Đại Đạo trị quốc (P-6): Ba báu vật trị quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lão Tử nói: "Cái thiện cao nhất như nước, nước thiện lợi cho vạn vật mà không tranh, ở chỗ mà mọi người đều không thích, do đó nó gần với Đạo". Đạo trị quốc cũng giống trị thủy, cần dựa trên cơ sở thuận theo Đạo, tức "thuận kỳ tự nhiên"...

Xem lại:
Đại Đạo trị quốc (Phần 5): Luận về khái niệm "Trung quốc"
Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - kỳ 1): Đạo gia trị quốc

Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển trị quốc trong lịch sử Trung Hoa, có thể chia đạo trị quốc thành ba tầng diện, quy nạp thành ba yếu tố trị quốc, đó là: Đạo, Thuật và Khí (công cụ), tạm gọi là ba báu vật trị quốc.

Ba báu vật trị quốc

Có thể nói, trong ba báu vật trị quốc thì Đạo là tâm pháp, Đạo có cội nguồn từ cơ chế tự vận hành nội tại của sinh mệnh, vô hình vô ảnh.

Thuật là thủ pháp, là biện pháp, phương pháp bên ngoài do con người tác động, nó hữu hình nhưng không có thực thể.

Khí (công cụ) là bộ máy nhà nước, là cơ cấu tổ chức hành chính bề mặt, hoàn toàn là thực thể.

Tâm pháp nội tại như đạo đức, nhân tâm... chính là thuộc về phạm vi của Đạo, nó ước thúc lời nói hành vi con người tự giác từ căn bản nhất.

Các thủ pháp bên ngoài như lễ, nhạc, hình pháp... đều thuộc về phạm vi của thuật, nó ở ngoài tầng diện của Đạo, dùng các biện pháp do con người tác động để quy phạm, ước thúc lời nói hành vi của con người.

Quân đội, cơ cấu chính phủ và bộ phận hành chính... đều thuộc về khí (công cụ), nó là cơ cấu thực thể bề mặt, hoàn toàn nằm ở cùng một tầng diện với xã hội nhân loại, có thể có tác dụng trực tiếp nhất đối với xã hội nhân loại, nó là để đảm bảo các biện pháp như pháp lệnh, chế độ... được thực thi đắc lực.

Quân đội, cơ cấu chính phủ và bộ phận hành chính... đều thuộc về khí (công cụ), nó là cơ cấu thực thể bề mặt, hoàn toàn nằm ở cùng một tầng diện với xã hội nhân loại, có thể có tác dụng trực tiếp nhất đối với xã hội nhân loại, nó là để đảm bảo các biện pháp như pháp lệnh, chế độ... được thực thi đắc lực.
Quân đội và cơ cấu chính phủ... đều thuộc về công cụ, có tác dụng trực tiếp nhất đối với xã hội, để đảm bảo các biện pháp như pháp lệnh, chế độ... được thực thi đắc lực. (Ảnh: Getty)

Có thể nói Đạo nằm ở tầng nền tảng nhất, là căn bản của hết thảy. Thuật nằm ở tầng giữa, phải xây dựng trên nền tảng của Đạo, đồng thời có thể dựa vào hình thể của khí (công cụ), để nó được thực thi và chấp hành. Khí là cơ cấu thực thể tầng bề mặt nhất, là hình thể của quốc gia, là công cụ thực thi chấp hành hết thảy thủ pháp trị quốc. Quan hệ của 3 yếu tố trị quốc này có thể khái quát là: Dựa vào Đạo để tạo thành thuật, dùng thuật để tạo lập khí.

Ba yếu tố này hoàn toàn nằm ở các tầng diện khác nhau, nhưng ảnh hưởng và liên hệ với nhau, giữa chúng tồn tại quan hệ cái này giảm thì cái kia tăng.

Hoàng Đạo dùng Đạo trị quốc, hoàn toàn thực thi "vô vi nhi trị", không dùng bất kỳ thủ pháp nào do con người tác động để can thiệp đến cuộc sống của người dân, cũng hoàn toàn không cần đến cơ cấu hành chính chính phủ. Do đó Đạo gia trị quốc chân chính thì chỉ có Đạo mà không nói đến thuật và khí. Đây là cảnh giới trị quốc cao nhất.

Đế Đạo thông qua ngộ Đạo mà lập đức, dùng đức trị quốc. Thời kỳ đầu sẽ phải mượn các biện pháp tác động của con người can thiệp, dẫn dắt người dân, để thiên hạ quy về tiêu chuẩn của đức, để thực hiện vô vi nhi trị hậu thiên. Do đó Đế Đạo trị quốc sẽ nhờ sự trợ giúp của thuật, hơn nữa cũng hình thành cơ cấu chính phủ khá đơn giản, có thể thi hành những pháp lệnh và chính sách cơ bản. Do đó Đế Đạo trị quốc lấy Đạo là chính; thuật, khí phụ trợ.

