Đại dịch tấn công: Thiên nhân hợp nhất, phương pháp kỳ lạ tránh đại dịch 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nhân thế không có chuyện gì ngẫu nhiên, ôn dịch phát sinh, đều liên quan đến quy định của Thiên giới (định thời gian, định vị trí, định số lượng). Nhưng mà từ xưa đến nay Đông - Tây phương đều có những điển cố và ví dụ thực tế về việc dựa vào Thiên - nhân hợp nhất để chữa trị ôn dịch. Hy vọng thoát khỏi bệnh dịch có lẽ nằm ngay dưới chân của bạn.

Cho đến nay, virus viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) đã lây nhiễm cho hơn 117 triệu người trên toàn thế giới với hơn 2,61 triệu trường hợp tử vong. Các nhà số học cho biết, một lon Coca 330ml có thể chứa được tổng số hạt virus Corona mới hiện đang nằm rải rác trên thế giới, mấy ml virus lại có sức công phá khủng khiếp đến mức khoa học hiện đại chưa thể giải quyết được.

Tuy nhiên, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, đều có những điển cố và ví dụ thực tế về việc chữa khỏi bệnh dịch dựa trên "Thiên - nhân hợp nhất". Một số nhà sử học cho rằng, người xưa tin rằng ôn dịch có liên quan đến khí, vì vậy phương pháp trị bệnh của người xưa chính là đi thẳng vào vấn đề lấy chính khí trừ tà khí, từ đó khỏi bệnh. Cũng có nhà khoa học sử dụng DNA, vật lý học và sinh học lượng tử... để lý giải phương pháp trị ôn dịch "Thiên - nhân hợp nhất". Có lẽ công thức bí mật ở ngay dưới chân của bạn.

Bệnh dịch là do Thần tạo ra

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, mọi người thường tin rằng bệnh dịch là do Thần Ôn dịch mang đến, là một hình phạt đối với con người. Văn hóa phương Tây, chẳng hạn như "Kinh Thánh", cho rằng bệnh dịch là sự trừng phạt đối với "người phản bội Chúa".

Nhà sử học Tống Tử Phượng nói với phóng viên của tờ "Vision Times" rằng, ở cả phương Đông và phương Tây đều có những truyền thuyết về ôn dịch, cho rằng ôn dịch là do Thần gây ra.

Thần ôn dịch đang cầm gậy đập cửa một ngôi nhà. Với một vài cú đánh của Thần ôn dịch, một vài người trong gia đình này sẽ chết. Tranh "Thành La Mã bị bệnh dịch tấn công", do Delaunay, Pháp thực hiện năm 1869, được lưu giữ tại Bảo tàng Musée d’Orsay, Paris (Nguồn: Wikipedia / CC BY 4.0)
Thần ôn dịch đang cầm gậy đập cửa một ngôi nhà. Với một vài cú đánh của Thần ôn dịch, một vài người trong gia đình này sẽ chết. Tranh "Thành La Mã bị bệnh dịch tấn công", do Delaunay, Pháp thực hiện năm 1869, được lưu giữ tại Bảo tàng Musée d’Orsay, Paris (Nguồn: Wikipedia / CC BY 4.0)

Tống Tử Phượng đã đưa ra một ví dụ, chẳng hạn như trong thời kỳ đại ôn dịch ở La Mã cổ đại, khi cuộc đàn áp các tín đồ Cơ đốc xảy ra ở La Mã cổ đại. Vào thời điểm đó, có một vị Thánh đồ tên là Sebastian (256-288, 32 tuổi) bị bức hại đến chết. Sau khi Sebastian tử vì đạo, người ta nhìn thấy một cảnh tượng, đó là: “Sau đó một Thiên sứ thiện lương xuất hiện, ông chỉ huy một vị Thiên sứ ác trong tay cầm giáo đâm vào cửa các hộ gia đình, cửa bị đâm bao nhiêu lần, thì trong gia đình có bấy nhiêu người chết”. Những người chết đều là những người đã giúp hoàng đế La Mã Diocletian bức hại chính tín.

Bà cũng nói rằng, ở phương Đông càng có nhiều truyền thuyết về chủ đề này. Đặc biệt trong Đạo gia, có Ôn Thần, Ôn quỷ, Dịch quỷ... các loại thuyết pháp khác nhau. Hơn nữa còn rất chi tiết, không chỉ có ôn Thần, theo phương hướng Đông Tây Nam Bắc Trung, chia thành năm sứ giả ôn dịch, ngũ phương ôn quỷ, tất cả họ đều có danh tiếng.

