đối với đất nước có dân số khoảng 1-1,5 triệu người, việc huy động 40.000 người đi xây dựng kim tự tháp toàn thời gian là điều khả thi. Nó chiếm 3% tổng dân số. Theo tỷ lệ này, nếu ở quần đảo Malta huy động 900 lực lượng lao động đi xây dựng công trình lâu năm, thì dân số nơi đây vào thời đó phải từ 20.000-30.000 người. Ở Malta thời cổ đại thì điều này dường như không thể?

Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng, vào 4500 năm trước, chính là thời đại khi Kim tự tháp Khufu được xây dựng, trên đảo Malta chỉ tìm thấy chút dấu vết lẻ tẻ của hoạt động con người, không có khu con người tụ cư quy mô lớn. Đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, một số ít người Phoenicia đến định cư trên đảo.

Sau thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, người Ả Rập, người Norman lần lượt đến đảo Malta lập nghiệp. Đảo Malta hiện diện nổi bật trên bản đồ. Phải đợi đến thế kỷ 16 sau Công Nguyên, Dòng hiệp sĩ của Thánh John - một trong Dòng hiệp sĩ lớn ở châu Âu lúc bấy giờ, muốn tìm một căn cứ địa. Sau khi cân nhắc, họ đã chọn Malta, một hòn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải.

Đến thế kỷ 16 sau Công Nguyên, Dòng hiệp sĩ của Thánh John - một trong Dòng hiệp sĩ lớn ở châu Âu lúc bấy giờ, đã chọn Malta làm căn cứ địa (Ảnh chụp màn hình)
Đến thế kỷ 16 sau Công Nguyên, Dòng hiệp sĩ của Thánh John - một trong Dòng hiệp sĩ lớn ở châu Âu lúc bấy giờ, đã chọn Malta làm căn cứ địa (Ảnh chụp màn hình)

Năm 1530, đoàn trưởng Philip mang theo vài ngàn hiệp sĩ, tới đảo Malta. Ngay khi các hiệp sĩ đặt chân lên đất liền, họ nhận thấy rằng hòn đảo này có dân cư thưa thớt, đất đai cằn cỗi như còn nguyên sơ. Kể từ đó Dòng hiệp sĩ toàn quyền bén rễ ở Malta. Dần dần, họ biến hòn đảo hoang vắng này thành căn cứ hải quân.

Năm 1565, đế quốc Ottoman phái hàng vạn quân tấn công hòn đảo này. Các hiệp sĩ đã đáp trả một cách mạnh mẽ. Đây chính là cuộc Đại vây hãm Malta nổi tiếng. Chỉ sau khi các hiệp sĩ đặt chân lên đảo Malta, dân số nơi này mới dần tăng lên.

Vào thế kỷ 19, dân số Malta mới vượt con số 100.000 người. Đến năm 2023, Malta sẽ trở thành quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới, với tổng dân số là khoảng 500.000 người. Từ các ghi chép lịch sử cho thấy, ít nhất là sau thế kỷ 16, dân số Malta mới đạt trên chục nghìn người. Chỉ có như vậy mới có thể tập hợp lực lượng lao động với quy mô tương đối lớn.

Vấn đề là 3000-5000 năm trước, theo ước tính phóng đại nhất, dân số của Malta chỉ vài ngàn người, vậy mà huy động 900 lực lượng lao động quanh năm chỉ xây đền, hơn nữa xây được hơn 10 ngôi đền trong 30 năm. Điều này nghe có vẻ khó khả thi.

Lúc này bà Lenie Reedijk - tác giả cuốn "Sirius: Ngôi sao của đền Malta", đã đặt ra nghi vấn về thời gian xây dựng đền. Sau khi nghiên cứu mỗi ngôi đền cự thạch, bà đã phát hiện ra hiện tượng lạ.

