Đài Loan - quốc gia gìn giữ những gì ĐCSTQ cố tình phá hủy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này, người Đài Loan khẳng định họ là quốc gia độc lập, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc. Mặc dù dứt khoát từ chối quyền cai trị của ĐCSTQ, Đài Loan lại là quốc gia gìn giữ nhiều nhất nền văn hóa cổ Trung Hoa 5000 năm

Nền văn hóa dung hợp đa dạng các dân tộc

Khoảng 4.000 năm trước tổ tiên cư dân bản địa hệ ngôn ngữ Nam Đảo (các hải đảo Đông Nam Á và Thái Bình Dương) đã lần lượt trôi dạt đến đảo Đài Loan, trở thành những cư dân sớm nhất của Đài Loan.

Từ thế kỷ 13, khu vực Bành Hồ bắt đầu có dấu chân người Hán. Thế kỷ 16 là thời kỳ hàng hải, người phương Tây đến Viễn Đông tiến hành các hoạt động mậu dịch, thực dân. Đảo Đài Loan nằm ở giữa hải vực và lục địa Đông Á nên đã trở thành đầu mối giao lưu của các thế lực phương Đông và phương Tây.

Thời kỳ đầu thế kỷ 17, người Hà Lan đến đồn trú ở An Bình (Đài Nam ngày nay), xây dựng các cứ điểm, bắt đầu các hoạt động truyền giáo, thương mại và sản xuất ở Đài Loan, đồng thời chiêu mộ người Hán vùng duyên hải đến Đài Loan khai khẩn, mở đầu lịch sử đa sắc tộc của Đài Loan. Sau đó, trong thời kỳ ngắn ngủi của chính quyền họ Trịnh (Trịnh Thành Công) và thời kỳ hơn 200 năm dưới sự thống trị của nhà Thanh, người Hán di cư dần tăng lên, đã hình thành xã hội người Hán ở Đài Loan.

Cuối thế kỷ 19, làn sóng chủ nghĩa Đế quốc mở rộng ra các nước trên thế giới, Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật. Trong 50 năm dưới sự thống trị của thực dân Nhật Bản, xã hội Đài Loan dần dần chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.

Năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, Đài Loan thoát khỏi sự thống trị thực dân. Nửa cuối thế kỷ 20, trong sự giao thoa lịch sử, Đài Loan đã trải qua quá trình dân chủ hóa chính trị và kỳ tích về kinh tế, khiến cả thế giới ngưỡng mộ.

Vào những năm 60 thế kỷ 20, Trung Quốc chìm trong khói lửa tang thương của các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là “Đại Cách mạng văn hóa” đã hủy diệt nhiều di sản văn hóa, phá hủy tận gốc rễ tinh thần văn hóa Thần truyền 5.000 năm.

Chỉ cách đó một eo biển, Đài Loan lại tiến hành phong trào “Phục hưng văn hóa Trung Hoa”, biến Đài Loan thành “nhà bảo tàng” lớn nhất của văn hóa Á Đông 5.000 năm. Tưởng Giới Thạch, người đứng đầu chính quyền Đài Loan chính là người có công lớn trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống, ông nói: “Quốc gia bị phá hủy rồi còn có thể phục hưng, còn như văn hóa bị hủy rồi thì coi như mất hết!”.

Lâu đài cổ An Bình. đài loan
Lâu đài cổ An Bình (Ảnh qua taiwan.net.tw)
Thành vàng Ức Tải
Thành vàng Ức Tải. (Ảnh qua Taiwan.net)

Đồng thời với việc bước vào thế kỷ 21, trào lưu dân chủ hóa chính trị, tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế càng sôi nổi, Đài Loan đứng trước mô thức cạnh tranh quốc tế và thế cục kinh tế chính trị hoàn toàn mới. Ngày nay, Đài Loan có hệ thống giao thông công cộng thuận tiện và hệ thống dịch vụ thông tin hoàn thiện. Đối diện với mấy lần khủng hoảng kinh tế và năng lượng của thế giới, Đài Loan đã tạo nên kỳ tích kinh tế khiến cả thế giới ngưỡng mộ, trở thành hình mẫu thành công của các nước đang phát triển. Tất cả những điều đó đã minh chứng, người dân Đài Loan tôn trọng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, đa dạng, tinh thần bao dung và kiên nghị, đã sáng tạo ra thành tựu phát triển kinh tế và dân chủ chính trị, khiến người dân Đài Loan tự hào sánh bước với các nước phát triển văn minh trên thế giới.