Vương Đạo dựa vào lễ nhạc trị quốc, thực thi nhân nghĩa, thưởng thiện phạt ác, bộ máy quốc gia được xây dựng đầy đủ. Do đó Vương Đạo trị quốc dựa vào Đạo, lấy thuật là chính và khí phụ trợ.

Bá Đạo mượn nhân nghĩa, thực chất là dùng biện pháp vũ lực chế phục thiên hạ, dựa vào bộ máy nhà nước lớn mạnh. Do đó Bá Đạo lấy khí (công cụ) là chính, dựa vào thuật và mượn danh Đạo.

Những quy luật và nội hàm hơn nữa về ba báu vật trị quốc sẽ được luận bàn cụ thể trong phần sau.

Bá Đạo mượn nhân nghĩa, thực chất là dùng biện pháp vũ lực chế phục thiên hạ, dựa vào bộ máy nhà nước lớn mạnh. Do đó Bá Đạo lấy khí (công cụ) là chính, dựa vào thuật và mượn danh Đạo.
Bá Đạo mượn nhân nghĩa, thực chất là dùng biện pháp vũ lực chế phục thiên hạ, dựa vào bộ máy nhà nước lớn mạnh. Do đó Bá Đạo lấy khí (công cụ) là chính, dựa vào thuật và mượn danh Đạo. (Ảnh: Shutterstock)

Phép tắc tràn

Trong ba báu vật trị quốc, giữa Đạo và thuật, khí có tồn tại quan hệ tràn. Đây là trọng tâm của sự phát triển đạo trị quốc.

Phép tắc tràn là gì? Lấy ví dụ: Nước vốn là hình thức nước ngầm, chảy trong các mạch ngầm, thuận theo đạo tự nhiên, tự động tuần hoàn và tịnh hóa ở trong các mạch nước ngầm, vô hình, không dấu vết, lặng lẽ làm lợi cho vạn vật. Khi mạch nước ngầm bị phá hoại, tắc nghẽn, không thu nhận và dung nạp được nhiều nước như trước thì phần nước ngầm tương ứng sẽ dần dần trồi lên mặt đất, ngập đất đai, trở thành tai hại. Lúc này cần phải học theo đạo tuần hoàn của nước ngầm, trên mặt đất cần mở sông ngòi ao hồ để dẫn phần nước tràn trở về với đạo của tự nhiên, tiếp tục tuần hoàn, tịnh hóa, làm lợi cho vạn vật trên mặt đất mà không tạo thành tai hại.

Cùng với việc môi trường tự nhiên không ngừng bị tàn phá và xấu đi, sông ngòi trên mặt đất cũng dần dần bị cản trở hoặc biến dòng, khiến nước tràn khỏi sông ngòi, ngập đất đai, tạo thành lũ lụt. Lúc này cần khơi dòng sông ngòi, đồng thời men theo dòng sông xây đắp đê điều, khiến nước sau khi tràn ra khỏi sông vẫn bị đê điều ngăn chặn, tiếp tục xuôi theo dòng sông chảy, tránh gây ra tai nạn. Cùng với mức độ tàn phá ngày càng nghiêm trọng, lũ lụt càng ngày càng lớn, đê điều cũng được xây dựng càng ngày càng cao…

Cùng cái lý như thế, thuở ban đầu nhân loại có tâm hồn thuần chân ngây thơ, thiên hạ tự nhiên vận hành trong Đạo, hài hòa và hoàn mỹ, giống như nước tự động vận hành ở các mạch ngầm. Cùng với sự phát triển của xã hội và ô nhiễm hậu thiên, tâm hồn nhân loại trở nên không còn thuần chân nữa, từ đó lệch khỏi Đại Đạo, sinh ra các loại tư tâm, tham dục, Đại Đạo không thể nào hoàn toàn chế ước cái tâm con người được nữa, sẽ xảy ra "tràn".

Giống như mạch nước bị phá hoại, nước ngầm tràn lên bề mặt. Bộ phận nhân loại "tràn" ra - thoát ly khỏi Đại Đạo, không chịu chế ước này sẽ đem lại tai nạn cho xã hội, thế là các loại tội phạm và chiến tranh bắt đầu xuất hiện trên diện tích lớn, sự tốt đẹp và hài hòa của xã hội nhân loại vì thế mà bị phá vỡ.