Bà Lenie Reedijk - tác giả cuốn "Sirius: Ngôi sao của đền Malta" (Ảnh chụp màn hình)
Bà Lenie Reedijk - tác giả cuốn "Sirius: Ngôi sao của đền Malta" (Ảnh chụp màn hình)

Chúng ta biết rằng, ngày nay những kiến trúc đền thờ trên khắp thế giới đặc biệt chú trọng về phương hướng. Ví như những ngôi đền La Mã cổ đại thì cổng quay về hướng tây. Như vậy, vào buổi sáng sớm, khi các tín đồ thờ phụng, sẽ nhìn thấy mặt trời dần mọc lên, năng lượng tích cực ngập tràn. Sau này, nhà thờ thiên chúa giáo hầu hết cũng theo dòng suy nghĩ này. Thực ra các ngôi chùa Trung Quốc cũng rất đặc biệt. Cổng chùa phải đối ứng với bốn hướng. Đó là chính nam, chính bắc, chính đông, chính tây.

Trong số các tôn giáo lớn trên thế giới, chỉ có nhà thờ Hồi giáo trông có vẻ như lộn xộn. Nhưng thực ra không phải vậy. Bởi vì hệ thống định vị của nhà thờ Hồi giáo không nằm ở cổng lớn, mà là ở bên trong nhà thờ. Hốc tường, nơi để người Hồi giáo cầu nguyện, có vị trí thẳng hàng với một tòa nhà gọi là Kaaba ở Mecca, thành phố linh thiêng của đạo Hồi.

Nhưng 19 toà kiến trúc đá trên đảo Malta trông giống như ngôi đền, mà hướng cổng lại rối tung, không có định hướng thống nhất nào cả.

Bà Lenie Reedijk chợt phát hiện ngôi đền Mnajdra thực sự tương ứng với ngôi sao sáng nhất trên bầu trời - Sirius. Bà đã sử dụng một phần mềm thiên văn học để phân tích vị trí của Sirius trên bầu trời vào những thời điểm khác nhau sau đó so sánh hướng của các cánh cửa của các ngôi đền đá ở Malta.

Bà chợt nhớ ra rằng trên trái đất có một hiện tượng gọi là tuế sai, hay còn được gọi là hiện tượng tiến động trục của Trái đất. Mọi người trên bề mặt cảm thấy thỉnh thoảng vị trí của các ngôi sao trên bầu trời sẽ thay đổi. Nguyên nhân là khi trái đất tự quay, bản thân trục quay cũng quay.

Mọi người trên bề mặt cảm thấy thỉnh thoảng vị trí của các ngôi sao trên bầu trời sẽ thay đổi. Nguyên nhân là khi trái đất tự quay, bản thân trục quay cũng quay (Ảnh chụp màn hình)
Mọi người trên bề mặt cảm thấy thỉnh thoảng vị trí của các ngôi sao trên bầu trời sẽ thay đổi. Nguyên nhân là khi trái đất tự quay, bản thân trục quay cũng quay (Ảnh chụp màn hình)

Cứ khoảng 25.700 thế kỷ mới hoàn thành một vòng xoay 360 độ. Sau mỗi 72 năm nó mới chuyển động 1 độ. Vì vậy, trong vòng một hoặc hai thế hệ, con người sẽ khó có thể cảm nhận được sự thay đổi nhỏ như vậy. Nhưng nếu có một dân tộc vẫn kế thừa tục cúng sao, thì cứ sau vài trăm năm, thế hệ con cháu cúng bái sao theo phương hướng tổ tiên chỉ định, họ sẽ nhận thấy sự thay đổi đó. Đặc biệt là những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, chẳng hạn như Sirius, vị trí của nó thay đổi là dễ quan sát nhất.

Hướng cửa của những ngôi đền đá ở Malta đều hướng về ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, Sirius. Nhưng hướng của chúng không nhất quán. Bà Lenie Reedijk kinh ngạc tự hỏi lẽ nào các ngôi đền ở Malta đã được xây dựng vào các thời đại khác nhau trong hàng chục ngàn năm qua? Lẽ nào sau một khoảng thời gian, hướng của ngôi đền lại được điều chỉnh theo vị trí của sao Sirius? Vì theo tính toán của phần mềm, vị trí của sao Sirius mà đền Mnajdra chỉ hướng là gần nhất. Người ta ước tính rằng nó có lịch sử hơn 10.000 năm.

