Cuộc tìm kiếm một hành tinh bị nổ tung trong hệ mặt trời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hệ Mặt trời vẫn còn quá nhiều bí ẩn, từ nghiên cứu khoa học, cho đến các truyền thuyết cổ, cho đến công năng đặc dị, đều xác nhận là có hành tinh số 5 nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, nhưng hiện đã bị mất tích. Các nhà nghiên cứu đứng tại các góc độ khác nhau, đưa ra các giả thuyết khác nhau.

Hành tinh số 5 thất lạc

Nhà thiên văn học người Đức của thế kỷ XVIII Johann Daniel Titius là một thiên tài. Ông đã sử dụng một chiếc kính thiên văn thô sơ để đưa ra những kết luận sâu sắc.

Ông nói rằng quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời tuân theo quy luật toán học. Đó là một dãy số mà số sau gấp đôi số trước. Sau đó, thêm bốn vào mỗi số và chia cho 10 để nhận được kết quả a - là khoảng cách từ các hành tinh trong hệ mặt trời đến mặt trời. Đây được gọi là định luật Titius Bode: a = (n + 4) / 10, trong đó n = 0, 3, 6, 12, 24, 48, 96, 192, 384... Ngoại trừ số 0, khi n≥3, quy luật của dãy số này là số sau lớn gấp đôi số trước.

Khoảng cách thực từ hành tinh đến mặt trời Khoảng cách tính theo định luật Titius Bode (a)
Sao Thuỷ 0.39 0.4
Sao Kim 0.72 0.7
Trái đất 1.00 1.0
Sao Hoả 1.52 1.6
??? 2.8
Sao Mộc 5.20 5.2
Sao Thổ 9.58 10.0
Sao Thiên Vương 19.18 19.6
Sao Hải Vương 30.06 38.8

Theo bảng trên, có thể thấy ngoại trừ sao Hải Vương thì mức độ trùng hợp của hai cách tính khá cao.

Nhưng điều khiến Titius bối rối là theo tính toán của ông thì nên có một hành tinh khác nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, nghĩa là đánh số từ Sao Thủy theo hướng xa mặt trời, lẽ ra phải có một hành tinh thứ 5 ở đây.

Nhưng Titus không thể tìm thấy nó.

Nhà khoa học người Đức Johann Daniel Titius (Ảnh: Wikipedia)
Nhà thiên văn học người Đức Johann Daniel Titius (Ảnh: Wikipedia)

Lúc này, đồng nghiệp của ông, một nhà thiên văn học người Đức khác, Olbers, xuất hiện và nói chắc nịch với Titius rằng ông ủng hộ quan điểm của Titius.

Hành tinh thứ năm đã tồn tại, nhưng nó đã biến mất. Vậy nó đã đi đâu?

Nó đã bị nổ thành tiểu hành tinh. Olbers đã phát hiện ra Vesta trong vành đai tiểu hành tinh, nó là tiểu hành tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt trời với đường kính 525 km. Oblers đã đặt tên cho hành tinh thứ năm trong vành đai tiểu hành tinh là Phaethon. Đây là một nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp, là con trai của Thần mặt trời Helios trong Thần thoại Hy Lạp. Một ngày nọ, Phaethon cưỡi cỗ xe mặt trời của cha mình, kết quả vừa lên xe đã mất kiểm soát.

Nhìn thấy vô số người sẽ phải gặp nạn, Thần Zeus, chúa tể của các vị Thần, đã đưa ra quyết định dứt khoát, và một trận sấm sét lớn đã kết liễu sinh mệnh của Phaethon.

Dưới con mắt của nhà thiên văn học Olbers, chính trận sấm sét khổng lồ của Thần Zeus đã biến Phaethon thành vô số tiểu hành tinh.

Suy luận của Olbers về sự tồn tại của một hành tinh bị vỡ vụn Phaeton trong hệ mặt trời đã được vô số nhà thiên văn ủng hộ trong hơn 200 năm.

Bước sang thiên niên kỷ, nhà thiên văn học Tom Van Flandern đã viết hai bài báo, thảo luận về những lý do khác nhau có thể khiến hành tinh Phaeton phát nổ, chẳng hạn như lý thuyết hạch hạt nhân mất khống chế, lý thuyết chuyển pha mật độ phát sinh khi các hành tinh nguội đi, hoặc lõi liên tục hấp thụ các hạt lực hút khiến nó quá nóng và phát nổ,… Tóm lại, khả năng hành tinh Phaethon từng tồn tại là rất lớn.