Bộ phận nhân loại "tràn" ra -  thoát ly khỏi Đại Đạo, không chịu chế ước này sẽ đem lại tai nạn cho xã hội, thế là các loại tội phạm và chiến tranh bắt đầu xuất hiện trên diện tích lớn, sự tốt đẹp và hài hòa của xã hội nhân loại vì thế mà bị phá vỡ. 
Bộ phận nhân loại "tràn" ra - thoát ly khỏi Đại Đạo, không chịu chế ước này sẽ đem lại tai nạn cho xã hội, thế là các loại tội phạm và chiến tranh bắt đầu xuất hiện trên diện tích lớn, sự tốt đẹp và hài hòa của xã hội nhân loại vì thế mà bị phá vỡ. (Ảnh: Getty)

Bởi lẽ đó, Đế từ trong trời đất mà tham ngộ ra Đại Đạo, đồng thời thuận theo Đại Đạo kiến lập ra đức để giáo hóa, quy phạm nhân tâm trong thiên hạ, tiến hành chế ước đối với bộ phận tràn ra, lệch ra khỏi Đạo kia, khiến xã hội lại quay trở lại hài hòa. Việc này giống như thuận theo Đạo tuần hoàn của nước ngầm, mở sông ngòi ao hồ trên mặt đất để chế ước nước tràn trên bề mặt đất vậy.

Cùng với việc tiếp tục phát triển và ô nhiễm nhân tâm xã hội, người dân lệch khỏi Đạo càng ngày càng xa. Thế là lại lần nữa sinh ra tràn, tạo thành các vấn đề và tệ nạn xã hội phức tạp. Và rồi Vương Đạo xuất hiện, vua dùng lễ nhạc giáo hóa, quy chính lời nói, hành vi của người dân, thực thi nhân nghĩa để chế ước bộ phận “tràn” ra khỏi đạo đức kia, khiến thiên hạ yên vui. Việc này giống như nước tràn ra khỏi sông ngòi thì phải khai thông dòng chảy, đồng thời xây dựng đê điều dọc theo sông.

Cùng với việc môi trường tự nhiên bị phá hoại ngày càng nghiêm trọng, nước lũ sẽ càng ngày càng lớn, sẽ có ngày thay đổi sông ngòi, phá vỡ đê, tạo thành tai nạn lớn. Lúc này thì người ta phải không ngừng gia cố, xây dựng đê điều cao hơn, thế là Bá Đạo xuất hiện…

Quá trình trị thủy này và quá trình trị quốc thực ra là như nhau, chúng cùng biểu đạt một phép tắc trọng tâm, chính là "phép tắc tràn".

Cũng có thể nói, khi cơ chế nội tầng không đủ để chế ước hoàn toàn tầng ấy thì sẽ sinh ra tràn. Nếu bộ phận tràn ra không chịu bất kỳ chế ước nào thì sẽ tạo thành tai nạn, do đó cần phải trên cơ sở cơ chế tầng nền tảng để xây dựng một cơ chế tầng bề ngoài, để chế ước bộ phận tràn ra, ngăn chặn sự phát triển mở rộng của tai nạn. Đây chính là phép tắc tràn.

Cùng với sự phát triển của quá trình này, sự hài hòa và cân bằng sẽ bị phá hoại càng ngày càng nghiêm trọng, thế tràn sẽ càng ngày càng điên cuồng, cuối cùng nhân loại chỉ có thể không ngừng tập trung nỗ lực vào cơ chế tầng bề ngoài nhất, không ngừng gia cường và hoàn thiện. Cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả là: hoặc là phát triển đến cơ chế bề ngoài nhất sẽ khiến tất cả mọi người bị vây khốn, đi đến con đường chết; hoặc là cơ chế bề mặt phải bị phá bỏ triệt để, tạo thành đại hủy diệt.

Quá trình này là quá trình của "Dịch", là quá trình luân hồi trong đại số mệnh thành trụ hoại diệt của vạn sự vạn vật của vũ trụ cũ. Vậy nhân loại cần biết làm thế nào để thoát khỏi kết cục này? Xin mời xem tiếp phần sau.

Cùng với sự phát triển của quá trình này, sự hài hòa và cân bằng sẽ bị phá hoại càng ngày càng nghiêm trọng, thế tràn sẽ càng ngày càng điên cuồng, cuối cùng nhân loại chỉ có thể không ngừng tập trung nỗ lực vào cơ chế tầng bề ngoài nhất, không ngừng gia cường và hoàn thiện. Cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả là: hoặc là phát triển đến cơ chế bề ngoài nhất sẽ khiến tất cả mọi người bị vây khốn, đi đến con đường chết; hoặc là cơ chế bề mặt phải bị phá bỏ triệt để, tạo thành đại hủy diệt.
...Cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả là: hoặc là phát triển đến cơ chế bề ngoài nhất sẽ khiến tất cả mọi người bị vây khốn, đi đến con đường chết; hoặc là cơ chế bề mặt phải bị phá bỏ triệt để, tạo thành đại hủy diệt. (Ảnh: Shutterstock)

