Cuộc gặp gỡ bất ngờ của một tiến sĩ vô Thần với người sống từ 2500 trước [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tục truyền, vị quốc vương lúc bấy giờ là A-xà-thế (Ajatashatru) nghe tin Đại Ca Diếp nhập diệt, đã vô cùng đau buồn, đã đến đây để bày tỏ lòng kính trọng đối với di hài của tôn giả Ca Diếp. Ba đỉnh núi Kê Túc tự nhiên nứt ra, giống hình hoa sen. Vua A-xà-thế thấy Ca Diếp đang nhập định, thân phủ đầy hoa thiêng trên trời, uy nghiêm vô cùng. Sau khi rời đi, đỉnh núi tự nhiên đóng lại.

Vào một buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sĩ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.

Một tiến sĩ vừa bước xuống chiếc xe hơi phát hiện ra tình huống này, ông cảm thấy rất quen, liền bước lên mấy bước nhìn kỹ, bất giác buột miệng nói: “Ông là tiến sỹ Beckson phải không? Đã nhiều năm không gặp! 5 năm trước, sau khi ông công bố ‘Triết học tân luận’ thì từ đó chúng ta không gặp lại nữa”.

Người có dáng vẻ hòa thượng Ấn Độ nói: “Vâng, tôi là Beckson, ở Ấn Độ mấy năm, đã có được khai mở rất lớn”.

Tiến sĩ Madison nói: “Tốt quá, hôm nay mở hội nghị thường niên giới học thuật, rất nhiều bạn bè cũ cũng tham dự, ông đến gặp mặt mọi người chút đi”.

Thế là hai người bước về phía hội trường.

Hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng tham dự hội nghị, toàn là bạn bè của Beckson, bỗng chốc vui mừng náo động cả hội trường.

Hơn 100 nhân sĩ nổi tiếng tham dự hội nghị, toàn là bạn bè của Beckson, bỗng chốc vui mừng náo động cả hội trường. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Tiến sĩ Jim Saporte phấn khích đề nghị: “Không ngờ bỗng nhiên được gặp lại tiến sỹ Beckson đã mất tích nhiều năm nay, nhất là nhìn thấy ông trong trang phục này, dường như đi ngược lại với quan điểm học thuật của ông mấy năm trước. Tôi đoán mọi người rất muốn được biết những thay đổi của ông mấy năm nay, vậy mời ông kể cho chúng ta tình hình sau thời gian mất tích”.

Mọi người vỗ tay tán thành.

Beckson đã kể lại câu chuyện “mất tích" của mình như sau:

Xin cảm ơn quý vị quan tâm. Tôi đến Ấn Độ là với mục đích đi du lịch. Tôi du lãm vào sâu núi Linh Thứu, Thánh địa Phật giáo, gặp một cụ già hiền từ. Cụ già nói với tôi: “Người Âu Mỹ các ông vô cùng kiêu ngạo tự đại, không coi ai ra gì, tự cho mình là dân tộc thượng đẳng, coi những người phương Đông chúng tôi như dân hạ đẳng chưa được khai hóa văn minh. Thực ra các ông sai rồi, chúng tôi có kho báu tinh thần khai mở trí huệ nhân loại vô hạn. Tôi có thể dẫn ông đến một nơi để ông mở rộng tầm mắt, thì mới biết thế nào là hư giả và chân thực”.

Tôi theo cụ già băng rừng vượt núi đến một nơi. Lúc mới đến có thể thấy một tia sáng nhạt, đi khoảng 1 dặm, cửa động bỗng rộng mở sáng bừng. Ra khỏi cửa động, giống như đến một thế giới khác, hoa tươi khắp mọi nơi, từng làn hương thơm bay thấu vào trong lồng ngực, khiến cho chúng ta cảm giác tinh thần tâm hồn khoáng đạt vui vẻ. Ở nơi sâu trong rừng rậm, thấp thoáng lộ ra kiến trúc cổ bằng đá cẩm thạch.