Đại dịch có mắt, mắt Thần như điện, mọi sự tình trong nhân thế đều không xuất hiện ngẫu nhiên. Ôn dịch phát sinh, đều có quan hệ đến quy định của Thiên giới (định thời gian, định vị trí, định số lượng).

Trong sách cổ ghi chép rằng, Nguyên Thủy Thiên Tôn nhìn thấy bách tính nơi hạ giới lây nhiễm bệnh dịch, đau đớn thống khổ, thế là Thiên Tôn đã nói ra nguyên nhân xảy ra dịch bệnh: Con người trầm luân nơi thế gian, tâm địa âm ám, bất kính Thần linh, oán trời trách đất, hoàn toàn không có tâm kính ngưỡng, làm xằng làm bậy, tạo hạ tội nghiệp, dẫn tới lây nhiễm bệnh dịch và bị dịch bệnh làm thương tích. Nếu con người thành tâm kính Thần, đổi ác hành thiện, thành tâm cầu cứu Thần linh “cải tử hoàn sinh” thì Thần linh sẽ giúp giải bệnh trừ độc, theo đó dịch bệnh sẽ dừng lại.

92,4% các nhà khoa học vĩ đại tin vào Thần

Nhà khoa học vĩ đại Einstein.
Nhà khoa học vĩ đại Einstein. (Pixabay)

Một số người nói rằng họ chỉ tin vào khoa học chứ không tin vào mê tín dị đoan, trên thực tế, nhiều nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nhân loại như Einstein và Newton đều tin vào Chúa.

Nhiều năm trước, Liên Hiệp Quốc đã từng dùng phương pháp thăm dò Gallup để thực hiện một cuộc khảo sát nhằm điều tra xem 300 nhà khoa học nổi tiếng nhất trong 300 năm qua có tin vào Thần hay không.

Kết quả của cuộc khảo sát khiến mọi người kinh ngạc, trong số đó có 38 vị không thể tìm ra tín ngưỡng của họ, 262 nhà khoa học còn lại thì có 242 người tin vào Thần, chiếm 92,4%; chỉ có 20 người không tin, chiếm tổng số 7,6%.

Bên cạnh những nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử tin vào sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa, các nhà khoa học trên khắp thế giới tín Phật, tín Thần, tín Đạo cũng không phải hiếm thấy. Dưới con mắt của những nhà khoa học này, khoa học và tôn giáo không phải là bài xích lẫn nhau. Họ một mặt khám phá những bí ẩn của thế giới, mặt khác tín ngưỡng đối với những vị Thần vĩ đại.

Những ghi chép về việc chữa khỏi bệnh dịch ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại

Khi nói tới chủ đề chữa trị ôn dịch vào thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây, Tống Tử Phượng trước hết đưa ra quan điểm của mình về những hạn chế trong hiểu biết của y học hiện đại về dịch bệnh:

Theo y học hiện đại, dịch bệnh hay một số đại dịch về cơ bản là không thể chữa khỏi. Những đại ôn dịch trong lịch sử, từ đại ôn dịch ở La Mã cổ đại đến dịch cúm Tây Ban Nha hiện đại, không có bệnh dịch nào được con người chữa khỏi, và chúng đều tự biến mất. Ví dụ khác, bệnh SARS trong những năm gần đây, không phải được chữa khỏi, mà chính là tự biến mất. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay, cũng không có thuốc chuyên trị hoặc đặc hiệu. Bạn nói rằng bạn phát triển một loại vắc-xin, nhưng vắc-xin không phải là thuốc, chỉ có tác dụng phòng bệnh. Hơn nữa, tốc độ phát triển của vắc-xin còn kém xa so với tốc độ đột biến của virus Nói cách khác, kiến ​​thức y học mà chúng ta nắm giữ là rất hạn chế trong khả năng chữa khỏi bệnh dịch.

Vậy có nghĩa là đối với ôn dịch chúng ta đành phải bó tay bất lực? Chưa thể nói như vậy.