Nguyên nhân gì khiến hành tinh Phaethon nổ tung? Các nhà khoa học không đưa ra được lý do. Tuy nhiên lại có người có thể giải thích, có lý thuyết khác, chỉ có điều nó không khoa học lắm.

Di dân Thái dương hệ cổ xưa

Năm 2002 một cuốn sách có tên Blue Blood True Blood được xuất bản của tác giả người Mỹ tên là Swerdlow.

Ông nói rằng, thực sự có một hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Ông không phải qua quan sát hay tính toán mà biết được điều này. Swerdlow tuyên bố mình là một nhà ngoại cảm. Ông nói rằng bản thân và nhiều nhà ngoại cảm khác đã tận mắt chứng kiến ​​lịch sử của hành tinh này. Họ thông qua công năng dao thị, xuyên việt thời không và nhìn thấy.

Tác giả Swerdlow của cuốn Blue Blood True Blood (Ảnh: chụp màn hình video)
Tác giả Swerdlow của cuốn Blue Blood True Blood (Ảnh: chụp màn hình video)

Để chứng minh những gì mình nói, Swerdlow đưa ra bằng chứng rằng, nội dung trong cuốn sách của ông chủ yếu là từ Dự án Montauk.

Dự án Montauk là một loạt các thử nghiệm do quân đội Mỹ tiến hành tại căn cứ quân sự Montauk trên Long Island, New York trong những năm 1970 và 1980. Các dự án thử nghiệm được cho là bao gồm tăng cường công năng đặc dị của nhà ngoại cảm, khám phá đường hầm thời gian và thí nghiệm du hành thời gian, kiểm soát tâm trí và thậm chí hợp tác với người ngoài hành tinh để có được công nghệ mới…

Dự án Montauk này cũng như thí nghiệm Philadelphia, gây khá nhiều tranh cãi, là chủ đề nóng. Về sự tồn tại của dự án này, quan chức Mỹ không thừa nhận cũng không phủ nhận. Nhưng trong sách Swerdlow đã đặt cho Phaethon một cái tên khác là Maldek.

Ông nói rằng từ rất lâu rồi, rất lâu rồi các hành tinh trong hệ mặt trời phân bố như sau. Vào thời điểm đó, còn chưa có sao Kim, khoảng cách tới mặt trời từ gần đến xa nhất, sao Thủy là lớn nhất. Trái đất là hành tinh thứ hai, sao Hỏa là hành tinh lớn thứ 3. Maldek là hành tinh thứ tư, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Khi đó, diện tích đất liền trên trái đất còn rất nhỏ, đa số là đại dương, ngoại trừ một số loài lưỡng cư không có sinh mệnh với trí tuệ thông minh. Còn sao Hỏa và Maldek tương đối gần với điều kiện của trái đất ngày nay, khí hậu ôn hòa và dễ chịu, phù hợp cho con người cư trú. Hệ Ngân Hà lúc đó có một nền văn minh hùng mạnh với người khai sáng là người Lyran.

Hệ Ngân Hà lúc đó có một nền văn minh hùng mạnh với người khai sáng là người Lyran (Ảnh: Chụp màn hình video)
Hệ Ngân Hà lúc đó có một nền văn minh hùng mạnh với người khai sáng là người Lyran (Ảnh: Chụp màn hình video)

Trong đầu họ không có khái niệm về chiến tranh và xâm lược. Bề ngoài của họ là tóc vàng và mắt xanh, giống người Viking Bắc Âu. Thực ra người Lyran ban đầu không có thân thể vật chất. Nhưng sau này do bị cám dỗ bởi sinh mệnh từ thời gian và không gian cổ xưa khác và bắt đầu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào cơ thể vật chất, và cuối cùng tôi bị mắc kẹt trong thân thể. Do đó, họ phải phát triển nhiều kỹ thuật khác nhau để hỗ trợ nhu cầu của cơ thể. Điều tệ hơn nữa là do có thân thể nên đã thay đổi phương thức tư duy của họ.

