Cuộc chiến chính - tà, tìm lại Thiên Đường đã mất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Biểu tượng ở nửa dưới của bức tranh biểu thị rằng cái ác gắn liền với sự nổi loạn và sự vô pháp chống lại Chúa, tức là chống lại chính nghĩa.

Khi chúng ta đến gần giữa năm 2020, tôi đã tự hỏi "Điều gì khác sẽ xảy ra?". Cho đến nay, đó là một năm đầy sự kiện. Tôi đã suy nghĩ sâu sắc về những sự kiện xảy ra trong năm nay và tôi tin rằng đã đến lúc để suy ngẫm về bản thân và tự hỏi ý nghĩa của việc trở thành một con người tốt.

Bản thân tôi cũng được khích lệ suy ngẫm khi xem qua bức tranh minh họa của William Blake có tựa đề “Ném những Thiên Thần nổi dậy xuống địa ngục”, dựa trên nội dung tác phẩm "Thiên Đường đã mất" (Paradise Lost) của John Milton.

John Milton và tác phẩm "Thiên Đường đã mất" (Paradise Lost)

John Milton là một tác giả người Anh thế kỷ 17, với tác phẩm vĩ đại nhất là "Thiên Đường đã mất" (Paradise Lost), một thiên sử thi về cuộc xung đột giữa Chúa và Satan, và ảnh hưởng cuộc xung đột đó đối với con người. Ông đã viết tác phẩm này với sự giúp đỡ của một trợ lý sau khi bị mù hoàn toàn.

Ấn bản thứ hai của "Thiên Đường đã mất" (Paradise Lost) được xuất bản vào năm 1674, gồm 12 cuốn sách, trong đó có các lập luận văn bảo vệ Đạo của Đức Chúa ở đầu mỗi cuốn sách. Trang web Quỹ Thơ (Poetry Foundation) cho biết:

“Trong hai cuốn sách đầu tiên, chúng ta đã trông thấy hậu quả của Cuộc Chiến trên Thiên Đường, với việc Satan và binh đoàn Thiên Thần đã bị đánh bại của hắn bị đày xuống Địa ngục, một nơi giam giữ họ, và ở đó họ bị hành hạ bởi một hồ lửa lỏng hỗn loạn… Cuốn sách thứ 6 mô tả chi tiết cuộc chiến khi đội quân của các Thiên Thần thiện và ác đụng độ nhau… Chúa Cha trao quyền cho Chúa Con để đánh đuổi các Thiên Thần xấu xa khỏi Thiên Đường. Cưỡi lên cỗ xe của mình, Chúa Con trang bị sấm sét, tăng tốc về phía các Thiên Thần độc ác và phóng vũ khí. Để tránh cỗ xe đang đâm và Chúa Con đang phẫn nộ, trên thực tế, các Thiên Thần độc ác đã nhảy khỏi vách núi Thiên Đường và lao thẳng xuống Địa ngục”.

Bức "The Creation of Man" - khắc từ ấn bản năm 1688, của John Baptist Medina.
Bức "The Creation of Man" - khắc từ ấn bản năm 1688, của John Baptist Medina. (Wikipedia)

Trong địa ngục, các Thiên Thần sa ngã đưa ra các lý lẽ về cách họ nên chống lại Chúa và Thiên Đường. Beelzebub, viên trung úy của Satan, nói rằng: “Trái đất và những cư dân mới được tạo ra của nó (tức con người) cần được đánh giá và sau đó khuất phục họ bằng vũ lực hoặc dùng trò lừa đảo dụ dỗ”.

Để trở lại với Đức Chúa Trời, Satan tự mình thực hiện sứ mệnh này và rời khỏi địa ngục để hồi sinh “khả năng chiến thắng ở vùng giữa trái đất”. Nói cách khác, Satan tin rằng chiến tranh trực tiếp với Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến thất bại, nên đã quyết định chiến đấu để giành lấy linh hồn của sự sáng tạo mới của Đức Chúa Trời: con người.

“Trái đất và những cư dân mới được tạo ra của nó (tức con người) cần được đánh giá và sau đó khuất phục họ bằng vũ lực hoặc dùng trò lừa đảo dụ dỗ”.
“Trái đất và những cư dân mới được tạo ra của nó (tức con người) cần được đánh giá và sau đó khuất phục họ bằng vũ lực hoặc dùng trò lừa đảo dụ dỗ”. (Wikipedia)

Sự thất bại của các Thiên Thần nổi loạn

William Blake là một tác giả và nghệ sĩ tôn giáo người Anh thế kỷ 19, người có tầm nhìn về tâm linh. Là một nghệ sĩ gạo cội, ông đã minh họa những câu chuyện tâm linh từ Kinh thánh và các tác phẩm của Dante và Milton.

Vào năm 1808, Blake đã tạo ra một loạt các hình minh họa màu nước cho tác phẩm "Paradise Lost" của Milton, một trong số đó có tựa đề "Ném các Thiên Thần nổi loạn xuống Địa ngục". Tác phẩm minh họa cuộc chiến giữa Chúa và các Thiên Thần nổi loạn được mô tả trong Quyển 6 của "Paradise Lost".

Tác phẩm gốc minh họa cuộc chiến giữa Chúa và các Thiên Thần nổi loạn được mô tả trong Quyển 6 của "Paradise Lost" của John Milton. (Wikipedia)
Tác phẩm gốc minh họa cuộc chiến giữa Chúa và các Thiên Thần nổi loạn được mô tả trong Quyển 6 của "Paradise Lost" của John Milton. (Wikipedia)

Tuy nhiên Blake diễn giải cuộc chiến hơi khác một chút so với Milton đã mô tả. Blake không miêu tả Chúa Con bắn sấm sét vào các thiên thần nổi dậy từ một cỗ xe. Thay vào đó, anh chia bố cục thành nửa trên và nửa dưới.