Cụ già dẫn tôi đến một nơi cất giữ sách, có mấy gian nhà lớn. Những sách đó có luận thiên văn, địa lý, toán học, có sách suy luận logic, có sách luận Thiên Địa Nhân, tạo hóa vạn vật, có sách luận thần thức sinh diệt biến hóa, linh tính trường tồn bất diệt, nhưng nhiều nhất là thư tịch tôn giáo, đặc biệt Phật giáo là nhiều nhất. Cụ già nói: “Nếu ông muốn, có thể sống ở đây một thời gian, mỗi ngày 3 bữa do tôi cung cấp, chỉ có điều là đồ chay”.

Cụ già dẫn tôi đến một nơi cất giữ sách, có mấy gian nhà lớn. Những sách đó có luận thiên văn, địa lý, toán học, có sách suy luận logic,... (Ảnh: Pixabay)

Tôi đã ở đó hơn 1 năm, cứ luôn hỏi họ tên cụ, cụ già dù thế nào đi nữa cũng không muốn nói. Đến khi tôi từ biệt, cụ già nói: “Nếu những thư tịch này ông cảm thấy có lợi ích, vậy thì đề nghị ông hãy hết sức thực hành. Rồi ông đến trước Chùa Vàng ở Yangon Myanmar tự hứa nguyện, mặc trang phục sa môn, thực hành sa môn hạnh, trở thành đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta sẽ có cơ hội tương ngộ”.

Cụ già tiễn tôi xuống lưng chừng núi, tôi cúi người hái một đóa hoa rừng hiếm thấy, khi tôi ngẩng đầu nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Tôi kinh ngạc, cụ già đó nhất định là đệ tử Phật giáo có đạo hạnh rất cao thâm. Tôi quay ngược lại đi tìm tịnh xá mà tôi đã ở hơn 1 năm qua, nó cũng biến mất.

Thế là tôi đi đến Myanmar, đến Chùa Vàng, tôi đi vòng quanh mấy vòng lễ bái xong, tôi quỳ trước tháp, thầm cầu nguyện rằng: “Con là Beckson, từ ngày hôm nay con quyết tâm quy y Phật’. Rồi tôi lại đến một ngôi chùa lớn khác ở Yangon, bái một vị trưởng lão làm thầy, xin ông cạo đầu xuống tóc cho tôi, dạy tôi giới luật, học tập thiền định. Khoảng 1 năm tôi lại thọ đại giới Tỳ kheo. Một hôm, khi tôi nhập định thì thấy cụ già hiền từ đó. Tôi hỏi cụ Pháp hiệu, lúc đó cụ mới bảo tôi rằng, cụ là Tôn giả Ca Diếp, đại đệ tử của Đức Phật”.

Hôm nay tôi lại trở lại nước Anh, muốn đi các nước châu Âu hoằng dương Phật Pháp. Sau này các vị đừng gọi tôi là tiến sĩ nữa, hãy gọi tôi là tỳ kheo Beckson.

Tôn giả Ca Diếp nhập định 2500 năm để thực hiện phó thác của Phật Thích Ca

Trong Phật giáo lưu truyền một câu chuyện, vị đệ tử đầu tiên trong mười đại đệ tử của Đức Phật, Ma Ha Ca Diếp, còn gọi là Đại Ca Diếp, vẫn còn sống cho đến ngày nay, ông đã được Phật Thích Ca phó thác để giao lại hai thứ cho một người vào thời nay.

Vị đệ tử đầu tiên trong mười đại đệ tử của Đức Phật, Ma Ha Ca Diếp, còn gọi là Đại Ca Diếp, vẫn còn sống cho đến ngày nay. (Ảnh: Pixabay)

Tương truyền, khi Đại Ca Diếp sống đến hơn trăm tuổi, cảm thấy chán ghét cuộc sống nhân thế nên đã đến Kê Túc Sơn (ngọn núi có ba đỉnh đứng tựa như chân gà) ở Bách Lý Đa, phía tây nam thành Vương Xá. Ông ngồi trên bồn địa giữa các đỉnh núi mà nói rằng: Ta sử dụng pháp lực thần thông để giữ cho thân thể bất hoại, mặc lên quần áo dính đầy phân (ám chỉ quần áo mà không ai muốn mặc). Đợi đến sau này, khi Phật Di Lặc hạ thế, sẽ giao lại áo cà sa sợi vàng và bình bát cho Ngài, và hiệp trợ ngài giáo hóa chúng sinh.