Khi đó họ phải đối mặt với một thử thách nghiêm trọng. Một nhóm sinh mệnh ở thời không rất xa trong chòm sao Draco đã tạo ra nòi bò sát hay còn gọi là người thằn lằn (Reptilian). Tuy người thằn lằn có bề ngoài không ưa nhìn, nhưng chúng có một ưu điểm là DNA của rất ổn định, và không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Đồng thời chúng cũng khá hiếu chiến, thích điều khiển và cướp giật. Chúng nhanh chóng tạo ra đế quốc rồng tại Draco.

Với những thành tựu này, người thằn lằn bắt đầu tự coi mình là chủng tộc giỏi nhất trong thiên hà. Vì vậy, chúng để mắt tới những nơi khác trong thiên hà và ngay sau đó một cuộc chiến nổ ra trong thiên hà. Nhưng nói chính xác hơn đó là cuộc chiến một phía, những người thằn lằn đã quét sạch các chủng tộc khác, họ dễ dàng đánh bại những người Lyran vốn chưa bao giờ có khái niệm về chiến tranh. Những người Lyran bại trận di cư sang hành tinh khác.Hai chủng tộc Lyra đã lần lượt đến sao Hỏa và hành tinh Maldek trong hệ Mặt trời.

Những người Lyran trên hai hành tinh này bắt đầu phát triển các trường phái văn minh khác nhau. Những người Lyran ở sao Hỏa vẫn bảo trì bản tính hòa bình, nhưng họ đã đúc kết những bài học của lịch sử, và xây dựng một nơi trú ẩn an toàn khổng lồ thời chiến dưới lòng đất trên sao Hỏa. Đó là nơi lánh nạn.

Nhưng người Lyran ở Maldek thì khác, họ tổng kết những bài học của lịch sử từ một góc độ khác. Họ bắt đầu phát triển cỗ máy chiến tranh của riêng mình, và trở thành một phe chiến tranh. Vì quan điểm khác nhau, hai nhóm người Lyran này bắt đầu không ưa nhau.

Khi đó những người thằn lằn đang âm thầm theo dõi, đã quyết định nhân cơ hội này để giết người Lyran. Và nhân đó, các thế lực bò sát cũng bành trướng thế lực khắp hệ Mặt trời. Người thằn lằn đã mua một công nghệ có thể tạo ra lỗ sâu trong vũ trụ từ những người Sirius có công nghệ tiên tiến nhất.

Người thằn lằn đã mua một công nghệ có thể tạo ra lỗ sâu trong vũ trụ (Ảnh: pexel)
Người thằn lằn đã mua một công nghệ có thể tạo ra lỗ sâu trong vũ trụ, đưa một hành tinh băng khổng lồ trực tiếp vào hệ Mặt trời để đâm thẳng tới sao Hoả và sao Maldek (Ảnh: pexel)

Nó giống như việc mở một cánh cổng, và sau đó đưa một hành tinh băng khổng lồ trực tiếp vào hệ Mặt trời thông qua cổng này, mục đích là đâm thẳng tới sao Hoả và sao Maldek. Nhưng vì người thằn lằn không giỏi toán học nên tính toán quỹ đạo sai. Hành tinh băng này mang theo binh đoàn người thằn lằn tiến thẳng đến Maldek.

Trước sự uy hiếp của người thằn lằn, người Lyran ở sao Hỏa đều trốn trong hầm trú ẩn đã được xây dựng từ trước dưới lòng đất. Nhưng người Lyran ở Maldek lại hoảng sợ. Họ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Với sự giúp đỡ của những người đồng bào Lyran ở trên sao Hỏa, một số người Lyran ở Maldek đã bay đến sao Hỏa để trú ẩn.

Số còn lại đã ở lại Maldek chống chọi với kẻ thù. Hành tinh Maldek quá nhỏ so với một hành tinh băng khổng lồ lớn gấp hàng chục lần lao tới. Khi còn chưa xảy ra va chạm, dưới áp suất cực lớn, Maldek lập tức phát nổ, và các mảnh vỡ của vụ nổ đã tạo thành vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc ngày nay.

Hành tinh băng khổng lồ tiếp tục lao mạnh về phía hệ Mặt trời, khi chúng đi qua Trái đất ở cự ly gần, đã làm thay đổi môi trường Trái đất vô tình tạo ra tỷ lệ nước và lục địa thích hợp có thể sinh sống được. Khối băng khổng lồ cuối cùng bị Mặt trời giữ lại và quỹ đạo của nó ổn định, và lõi của nó trở thành sao Kim ngày nay. Đội quân người thằn lằn cũng có lúc kinh hãi, sau mới phát hiện vẫn còn sống sót và đã xây dựng một nền văn minh trên sao Kim.