Nửa trên gồm Chúa Con, người ngồi trong một vòng tròn và nhắm một mũi tên vào các Thiên Thần nổi loạn ở nửa dưới. Chúa Con mặc áo màu trắng - màu biểu thị sự tinh khiết - và được bao quanh bởi các Thiên Thần ở cả hai bên, các Thiên Thần đang nhìn Chúa Con rút lại mũi tên trên cây cung của mình. Tổng cộng có bảy nhân vật nằm ở nửa trên bức tranh, theo trang web Bible Study và theo ý nghĩa trong Kinh Thánh thì số 7 tượng trưng cho “sự trọn vẹn và hoàn hảo”.

Blake không miêu tả Chúa Con bắn sấm sét vào các thiên thần nổi dậy từ một cỗ xe. Thay vào đó, anh chia bố cục thành nửa trên và nửa dưới.
Blake không miêu tả Chúa Con bắn sấm sét vào các thiên thần nổi dậy từ một cỗ xe. Thay vào đó, anh chia bố cục thành nửa trên và nửa dưới. (Miền công cộng)

Ở nửa dưới của bức trang có 13 nhân vật, và “số 13 tượng trưng cho sự nổi loạn và vô luật pháp” chống lại Chúa. 13 cái đầu này tượng trưng cho những Thiên Thần nổi loạn mà Chúa Con đã giáng xuống lửa địa ngục. Đối với những nhân vật có thể nhìn thấy khuôn mặt, tất cả đều sợ hãi ngoại trừ một người: nhân vật trung tâm, Satan, đang chăm chú nhìn xuống bên dưới với hai tay sau đầu.

Lựa chọn chính nghĩa

Milton kể một câu chuyện hấp dẫn về cuộc chiến giữa thiện và ác. Chỉ bằng sự hiện diện của nó, chính nghĩa dường như làm cho cái ác khiếp sợ, cũng giống như chính nghĩa của Chúa Con khiến các Thiên Thần nổi loạn nhảy khỏi vách núi vì sợ hãi. Cái ác có thể biến mất trong giây lát, nhưng nó dường như sử dụng các phương tiện ám chỉ để tìm đường trở lại cuộc chiến lâu đời.

Đối với Milton, cái ác tìm đường quay trở lại thông qua việc thao túng tạo vật mới của Chúa - con người. Với trái tim và khối óc của mình, con người chúng ta có khả năng lựa chọn chính nghĩa hay tà ác.

Nhưng chính nghĩa, nghĩa là gì? Theo biểu tượng trong minh họa của Blake, chính nghĩa gắn liền với sự trong sạch, trọn vẹn và hoàn hảo. Chính nghĩa cũng trục xuất cái ác khỏi Thiên Quốc. Vì vậy, nếu chúng ta là người chính nghĩa thì chúng ta phải dùng trái tim và khối óc của mình để lựa chọn để trở nên trong sạch, trọn vẹn và hoàn hảo trong Chúa, và chỉ khi đó, chúng ta mới trục xuất được ma quỷ khỏi Thiên Quốc của mình, vì như Blake nói: Thiên Quốc của Chúa ở trong chúng ta.

Chính nghĩa của Chúa Con khiến các Thiên Thần nổi loạn nhảy khỏi vách núi vì sợ hãi. Trên thực tế, các Thiên Thần độc ác đã nhảy khỏi vách núi Thiên Đường và lao thẳng xuống Địa ngục.
Chính nghĩa của Chúa Con khiến các Thiên Thần nổi loạn nhảy khỏi vách núi vì sợ hãi. Trên thực tế, các Thiên Thần độc ác đã nhảy khỏi vách núi Thiên Đường và lao thẳng xuống Địa ngục. (Wikipedia)

Biểu tượng ở nửa dưới của bức tranh biểu thị rằng cái ác gắn liền với sự nổi loạn và sự vô pháp chống lại Chúa, tức là chống lại chính nghĩa.

Nếu vương quốc của Chúa ở bên trong, thì sự nổi loạn và vô pháp chống lại Chúa phải chăng là sự nổi loạn và sự vô pháp chống lại những gì chúng ta vốn có, mà trong trường hợp này nghĩa là chống lại chính nghĩa? Và hậu quả của việc nổi loạn chống lại chính nghĩa là gì? Chúng ta tự làm tổn thương mình bằng cách chọn tà ác giả dối.

Và chúng ta đang chọn điều gì cho mình bây giờ? Trái tim và khối óc của chúng ta đang đi theo hướng nào với tư cách cá nhân, gia đình, quốc gia? Liệu chúng ta có khuất phục theo nửa dưới của bức tranh, biện minh cho hành động xấu xa của chúng ta bởi vì chúng ta muốn theo một đám người rơi vào một hồ lửa lỏng mà chúng ta không thể nhìn thấy không? Hay chúng ta sẽ tự điều chỉnh mình với sự chính trực và kiến lập một Thiên Quốc đang nằm im trong tất cả chúng ta?

Nghệ thuật có một khả năng đáng kinh ngạc là chỉ ra những gì không thể nhìn thấy để chúng ta có thể hỏi:

"Điều này có ý nghĩa gì đối với mình và đối với tất cả những người nhìn thấy nó?";

"Nó đã ảnh hưởng như thế nào đến quá khứ và nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến tương lai?";

"Nó gợi ý gì về trải nghiệm con người?".

Đây là một số câu hỏi mà chúng cần tìm tòi và giải đáp.

Về tác giả: Eric Bess là một họa sĩ thực tiễn tiêu biểu. Anh hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (IDSVA).

Hoàng Mai
Theo Eric Bess - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc chiến chính - tà, tìm lại Thiên Đường đã mất