Thánh Sebastian sau đó được tôn kính là Thần hộ mệnh trong dịch bệnh. Tác phẩm "Thánh Sebastian hướng Thần cầu nguyện trong dịch bệnh" (Saint Sebastian Interceding for the Plague Stricken) của Họa sĩ người Hà Lan Josse Lieferinxe.  (Nguồn ảnh: Miền công cộng / Wikipedia)
Thánh Sebastian sau đó được tôn kính là Thần hộ mệnh trong dịch bệnh. Tác phẩm "Thánh Sebastian hướng Thần cầu nguyện trong dịch bệnh" (Saint Sebastian Interceding for the Plague Stricken) của Họa sĩ người Hà Lan Josse Lieferinxe. (Nguồn ảnh: Miền công cộng / Wikipedia)

Tống Tử Phượng tiếp tục nói: "Trong lịch sử có ghi chép nào nói rằng ôn dịch đã được chữa khỏi không? Ghi chép về phương diện này đích thực là có. Lấy một ví dụ, ví như Thánh Sebastian vừa nói đến. Vị Thánh này sau đó được tôn kính như một vị Thần hộ mệnh trong ôn dịch. Vào năm 680, La Mã lại lần nữa phát sinh ôn dịch. Người dân diễu hành theo từng nhóm trên đường phố, kính bưng lấy Thánh cốt của Thánh Sebastian, khẩn cầu Thánh Sebastian phù hộ, khẩn cầu thượng Thiên rút lại sự trừng trị, ôn dịch nhờ vậy đã chấm dứt. Đại ôn dịch ở Milan vào thế kỷ 16 cũng rất nghiêm trọng, lúc đó những người dân thành tâm sám hối cũng kính nâng Thánh cốt đi quanh thành phố, ôn dịch nhờ vậy đã dừng lại".

Tống Tử Phượng tiếp tục đưa ra một ví dụ về việc chữa khỏi bệnh dịch ở phương Đông:

Phương Đông cũng có rất nhiều ví dụ chữa khỏi ôn dịch. Ví dụ, Trương Đạo Lăng vào cuối thời Đông Hán có ảnh hưởng tương đối lớn. Trương Đạo Lăng là một nhân vật rất nổi tiếng trong Đạo gia. Tương truyền ông tu luyện tại núi Hạc Minh ở đất Thục, ông cũng đã trị bệnh cho mọi người. Những người am hiểu lịch sử có thể biết rằng, cuối thời Đông Hán, ôn dịch rất nghiêm trọng. Trương Đạo Lăng đã cấp cho mọi người một phương pháp chữa bệnh rất đặc biệt. Ông bảo những người bị nhiễm bệnh, kể ra danh tính, đã từng phạm những tội lỗi gì, nhận tội và hứa sửa đổi ra sao, đều viết hết ra, viết thành ba bản, một bản dâng lên Trời, một bản chôn dưới đất, một bản cho trôi theo dòng nước.

Phương pháp chữa bệnh dịch của Trương Đạo Lăng rất đặc biệt.
Phương pháp chữa bệnh dịch của Trương Đạo Lăng rất đặc biệt. (Miền công cộng)

Tương truyền Trương Đạo Lăng đã truyền lại Ngũ Đấu Mễ Đạo (Đạo 5 đấu gạo), cũng gọi Thiên sư đạo, sau này còn có Chính Nhất Đạo, đều được cho rằng là bắt nguồn từ đây. Ngũ Đấu Mễ Đạo đối với lúc ấy và sau này có ảnh hưởng đều vô cùng lớn. Ảnh hưởng to lớn như vậy không thể tách rời những biểu hiện phi thường của nó, trong đó có hiệu quả chữa bách bệnh thần kỳ. Nhất định là có rất nhiều người được chữa trị, mới có thể tạo thành ảnh hưởng lớn trong xã hội như vậy.

Tống Tử Phượng đã phân tích sự phổ biến của Cơ đốc giáo và Phật giáo trong vài thế kỷ đầu Công nguyên, lấy cuốn sách "Bệnh dịch và con người" (Plagues and Peoples) do học giả người Mỹ William H. McNeill viết:

McNeill cho rằng, Cơ đốc giáo và Phật giáo có thể thu hút nhiều tín đồ ở Đế chế La Mã và Trung Hoa trong mấy thế kỷ đầu Công nguyên. Mấu chốt nằm ở chỗ khi dịch bệnh truyền nhiễm vào thời điểm đó, bởi vì cả Cơ đốc giáo và Phật giáo đều có thể giúp đỡ người bị nhiễm bệnh, đưa ra lời giải thích và an ủi.