Điều này chắc chắn không phù hợp với nhận thức của khảo cổ học hiện đại, nên không ai chấp nhận dữ liệu của bà Lenie Reedijk. Nhưng có một nhà nghiên cứu văn minh cổ đại rất đồng tình với kết luận của bà. Ông tên là Graham Hancock, là ký giả điều tra. Những người có tiếng trong giới học thuật gọi ông là nhà khảo cổ giả, bởi vì quan điểm của Hancock quá lạc nhịp với dòng chính. Ông luôn tin rằng có sự tồn tại của nền văn minh tiền sử.

Ông tin rằng trong kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 13.000 năm trước, đảo Malta hoàn toàn không phải là một vài hòn đảo biệt lập, mà kết nối thành một khối với Sicily ở phía trên. Điều đó có nghĩa là, vào thời điểm đó quần đảo Malta là một phần của lục địa châu Âu. Ông Hancock cho rằng những người đã xây dựng đền Malta và những người xây công sự phòng ngự tại bán đảo Peloponnisos phải là cùng một nhóm người.

Theo phỏng đoán của ông, vào khoảng hơn 10.000 năm trước, nền văn minh trên bán đảo Hy Lạp đã thông qua cây cây cầu nối giữa bán đảo Ý và Malta, để đến đảo Malta rồi sinh sôi đông đúc. Họ sử dụng công nghệ xây dựng kiến trúc đá tiên tiến của riêng mình, để làm nên những ngôi đền đá mà chúng ta thấy ngày nay. Vì vậy đã có người lập tức học tập theo.

Ông Graham Hancock khoảng hơn 10.000 năm trước, nền văn minh trên bán đảo Hy Lạp đã thông qua cây cây cầu nối giữa bán đảo Ý và Malta, để đến đảo Malta rồi sinh sôi đông đúc. Họ sử dụng công nghệ xây dựng kiến trúc đá tiên tiến của riêng mình, để làm nên những ngôi đền đá mà chúng ta thấy ngày nay (Ảnh chụp màn hình)
Ông Graham Hancock khoảng hơn 10.000 năm trước, nền văn minh trên bán đảo Hy Lạp đã thông qua cây cây cầu nối giữa bán đảo Ý và Malta, để đến đảo Malta rồi sinh sôi đông đúc. Họ sử dụng công nghệ xây dựng kiến trúc đá tiên tiến của riêng mình, để làm nên những ngôi đền đá mà chúng ta thấy ngày nay (Ảnh chụp màn hình)

Vì theo truyền thuyết di tích các công sự phòng ngự ở Hy Lạp là do Cyclops xây dựng, nên đền Malta có lẽ cũng được xây dựng bởi Cyclops thời tiền sử. Liệu vào thời tiền sử thực sự có người khổng lồ?

Trên thực tế, ngoài Thần thoại Hy Lạp, khắp thế giới đều có truyền thuyết về những người khổng lồ. Ví dụ, trong thời đại Đại Vũ ở Trung Quốc, có Phòng Phong Thị; trong Thần thoại Bắc Âu có người khổng lồ Loki. Giống như truyền thuyết hồng thuỷ thời tiền sử, trong các dân tộc khác nhau đều có tồn tại Thần thoại và truyền thuyết. Chúng thường có nghĩa là những ký ức chung và trải nghiệm chung.

Có người cho rằng khảo cổ học đặc biệt chú trọng tới chứng cứ, mà truyền thuyết thì không có cách nào chứng minh được sự tồn tại của người khổng lồ. Trên thực tế, không phải là không có bằng chứng.

Tại đảo Sardinia của Ý và miền Nam nước Pháp, người ta đã khai quật được những bộ xương của người khổng lồ. Trên thực tế, không chỉ có châu Âu, tại Mỹ cũng đã khai quật được những bộ xương khổng lồ.

Năm 2015, một cuốn sách khiến mọi người kinh ngạc đã được xuất bản, mang tựa đề “Bách khoa toàn thư về những người khổng lồ cổ đại của Bắc Mỹ”. Tác giả của cuốn sách là một nhà sử học, từng tốt nghiệp Đại học Purdue. Ông tên là Fritz Zimmerman.