Mượn thế thuận theo Đạo Trời

Câu chuyện Đại Vũ trị thủy nhiều người đều biết, ông thuận ứng với ngũ hành, thủy tính, dựa vào địa hình đã lựa chọn phương pháp dựa vào hình thế để dẫn dòng, khai thông dẫn nước, cuối cùng đã đưa nước lũ dẫn trở về với biển, hình thành tuần hoàn tự nhiên. Trải qua 13 năm, công cuộc trị thủy đã đại thành công.

Nhưng trước đó phụ thân của Vũ là Cổn trị thủy thì không làm như thế, ông đã dùng biện pháp bịt chặn trái với ngũ hành, thủy tính. Nước đến thì dùng đất lấp chặn, xây cao đê kè, kết quả thế nước ngày càng hung dữ, cuối cùng đã phá hủy đê kè dẫn đến lũ lụt diện tích lớn. Cổn trị thủy 9 năm, không đạt được bất kỳ công hiệu nào, trái lại còn đem lại tai hại vô cùng cho người dân.

Đây chính là hai phương pháp khác nhau sinh ra hiệu quả khác nhau: Một cách là thuận ứng với đặc tính nội tại tiên thiên của nước, thuận theo thế để dẫn dắt, khiến nước trở về với Đạo, tiêu trừ tai hại. Một cách là dựa vào sức mạnh bên ngoài, dùng các biện pháp do con người tác động đối kháng với bản tính tự thân của nước, kết quả gây ra tai hại càng lớn hơn.

Điều này đã nói rõ rằng: con người không thể hành động trái ngược với Đạo Trời, sức mạnh bên ngoài vĩnh viễn không thể thắng được cơ chế nội tầng, sức người vĩnh viễn không thể đối kháng được Đại Đạo, càng đi về cơ chế nội tầng thì năng lượng càng lớn mạnh. Thuận ứng với Đạo Trời chính là mượn sức mạnh của Đạo Trời, thay đổi tất cả từ căn bản. Do đó trị quốc ắt phải thuận ứng với Đạo Trời, mượn sức mạnh của Đạo thì mới có thể thành công, mới có thể thay đổi hết thảy từ căn bản. Còn nếu dựa vào sức mạnh bên ngoài để cưỡng ép thực hiện thì chỉ có thể thay đổi bề mặt, hơn nữa sẽ đem lại vấn đề nghiêm trọng hơn, dẫn đến diệt vong.

Trong truyện ngụ ngôn Ê-dốp, có một câu chuyện đã nói rõ điểm này rất sinh động: Một hôm Gió Bắc và Mặt Trời đọ sức, xem ai có thể khiến người trên mặt đất cởi y phục ra trước. Gió Bắc cậy mình có sức mạnh lớn, nên lấy hơi lấy sức nổi trận cuồng phong, muốn cưỡng ép giật y phục trên thân người ra. Nhưng gió càng lớn thì trái lại con người lại quấn y phục càng chặt, ôm càng chắc. Cuối cùng Gió Bắc thổi ngã cả con người mà y phục vẫn không thể nào bị thổi bay đi được, vẫn được quấn chặt trên thân con người.

Còn Mặt Trời chỉ mỉm cười, nhẹ nhàng tỏa sức nóng sưởi ấm trái đất. Mặt đất dần dần ấm lên, nhiệt độ dần dần tăng cao, con người cảm thấy nóng rồi, bèn lần lượt cởi từng chiếc áo ra.

Tuân theo Đạo Trời, thuận ứng với cơ chế nội tầng thì có thể khiến sinh mệnh tự nguyện thay đổi từ nội tầng, từ trong ra ngoài. Đó là cải biến triệt để căn bản nhất, đó cũng chính là mượn sức mạnh của Đạo. Ngược lại, nếu dùng sức mạnh bên ngoài để cưỡng chế thay đổi thì không động chạm đến nội tầng của sinh mệnh được, chỉ khiến nội tầng tràn ra càng ngày càng nghiêm trọng, cuối cùng ắt sẽ dẫn đến hủy diệt. Những cơ chế ở tầng diện khác nhau chỉ có thể được tác động bởi tầng diện sở tại của nó, cơ chế bên ngoài vĩnh viễn không thể chế ước được cơ chế nội tầng, mà cơ chế nội tầng lại có thể cải biến cơ chế bên ngoài từ căn bản và vi quan nhất.

Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đại Đạo trị quốc (P-6): Ba báu vật trị quốc