Đại học Harvard đưa ra kết luận sau 75 năm: Trẻ em ngày càng ‘ngốc’, phần lớn là do 5 thói quen xấu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dù “mong con trai thành rồng, mong con gái thành phượng” là một câu nói khá sáo rỗng, nhưng có bậc cha mẹ nào lại không mong muốn con mình thành tài? Tuy nhiên, kỳ vọng chỉ là kỳ vọng, tương đối ít bậc cha mẹ thực sự luyện được rồng, phụng.

Điều lo lắng nhất đối với các bậc cha mẹ là một số đứa trẻ rất nổi bật khi chúng còn nhỏ, biểu hiện rất thông minh, nhưng không hiểu sao khi lớn lên lại trở nên ‘ngốc’, cuối cùng trẻ chỉ có mức IQ thông thường. Vì sao vậy?

Nguyên nhân chính là do cha mẹ chưa tạo cho con mình một thói quen tốt, dù tài giỏi đến đâu thì trẻ cũng sẽ trở nên ‘tầm thường’ từ ngày này qua ngày khác.

Cha mẹ chưa tạo cho con mình một thói quen tốt, dù tài giỏi đến đâu thì trẻ cũng sẽ trở nên ‘tầm thường’... (Ảnh: pexels)

Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng nếu những thói quen xấu của những đứa trẻ thông minh không được sửa chữa kịp thời thì những tài năng bẩm sinh thường không phát huy được vai trò của nó. Kết quả là: càng lớn càng trở nên tầm thường.

Một chuyên gia chăm sóc trẻ em từ Đại học Stanford đã nhắc lại kết luận này trong bài phát biểu của mình. Đối tượng nghiên cứu là các mức độ phát triển về IQ của trẻ ở các độ tuổi khác nhau, cũng như các tình huống khác nhau của trẻ sau khi lớn lên.

Sau khi liên tục tổng hợp dữ liệu khổng lồ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ số IQ bẩm sinh của trẻ sơ sinh không có sự khác biệt lớn, chỉ trong quá trình trưởng thành mới có được, chịu tác động của môi trường gia đình, một số trẻ ban đầu thông minh thì ngày càng bình thường, càng lâu lại càng… ‘ngốc’. Nguyên nhân từ đâu?

Và đây là 5 thói quen xấu mà các chuyên gia Harvard đã kết luận:

1. ‘Sát thủ’ số một: thức khuya

Trong thời đại mà cuộc sống về đêm phong phú hấp dẫn, thức khuya đã trở thành một ‘căn bệnh ung thư lớn’ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và bây giờ, không chỉ người lớn thích thức khuya, trẻ em cũng thích thức khuya! Một cuộc khảo sát vào năm 2020 cho thấy 87% trẻ em trong các gia đình thường thức khuya.

Một cuộc khảo sát vào năm 2020 cho thấy 87% trẻ em trong các gia đình thường thức khuya. (Ảnh: pexels)

Về nguyên nhân khiến trẻ thức khuya, ngoài bài vở về nhà quá nhiều, có lẽ là do trẻ lén lút chơi điện thoại, máy tính, chơi game vào ban đêm. Thức đêm thường xuyên rất có hại cho cơ thể, thường xuyên khiến trẻ thiếu ngủ, thức dậy buổi sáng không có năng lượng, tích tụ nhiều sẽ khiến khả năng miễn dịch suy yếu, dễ ốm vặt.

Không ngủ ngon sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, trẻ dù thông minh, khỏe mạnh đến đâu cũng không thể chịu được việc trằn trọc suốt đêm, đó chính là thủ phạm khiến trẻ trở nên ‘không minh mẫn’.

2. Bữa ăn sáng chiếu lệ

Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng đã và đang nhấn mạnh đến vai trò của bữa sáng đối với sức khỏe mỗi người, nhưng những gia đình bận rộn, việc chuẩn bị bữa sáng cho trẻ vẫn còn rất ngẫu nhiên. Cha mẹ giúp con dậy sớm là điều tốt, nhưng một số họ chỉ cho con ít tiền và để con tự ăn sáng qua loa trên đường đến trường.