Tống Tử Phượng cho rằng, đầu tiên, con người đã thực sự phát hiện ra rằng tín ngưỡng đối với Thần và sức khỏe bệnh tật của con người là có liên quan với nhau. Con người đã phát hiện ra mối quan hệ này, nhưng phía sau loại quan hệ này là gì, họ không có lời giải thích thực sự thích đáng.

"Thực ra, cổ nhân và người hiện đại là không khác biệt nhau lắm, khi đại ôn dịch phát sinh khiến lòng người bàng hoàng sợ hãi, sẽ không chỉ dựa vào ai đó để an ủi vài câu, hoặc là đọc mấy bài văn chương cổ vũ cho tâm hồn, liền có thể khiến mọi người chạy theo, thờ phụng, hơn nữa lại làm điều này trong nguy cơ bị đàn áp như vậy. Nhất định là trong tín ngưỡng này xác thực cho thấy những điều phi thường vượt xa bình thường, gọi là Thần tích cũng được, mà gọi là công năng cũng được, có thể trị hết bệnh, mới có nhiều người như vậy gia nhập, nhiều người như vậy đi thờ phụng.

Trong trận đại dịch ở La Mã cổ đại, quả thật là những tín đồ Cơ Đốc đi truyền đạo, họ cũng không có phương pháp đặc thù nào, họ chính là khiến người ta sám hối, liền đạt được hiệu quả chữa khỏi bệnh. Có nghĩa là, số lượng lớn các dữ kiện lịch sử đã chứng minh rằng, ôn dịch được chữa khỏi là có tiền lệ, và những tiền lệ này đều liên quan đến niềm tin vào Thần và sự sám hối".

Tam giáo Phật - Đạo - Nho có nhận thức riêng về bệnh tật

Có thể giải thích như thế nào về cách chữa bệnh dịch Tam giáo Phật - Đạo - Nho?

Tống Tử Phượng cho rằng, Tam giáo Phật, Đạo và Nho gia đều có cách nhận biết riêng về bệnh tật.

Phật gia cho rằng bệnh là nghiệp lực, làm chuyện không tốt sẽ sinh ra nghiệp lực, tạo thành bệnh tật.

Đạo gia gọi bệnh là tà khí, lúc con người khỏe mạnh hẳn là chính khí tràn đầy, nhưng khi con người có thói quen không tốt, đã làm chuyện sai, có tư tưởng không đúng đắn, liền sẽ chiêu mời tà khí xâm nhập thân thể, dẫn đến sinh bệnh. Vì vậy lý giải này là rất giống với Phật gia.

Về phần Nho gia, Nho gia thực ra cùng dòng với Đạo gia, chỉ là phương diện khác nhau, Đạo gia xuất thế, Nho gia nhập thế, nhưng lý là tương thông, chỉ là giảng cụ thể hơn một chút. Nho gia giảng coi trọng tu dưỡng đạo đức, cho rằng điều này đối với thân thể là vô cùng hữu ích.

Các thí nghiệm khoa học hiện đại từ lâu đã chứng thực rằng niệm lực của con người có thể thay đổi vật chất xung quanh, gây ra sự thay đổi vật chất bên ngoài. Năm 2016, tạp chí của Mỹ đã công bố một bài báo nghiên cứu mang tên "Tâm trạng không tốt sinh ra độc tố", trong đó nêu rõ: "Những ý niệm xấu xa của con người có thể gây ra những thay đổi sinh lý hóa học của vật chất, sản sinh ra một loại độc tố trong máu. Khi tâm tính của con người bình thường, thở vào một cục đá trong chén, ngưng bám lại chính là một vật chất không màu và trong suốt. Khi con người đang ở trong tâm trạng oán hận, nổi giận, ghen ghét..., vật thể ngưng tụ lại sẽ hiển thị các màu sắc khác nhau. Thông qua phân tích hóa học có thể biết được rằng, những suy nghĩ tiêu cực của con người có thể tạo ra chất độc trong dịch cơ thể người".

Người phương Đông xưa dùng khí để giải thích ôn dịch

Tống Tử Phượng nói rằng, Đông y chính là y học phương Đông cổ đại, chúng ta bây giờ gọi là Đông y. Nó làm thế nào để nhận biết ôn dịch? Người phương Đông xưa dùng khí để giải thích ôn dịch.

Trong sách cổ có rất nhiều ghi chép về điều này, cho rằng ôn dịch và khí là có quan hệ với nhau.