Tuy nhiên, bầu khí quyển của sao Hỏa đã bị phá hủy khi khối băng khổng lồ tiến gần, và bề mặt không còn sinh sống được nữa, nên người Lyran trên sao Hỏa phải ở lại thành phố dưới lòng đất mãi mãi.

Cuộc chiến này có thể nói là không bên nào có lợi, hành tinh Maldek đã bị phá hủy. Môi trường của Trái đất vô tình đã trở thành nơi sinh sống của con người. Người từ hành tinh khác bắt đầu di cư tới trái đất, khiến cho trái đất trở nên phồn vinh, còn Mặt trăng là con tàu vũ trụ mà những người nhập cư đã chế tạo.

Đó là câu chuyện Swerdlow kể về Phaethon Hành tinh bị mất Phaethon chính là Maldek trong câu chuyện của ông.

Từ câu chuyện tưởng tượng, quay lại về khoa học, tất nhiên, cũng có những nhà thiên văn học không tán đồng về sự tồn tại của Phaeton.

Nhà thiên văn học Moskovitz của MIT (Massachusetts Institute of Technology) cho rằng bởi vì sao Mộc tồn tại, vị trí vành đai tiểu hành tinh chưa bao giờ xuất hiện hành tinh thực sự. Ông đã đưa ra những suy luận sau đây.

Giả thuyết sao Mộc bắt nạt

Trong giả thuyết tinh vân kinh điển về sự hình thành của hệ Mặt trời nói rằng, quá trình hình thành Mặt trời và các hành tinh là một quá trình tích tụ chậm. Ở vị trí này trong vành đai tiểu hành tinh, vật chất mà nó chứa thực sự đủ để hình thành hai đến ba hành tinh tương tự như trái đất, và vành đai tiểu hành tinh cũng đang trong quá trình hình thành các hành tinh nguyên thủy, có thể có 20-30 phôi hành tinh xếp chồng lên nhau.

Trong giả thuyết tinh vân kinh điển về sự hình thành của hệ Mặt trời nói rằng, quá trình hình thành Mặt trời và các hành tinh là một quá trình tích tụ chậm (Ảnh: chụp màn hình video)
Trong giả thuyết tinh vân kinh điển về sự hình thành của hệ Mặt trời nói rằng, quá trình hình thành Mặt trời và các hành tinh là một quá trình tích tụ chậm (Ảnh: chụp màn hình video)

Cơ hội để các hành tinh được sinh ra đã bị sao Mộc khổng lồ đánh bay. Moskovitz đưa ra hai lý do. Thứ nhất, cộng hưởng quỹ đạo do sao Mộc tạo ra đặc biệt mạnh trong vành đai tiểu hành tinh. Sự cộng hưởng này làm tăng tốc độ chuyển động của các vật thể trong vùng cộng hưởng. Do đó, tốc độ chuyển động của phôi hành tinh được tăng tốc. Các phôi va chạm với nhau ở tốc độ cao, và nổ vỡ tan tành, không thể kết dính với nhau để tạo thành các hành tinh nguyên thủy.

Lý do thứ hai là vì sao Mộc liên tục di chuyển gần về phía Mặt trời khi nó hình thành và trưởng thành. Hành động này sẽ đẩy một số hành tinh lớn đã được hình thành ra khỏi hệ Mặt trời, biến chúng thành các hành tinh lang thang.

Nói một cách đơn giản, Sao Mộc giống như bá vương trong hệ mặt trời, lúc nào cũng bắt nạt mọi người. Moskovitz nói rằng do hệ Mặt trời có sao Mộc, nên các thiên thể trong hệ Mặt trời ở quá gần nó đều không gặp may, sẽ bị sao Mộc ức hiếp, hoặc là bị đánh hoặc bị đuổi đi. Do đó, khó có khả năng tồn tại các thiên thể hành tinh như Phaethon hay Maldek ở vị trí vành đai tiểu hành tinh của hệ Mặt trời.

Nhưng cho dù đó là một vụ nổ hay sao Mộc bắt nạt, không có bằng chứng chắc chắn. Vì vậy, về việc hành tinh thứ năm từng tồn tại trong hệ Mặt trời, có người đã đưa ra giả thuyết thứ ba.