Ông Fritz Zimmerman- tác giả của cuốn sách “Bách khoa toàn thư về những người khổng lồ cổ đại của Bắc Mỹ” (Ảnh chụp màn hình)
Ông Fritz Zimmerman- tác giả của cuốn sách “Bách khoa toàn thư về những người khổng lồ cổ đại của Bắc Mỹ” (Ảnh chụp màn hình)

Ông bắt đầu chú ý đến những người khổng lồ cổ đại từ khi đọc một mẩu tin tức cũ. Vào những năm 1980, trong khi ông đang đọc những tờ báo cũ trong thư viện, tình cờ đọc được một tin cũ từ tờ đăng năm 1912 trên Washington Post. Đó là tin tức về một vụ giết người, nạn nhân là người nổi tiếng, thành viên gia đình trực tiếp của thủ lĩnh người da đỏ.

Người thủ lĩnh này vốn sống tại một trang trại ở Ohio. Bài viết tập trung vào giới thiệu điểm đặc biệt của trang trại này. Khi người thủ lĩnh lần đầu tiên mua trang trại, đã đào được một ngôi mộ cổ khổng lồ dưới cánh đồng. Bộ xương người tìm được bên trong đó to một cách khác thường. Xét theo tỷ lệ so với con người hiện đại, thì cao gấp 2-3 lần. Sự việc này gây xôn xao ở địa phương một thời gian.

Sách của Fritz Zimmerman được bán trên Amazon.

Ông Zimmerman bỗng tự hỏi phải chăng đây là xương của người khổng lồ trong truyền thuyết? Sau đó, ông dồn sức đi thu thập những tờ báo cũ từ thế kỷ 19. Hóa ra ông phát hiện ra rằng những câu chuyện về hài cốt khổng lồ không phải là hiếm trong các tin tức từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Vì vậy, ông quyết định tự mình điều tra.

Zimmerman đã dành 15 năm đi tới những nơi được cho là đã tìm thấy xương của người khổng lồ. Theo ông thống kê, ở Hoa Kỳ đã đào được xương của người khổng lồ cao hơn 3 m ở hầu hết các tiểu bang, thậm chí những xa xôi như bang Alaska.

Nhưng có người đặt câu hỏi rằng, trong khi tin tức về việc phát hiện ra xương người khổng lồ đã quá phổ biến, tại sao ngày nay chúng ta vẫn chưa thấy thực thể? Tổng kết của ông đưa ra một số lý do sau. Đầu tiên là, xương của người khổng lồ được khai quật nhưng không được bảo quản thích hợp. Vào cuối thế kỷ 19, con người cơ bản không có khái niệm về khảo cổ học và di tích văn hóa. Cũng giống như người thủ lĩnh thổ dân da đỏ đề cập ở trên đã đem tất cả chỗ xương đào được ném vào sọt rác.

Còn bộ xương của người khổng lồ được tìm thấy ở Sicily, chủ yếu lại bị tiêu huỷ bởi các linh mục do xuất phát từ hảo tâm. Bởi vì trong tín ngưỡng Thiên chúa giáo, người khổng lồ là hiện thân của ác Thần. Các linh mục lo lắng rằng, trong xương của người khổng lồ vẫn còn lực lượng tà ác, sẽ mang lại thảm họa cho người dân. Vì vậy, bất cứ khi nào một bộ xương khổng lồ được tìm thấy, các linh mục sẽ bí mật mua lại và sau đó tiêu hủy chúng đi. Cho đến nhiều năm sau, có người làm việc bên cạnh linh mục trong nhà thờ mới tiết lộ bí mật này.

Một lý do khác là theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, không thể giải thích được về xương người khổng lồ. Vì vậy, ngay cả khi thu thập được cả bảo tàng xương, cũng không ai dám đem ra triển lãm, vì sợ bị chê cười, mất uy tín. Ví dụ như bảo tàng Rosendal ở Hà Lan và Viện Smithsonian có bộ sưu tập những bộ xương như vậy.

Nếu như đền Malta và các kiến trúc đá ở những nơi khác trên thế giới thực sự do người khổng lồ làm nên, thì điều đó có nghĩa là trong một giai đoạn nhất định trong lịch sử, khoảng hàng chục ngàn năm trước, đã từng có thế giới do người khổng lồ cai trị.

Nói cách khác tại thời điểm đó, người khổng lồ mới là loài người chủ đạo trên trái đất này.

Theo Wenzhao

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Công trình cự thạch tại Địa Trung Hải là dấu tích của người khổng lồ?