Trong "Chu lễ chú sớ" nói: "Vua dùng chính sách giáo hóa dân chúng không thỏa đáng thì Ngũ Hành tương khắc, khí không hài hòa thì bệnh dịch sinh ra, cho nên gọi khí không hài hòa là bệnh tật"

Trong "Hậu Hán thư - Lý Hiền chú" nói: "Bệnh dịch của dân chúng, cũng là do khí tà loạn sinh ra".

Nhà y học Trương Cảnh Nhạc đời Minh viết "Cảnh nhạc toàn thư", cho rằng: "ôn dịch chính là tà khí của trời đất".

Nói đến chỗ này, có thể giải thích một chút, khí mà cổ nhân giảng ở đây không phải là không khí, cũng không phải là hư vô. Đại thiên thế giới là có vật chất tồn tại, vật chất thì có lớn có nhỏ, có vĩ mô có vi mô. Cổ nhân chính là dùng khí để diễn tả sự tồn tại của một tầng vi mô nào đó của thế giới. Phương thức tư duy của cổ nhân rất khoa học, thế giới vĩ mô xuất hiện vấn đề, cổ nhân thường là căn cứ vào phương diện vi mô tương ứng bên trong để đi tìm nguyên nhân, bắt đầu giải quyết.

Tại sao nói điều này rất khoa học, bởi vì chúng ta biết rằng vật chất vĩ mô được cấu thành từ vật chất vi mô, ví dụ như bàn ghế là từ phân tử cấu thành, nói cách khác vật chất vi mô là nguồn gốc của vật chất vĩ mô. Vì vậy, khi có vấn đề ở cấp vĩ mô, nếu bạn chỉ đi làm những gì ở cấp vĩ mô, thì khả năng là trị ngọn không trị gốc, nhưng nếu như bạn bắt đầu ở cấp vi mô thì sẽ giải quyết được từ tầng sâu, thậm chí là từ căn bản. Vì vậy, khí mà cổ nhân nói cũng không phải là một cái gì đó hư vô mờ ảo, nó chính là một phương diện tồn tại của vật chất ở cấp độ vi mô. Chúng ta có thể hiểu nó theo cách này.

Vì cổ nhân cho rằng bệnh chính là tà khí tạo thành, cho nên phương pháp trị bệnh của cổ nhân, đó chính là đi thẳng vào vấn đề, chính là đi loại trừ cái tà khí kia, làm bổ sung trau dồi chính khí của con người.

Trong sách cổ cũng có nhiều ghi chép.

"Cảnh nhạc toàn thư" của Trương Cảnh Nhạc: "Ôn dịch chính là tà khí của trời đất, nếu như chính khí trong thân người kiên cố, thì tà không thể xâm phạm, tự nhiên không bị lây nhiễm".

"Thương hàn luận tập chú" nói: "Bệnh người chính là tà khí, mạch người là chính khí". Chúng ta xem phim thấy thầy thuốc khám bệnh thường nói rằng mạch tượng rất yếu, chính là nói chính khí không đủ, thân thể lâm vào trạng thái không khỏe mạnh.

Sách "Y lược thập tam thiên" đời nhà Thanh nói: "Con người dựa vào chính khí. Làm chính khí sung túc, thì bách bệnh không có lối mà vào".

Tác dụng của Đông y trong việc điều trị virus Vũ Hán

Trong trận đại dịch này, đã cho thấy những tác dụng thần kỳ của Đông y trong việc điều trị virus Vũ Hán. Bác sĩ Thư Vinh đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc Covid-19, và các triệu chứng của họ thường biến mất sau khi dùng thuốc hai hoặc ba ngày.
Trong trận đại dịch này, đã cho thấy những tác dụng thần kỳ của Đông y trong việc điều trị virus Vũ Hán. Bác sĩ Thư Vinh đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc Covid-19, và các triệu chứng của họ thường biến mất sau khi dùng thuốc hai hoặc ba ngày. (Pixy)

Trong đại ôn dịch lần này, đã cho thấy tác dụng thần kỳ của Đông y trong việc điều trị virus Vũ Hán. Kể từ khi bệnh dịch bùng phát vào năm ngoái, Thư Vinh (Shu Rong), một bác sĩ Đông y với 30 năm kinh nghiệm trong nghề y, đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc virus Vũ Hán. Các triệu chứng của bệnh nhân thường biến mất sau khi uống thuốc hai hoặc ba ngày, điều này khiến Thư Vinh trở nên nổi tiếng.

Bác sĩ Thư Vinh xuất thân từ một gia đình có lịch sử hơn 600 năm làm nghề y. Năm 2004, cô đến Vương quốc Anh và mở một phòng khám ở Cambridge.