Giả thuyết hành tinh lang thang va chạm

Các nhà khảo cổ học thế kỷ 19 đã khai quật được sử thi sáng tạo của người Babylon cổ đại, tại địa điểm của thư viện Ashurbanipal ở Nineveh, thủ đô của Đế chế Assyria cổ đại. Đó là sử thi Enuma Elish.

Toàn bộ sử thi có khoảng 1.000 dòng, được khắc trên bảy tấm bia đất sét. Enuma Elish là là tiếng Akkadian cổ đại, ý nghĩa là ‘Bầu trời cao’. Sử thi ghi lại những thành tựu huy hoàng của vị Thần Marduk của người Assyria. Ông đã dẫn dắt các vị Thần mới đại diện cho trật tự mới, chiến đấu chống lại các thủy Thần cũ và quái vật do Yutiamat lãnh đạo.

Cuối cùng, quân của Thần Marduk đã chiến thắng và đối thủ Yutiamat đã bị giết trong trận chiến. Marduk đã sử dụng thân thể của Yutiamat để tạo ra trời, đất, mặt trời, mặt trăng và hai con sông quan trọng nhất ở đồng bằng Lưỡng Hà là Tigris và Euphrates.

Sitchin, tác giả của Biên niên sử Trái đất, có một cách giải thích rất độc đáo về Thần thoại sáng thế này. Ông tin rằng Thần Madruk có thể tương ứng với một hành tinh lang thang Nibiru và Yutiamat tương ứng với hành tinh thứ 5 đã biến mất trong hệ mặt trời. Chiến thắng của Marduk trước Yutiamat là một ghi chép cổ về sự thay đổi lớn trong hệ Mặt trời.

Sitchin, tác giả của Biên niên sử Trái đất (Ảnh: chụp màn hình video)
Sitchin, tác giả của Biên niên sử Trái đất (Ảnh: chụp màn hình video)

Tóm lại, dù là Phaeton hay Maldek hay Yutiamat, chúng đều đang ám chỉ hành tinh thứ 5 trong hệ Mặt trời từng tồn tại, và sau đó biến mất. Chỉ là mọi người ở các thời đại và nền văn minh khác nhau gọi nó theo cách khác nhau.

Vậy suy nghĩ của tác giả Sitchin có quá bay bổng không? Ông ấy thực sự có cơ sở. Bởi vì những người Babylon cổ đại thông thạo thiên văn, đặt tên các ngôi sao trên bầu trời ứng với các vị Thần mà họ tôn thờ. Mỗi ngôi sao có tên của một vị Thần. Trong sử thi Enuma Elish có mô tả về ánh sáng vì sao vị Thần Marduk.

Theo những ghi chép cổ xưa này, Sitchin tin rằng Yutiamat là hành tinh thứ 5 của hệ Mặt trời đã bị vỡ vụn. Theo giả thuyết của ông, thậm chí cả Trái đất cũng là một trong những mảnh vỡ của Hành tinh số 5. Có điều sức tưởng tượng của Sitchin quá lớn, quan điểm chủ đạo cho rằng có quá nhiều điều phải chứng minh.

Vì vậy ông bị coi là nguỵ khoa học. Nhưng về Trái đất và hành tinh bị hủy diệt số 5 có cùng nguồn gốc, những năm gần đây, đã được củng cố bởi một số bằng chứng mới được phát hiện.

Năm 2014, nhà thiên văn học Sarafian bất ngờ xuất bản một bài báo nói rằng thành phần đồng vị của nước trên trái đất rất giống Vesta trong vành đai tiểu hành tinh, nó rất giống với trái đất, từ độ tuổi và cấu trúc. Vì vậy, một số người suy đoán liệu trái đất và Vesta có chung nguồn gốc hay không, liệu có phải chúng đều đến từ hành tinh thứ 5 đã biến mất không?

Có vẻ như chúng ta sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi để làm sáng tỏ bí ẩn về Hành tinh số 5 bí ẩn. Kể từ khi tàu thăm dò Pioneer tiến vào vành đai tiểu hành tinh vào năm 1972, các tàu thăm dò vẫn tiếp tục đi vào thực địa, có thể một số bằng chứng bùng nổ sẽ được tiết lộ trong một tương lai không xa.

Minh An
Theo Wenzhaostudio



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc tìm kiếm một hành tinh bị nổ tung trong hệ mặt trời