Một số cha mẹ chỉ cho con ít tiền và để con tự ăn sáng qua loa trên đường đến trường. (Ảnh: pexels)

Một số trẻ có thể sẽ mua hàng quán ven đường để ăn, nhưng các bậc cha mẹ đã tính đến tác hại của khói bụi và thực phẩm kém chất lượng, mất vệ sinh đối với sức khỏe của trẻ chưa? Một số trẻ khác có thể bỏ qua bữa sáng mà dùng tiền để mua những thứ khác.

Một ngày học ở trường thật không dễ dàng gì, nếu bữa sáng không được ăn no, không đủ dinh dưỡng thì có thể hình dung đến sự phát triển trí não của trẻ!

3. Không có môi trường học tập yên tĩnh ở nhà

Nhà là nơi ấm áp nhất để trẻ trở về, cần có một góc yên tĩnh để trẻ làm bài sau giờ học. Tuy nhiên, trên thực tế, một số trẻ em không có được môi trường đẹp đẽ và ấm áp như vậy, cha mẹ các em ngồi xem phim truyền hình, chơi game, ăn uống trò chuyện rôm rả gần đó, vậy còn đâu là môi trường để các em học tập?

Nhà là nơi ấm áp nhất để trẻ trở về, cần có một góc yên tĩnh để trẻ làm bài sau giờ học. (Ảnh: pexels)

4. Khiển trách hoặc lời nói tiêu cực sẽ làm suy yếu sự tự tin của trẻ

Khi con cái điểm tốt, cha mẹ không khích lệ mà nói ‘đừng vòi vĩnh’; khi con cái điểm kém, cha mẹ nghiêm khắc phê bình. Trong mọi trường hợp, nếu cha mẹ không biết cách khuyến khích và đánh giá cao con trẻ, thì lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ bị ‘đánh gục’.

Nếu cha mẹ không biết cách khuyến khích và đánh giá cao con cái, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ bị ‘đánh gục’. (Ảnh: pexels)

Có một câu chuyện đùa rằng đứa trẻ hỏi bố: “Con có ngốc không?”

Bố sờ sờ vào đầu đứa trẻ rồi nói: “Ừ, sao con lại ngốc thế?”.

Đừng nghĩ rằng đây chỉ là một câu đùa, thực tế nhiều bậc cha mẹ cũng thường xuyên mắc phải trường hợp tương tự, họ thường nói “con ngốc quá, không biết gì” trước mặt người khác. Đứa trẻ còn nhỏ, không hiểu ý cha mẹ, vừa nghe đã cho là mình ngốc thật.

5. Kìm nén cảm xúc của trẻ

Mặc dù cha mẹ không thể chịu đựng được khi thấy con mình khóc, và họ không muốn con mình mất bình tĩnh hoặc bộc lộ cảm xúc quá mức, nhưng họ không biết rằng con mình cũng cần được trút giận đúng cách. Thậm chí nhiều người lớn còn không phải ‘thánh nhân’, làm sao có thể yêu cầu trẻ nhỏ bình tĩnh và điềm đạm mỗi ngày?

Nhiều người lớn còn không phải ‘thánh nhân’, làm sao có thể yêu cầu trẻ nhỏ bình tĩnh và điềm đạm mỗi ngày? (Ảnh: pexels)

Vì vậy, chúng ta không nên quá u uất, nên cười thì cười, thỉnh thoảng muốn khóc thì cứ khóc thành tiếng, cũng nên khoan dung cho sự tức giận và quấy phá của trẻ. Trút cảm xúc tiêu cực một cách hợp lý rất tốt cho sức khỏe tinh thần, tình trạng xúc động kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.

Cao Nguyên

Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Đại học Harvard đưa ra kết luận sau 75 năm: Trẻ em ngày càng ‘ngốc’, phần lớn là do 5 thói quen xấu