Ông nội của bác sĩ Thư Vinh đã từng cứu hơn 70 người khỏi bệnh dịch ở địa phương vào những năm 1950 bằng thuốc Đông y tự chế, đến nỗi nhiều bác sĩ phương Tây thời bấy giờ đã bái ông nội của cô xin làm đệ tử.

Thư Vinh cho rằng, trong lĩnh vực Đông y, "càng là cổ lão thì càng khoa học và chính xác". Với sự nghiên cứu chuyên sâu về Đông y cùng với sự đề cao tu luyện bản thân, cô ngày càng hiểu rõ hơn về mối liên hệ sâu sắc giữa vạn vật trong vũ trụ.

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2020, Thư Vinh đã dự đoán bệnh dịch mùa đông và mùa xuân trên chương trình "Sức khỏe 1 + 1" của đài truyền hình NTDTV.

Thư Vinh nói: “Năm 2020 là năm Canh Tý, âm khí rất thịnh, phần lớn người già và những người có bệnh nền là dương khí không đủ, rất dễ dàng bị âm hàn tà khí xâm phạm mà nhiễm bệnh".

"Nhưng hai tháng cuối của năm 2020, âm khí càng thêm hưng thịnh, âm hàn đến cực điểm, giống như ánh sáng rơi mất, bóng tối bao trùm đại địa, rất nhiều người trẻ tuổi cũng cũng không đủ dương khí để chống đỡ âm hàn tà khí, bởi vậy số lượng lớn người trẻ tuổi bị lây nhiễm".

"Mà ngày 3 tháng 2 năm 2021 là thời điểm Lập xuân, từ đó về sau, nhân loại chính thức đi vào năm Tân Sửu, tình hình lại biến hóa".

Thư Vinh còn nói: "Năm Tân Sửu, Tân thuộc Kim, Sửu thuộc Thổ, Thổ sinh Kim, có thể thấy được năm Tân Sửu là một năm kim khí quá vượng...... Tâm thuộc hỏa, trái tim của chúng ta cũng sẽ chịu ức chế mà dễ dàng phát bệnh".

Suy đoán của Thư Vinh đã được xác thực. Theo báo cáo hàng tuần do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ công bố ngày 22/1, cho thấy gần đây đã có gần 3 triệu trường hợp thanh niên lây nhiễm virus Vũ Hán, 57% số ca mắc mới là bệnh nhân từ 18 tuổi đến 24 tuổi.

Một tin tức trên tờ New York Times ngày 16/2 cho biết, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Los Angeles phát hiện ra rằng kể từ cuối tháng 10 năm ngoái, số lượng bệnh nhân nhỏ tuổi được chẩn đoán mắc virus Vũ Hán ngày càng tăng, hơn nữa chứng bệnh lại nghiêm trọng, rất nhiều người phải vào phòng cấp cứu ICU, cũng có người tử vong.

Theo một báo cáo của "Hiệp hội Tim mạch Châu Âu" vào ngày 5 tháng 2, những bệnh nhân bị nhiễm virus Vũ Hán có nguy cơ tử vong cao do ngừng tim; đài truyền hình Texas KLTV cũng đưa tin rằng các bác sĩ ở miền đông Texas đã phát hiện ra rằng một số bệnh nhân mắc virus Vũ Hán có các triệu chứng của bệnh tim.

Y học truyền thống phương Đông bác đại tinh thâm, các bác sĩ Đông y chân chính đều là "ngửa xem thiên văn, nhìn xuống địa lý, bên trong biết nhân sự".

Thư Vinh nói rằng: "Bác sĩ Đông y cao minh coi trọng 'Vọng, vấn, văn, thiết' (nhìn, hỏi bệnh, nghe âm thanh và xem mạch để chẩn đoán bệnh). Một bệnh nhân vừa bước vào, bác sĩ nhìn một cái liền biết bệnh tình. Thời cổ đại, các thầy thuốc Đông y đều là có công năng đặc dị, ví như Hoa Đà có thể sử dụng Thiên mục nhìn thấy bên trong não người có khối u, có thể gây tê mổ sọ làm giải phẫu... Cho nên, Âm dương Ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất, hữu Thần luận mới là tinh túy của Đông y".

Trung Nguyên

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Đại dịch tấn công: Thiên nhân hợp nhất, phương pháp kỳ lạ tránh đại dịch