Tục truyền, vị quốc vương lúc bấy giờ là A-xà-thế (Ajatashatru) nghe tin Đại Ca Diếp nhập diệt, đã vô cùng đau buồn, đã đến đây để bày tỏ lòng kính trọng đối với di hài của tôn giả Ca Diếp. Ba đỉnh núi Kê Túc tự nhiên nứt ra, giống hình hoa sen. Vua A-xà-thế thấy Ca Diếp đang nhập định, thân phủ đầy hoa thiêng trên trời, uy nghiêm vô cùng. Sau khi rời đi, đỉnh núi tự nhiên đóng lại.

Theo kinh điển ban đầu ghi chép, tôn giả Đại Ca Diếp vẫn còn ở trong núi Kê Túc, ông phải bảo vệ y bát của Phật Đà và chờ đợi Phật Di Lặc đản sinh ở thế giới Ta Bà truyền lại y bát cho Ngài.

Hoa Thủ Môn là một vách đá tự nhiên ở phía tây nam của Thiên Trụ Phong, một đỉnh của Kê Túc Sơn. Hoa Thủ Môn cao 40 mét, rộng 20 mét, ở giữa có một khe nứt dọc, chia vách đá làm hai. Đường nối giữa của Hoa Thủ Môn được treo bằng những viên đá có khoảng cách gần bằng nhau, gọi là "Khoá đá", viền và mi cửa có thể phân biệt rõ ràng, giống như một cánh cửa bằng đá sống động. Theo truyền thuyết, Đại Ca Diếp ở trong cánh cửa đá này đả tọa nhập định.

Theo kinh Phật, "Vạn Vương chi Vương" vào thời mạt thế sẽ lấy Phật hiệu Di Lặc để cứu độ chúng sinh, Pháp Luân Thánh Vương là Pháp hiệu của “Vương của vạn vương" khi hạ xuống Pháp giới (Thế gian gọi là Chuyển Luân Thánh Vương), cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đệ tử của ông rằng: Pháp Luân Thánh Vương cũng xưng là Di Lặc.

Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tiên đoán rằng trong thời kỳ mạt pháp, Phật pháp của Ngài không còn cứu độ được con người nữa, trong tương lai, Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) sẽ hạ thế chính pháp, và truyền bá, hồng truyền một pháp môn tu luyện xưa nay chưa từng có.

Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) sẽ hạ thế chính pháp, và truyền bá, hồng truyền một pháp môn tu luyện xưa nay chưa từng có.

Kỳ thật, không chỉ trong Phật giáo mới thuyết rằng 2500 năm sau (thời này) vị Phật tương lai sẽ hạ thế, Lưu Bá Ôn vào thời Minh của Trung Quốc, cũng đã tiên đoán về sự ra đời của Phật Di Lặc và mô tả về sự xuất hiện của Phật Di Lặc.

"Thiêu Bính Ca" ghi lại cuộc đối thoại giữa Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn về vận mệnh quốc gia, trong đó nói chuẩn xác về những sự kiện hơn 600 năm lịch sử sau này: "Thổ mộc chi biến", "hoạn quan loạn chính", "Thanh quân nhập quan", "Khang Càn thịnh thế", "thời Mạt Thanh và Trung Hoa Dân Quốc ". Lưu Bá Ôn cảm thấy đã nói rất nhiều điều về tương lai cho Hoàng đế Chu Nguyên Chương rồi, không thể nói thêm nữa, thiên cơ bất khả lộ. Nhưng Chu Nguyên Chương vẫn không can tâm với sự diệt vong của Đại Thanh, và muốn biết nhiều chuyện hơn sau thời nhà Thanh. Lưu Bá Ôn bị hoàng đế yêu cầu không có cách nào chối, nên đã tiết lộ ra thiên cơ còn lớn hơn trong tương lai. Ông có nói: Khi thiên cơ đã được tiết lộ, chân tướng đại hiển thì tỉnh cũng đã trễ. Thế nhân nên liễu giải chân tướng trước khi quá muộn.

Hoàng đế hỏi: "Ai sẽ truyền đạo thời mạt hậu?"

Ôn nói, có thơ làm chứng:

“Không tướng tăng cũng chẳng tướng Phật,
đầu đội mũ lông cừu bốn lạng,
Chân Phật không ở trong tự viện,
ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”.

Hoàng đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”

Ôn nói: “Nghe thần nói đây: Tương lai giáo chủ hạ phàm, không vào phủ tể tướng hoặc làm quan viên, không làm thái tử trong hoàng cung, không ở tu viện và đạo quán, mà sinh trong ngôi nhà cỏ bần hàn, rải vàng khắp Yến Nam Triệu Bắc”.

Hoàng đế nói: “Sau khi nhà Thanh chấm dứt sẽ thế nào, ông nói rõ hơn đi, cho hậu nhân thấy”.

Ôn nói:“Thần không dám nói hết lời. Hải vận chưa mở thì là Đại Thanh, hải vận mở rồi động đao binh, nếu như vận vận trùng khai, chắc chắn là lão thủy trở về kinh đô”.

Hoàng đế hỏi: “Lão thủy còn có chuyện gì không?”.

Ôn nói: “Có có có. Các đạo sẽ đi vào tu hành, lớn biến nhỏ, già chuyển thành trẻ, hòa thượng muốn kết đôi với giai nhân, thật nực cười, đúng là nực cười, thời phụ nữ gả cho tăng sĩ sẽ đến”.

Hoàng đế nói: “Vì sao mà ông nói chữ đạo?”.

Ôn nói: “Thượng mạc hậu thời niên, vạn tổ hạ giới, ngàn Phật giáng phàm, ở khắp vũ trụ, cả đoàn A Hàm, Bồ Tát khắp bầu trời, khó thoát kiếp này. Phật tương lai sẽ xuống truyền đạo, chư Phật chư tổ trên trời dưới đất, không gặp con đường kim tuyến thì khó tránh kiếp này, bị tước mất quả vị, sau này Phật Di Lặc phong tỏa hết 81 kiếp”.

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Chuyển Luân Thánh Vương có 32 tướng, thất bảo, không dùng vũ lực mà dùng chính nghĩa để chuyển động bánh xe chính pháp, ngày hoa Ưu đàm bà la nở tại nhân gian, chính là lúc Pháp Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp độ nhân.

Ngày hoa Ưu đàm bà la nở tại nhân gian, chính là lúc Pháp Luân Thánh Vương hạ thế truyền Pháp độ nhân. Ngày nay, hoa Ưu Đàm đã khai nở khắp nơi. (Ảnh: Tổng hợp)

Trong quyển bốn phần thượng của cuốn “Pháp Hoa Văn Cú” viết rằng: “Ưu Đàm hoa giả, thử ngôn linh thụy. Tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc Kim Luân Vương xuất” (Hoa Ưu Đàm là loài hoa kỳ diệu mang đến sự may mắn. Ba nghìn năm mới xuất hiện một lần, khi loài hoa này xuất hiện sẽ báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã tới thế gian).

Trong “Tuệ Lâm âm nghĩa”, quyền 8, có nói rằng: “Hoa Ưu Đàm, là tiếng Phạn cổ dịch sai và giản lược. Tiếng Phạn là Chính Vân Ô Đàm Bạt La, là đám mây linh diệu mang lại điềm lành, là hoa của trời. Trên thế gian không có loài hoa này. Nếu Như Lai hạ thế chuyển sinh, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ xuất hiện tại thế gian, dùng đại phúc và uy đức của Ngài cảm hóa loài hoa này xuất hiện.”

Ngày nay, hoa Ưu đàm bà la đang đua nhau nở trên khắp thế gian. Đại Ca Diếp đã nhập định ở Thạch Mộ tại Hoa Thủ Sơn 2500 năm có lẽ cũng đã biết, có lẽ ông cũng sẽ tìm được đến vị Phật tương lai, chuyển lại cho Ngài y bát của Phật Thích Ca Mâu Ni, hoàn thành sứ mệnh ngồi chờ 2500 năm.

Lam Sơn
(t/h)

 



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc gặp gỡ bất ngờ của một tiến sĩ vô Thần với người sống từ 2500 trước [Radio]