Thành Đạm Thủy Hồng Mao
Thành Đạm Thủy Hồng Mao. (Ảnh qua Taiwan.net.tw)
Phủ Tổng thống
Phủ Tổng thống (Ảnh qua Taiwan.net.tw)

Phong tục và phong thái người dân Đài Loan

Quá trình phát triển của Đài Loan bao gồm người bản địa gốc, người Mân Nam, người Khách Gia di cư từ Trung Quốc thời kỳ đầu, người Hà Lan, Tây Ban Nha và Nhật Bản sau này, và di dân Trung Quốc thời kỳ gần đây (năm 1949). Người dân Đài Loan coi trọng bảo tồn văn hóa truyền thống và từng bước phát triển văn hóa mới văn minh.

Năm Dân Quốc thứ 38 (năm 1949), những người dân di cư mới theo Chính phủ Dân Quốc đến Đài Loan vốn từ nhiều tỉnh, khu vực khác nhau ở Trung Quốc, với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, nhưng đại thể đều dùng tiếng quan thoại (mandarin) làm công cụ giao tiếp, người Đài Loan gọi là Quốc ngữ, người Hoa hải ngoại gọi là Hoa ngữ. Cùng với việc phổ cập giáo dục, tiếng quan thoại trở thành ngôn ngữ thông dụng của các sắc tộc người Đài Loan.

Trong các sắc tộc người Đài Loan thì người Mân Nam là chiếm đa số, vì vậy cư dân nói tiếng Mân Nam (tiếng Phúc Kiến) khá đông đảo. Người Khách gia và người gốc bản địa là dân số khá ít, nhưng họ đều giữ gìn được ngôn ngữ riêng của dân tộc. Do Đài Loan chịu sự thống trị của thực dân Nhật kéo dài nửa thế kỷ, thế nên những người già tiếp thu nền giáo dục Nhật Bản trước năm 1945 vẫn còn nói được tiếng Nhật.

Ngoại ngữ phổ cập nhất ở Đài Loan là tiếng Anh, là một trong giáo trình quan trọng trong nền giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, du khách nước ngoài đi taxi thì nên đưa địa chỉ viết bằng chữ Hán cho lái xe vẫn là đảm bảo nhất.

Ngoài ra, Đài Bắc còn là một địa điểm tuyệt đẹp để học Trung văn, có rất nhiều trường học ngôn ngữ dạy học Trung văn, từ các giáo trình trọng điểm đến các giáo trình đại học trao quyền giảng dạy đều có, do đó rất nhiều người Âu Mỹ tận dụng kỳ nghỉ dành thời gian 1, 2 năm đến Đài Loan học Trung văn. Chữ Hán được sử dụng ở Đài Loan là chữ chính thể, mang đầy đủ nội hàm văn hóa truyền thống vốn có, chứ không dùng chữ giản thể như ở Trung Quốc - loại chữ đơn giản cách viết nhưng lại mất đi nội hàm văn hóa thâm sâu trong đó.

Du khách nước ngoài du ngoạn Bình Tây, thả đèn trời
Du khách nước ngoài du ngoạn Bình Tây, thả đèn trời. (Ảnh qua Taiwan.net.vn)
Du khách nước ngoài ở Đài Loan
Du khách nước ngoài ở Đài Loan. (Ảnh qua Taiwan.net.tw)

Người dân Đài Loan rất coi trọng văn minh công cộng. Khi trò chuyện ở nơi công cộng họ rất chú ý nói khẽ đi nhẹ để không ảnh hưởng đến người khác, ngoài ra họ còn thường xuyên nói những lời lịch sự như "cảm ơn", "xin hỏi", "xin lỗi"...

ĐCSTQ phá hủy, người Đài Loan gìn giữ văn hóa truyền thống

(Ảnh qua Kknews.cc)

Lễ kính Trời là một trong những lễ hội dân gian đặc sắc được lưu truyền lâu đời ở Đài Loan. Từ nửa đêm rạng sáng ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch, người dân Đài Loan đã nô nức cử hành lễ kính Trời. Đây là văn hóa dân gian của người Đài Loan, và cũng là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Vào ngày này, người Đài Loan làm những món ăn ngon làm đồ cúng để kính lễ vị Thần tối cao vô thượng là Ông Trời.

Vậy "Ông Trời" là ai? Có người nói là Ngọc Hoàng Đại Đế, lại có người nói là vị Thần tối cao của Đạo giáo. Nhưng bất kể là cách nói nào thì đối với người dân Đài Loan mà nói, "Ông Trời" là vị Thần tối cao vô thượng, cai quản hết thảy, do đó "Kính Trời" là lễ nghi nghiêm trang nhất, long trọng nhất trong tất cả các lễ nghi.

Yêu cầu đối với lễ "Kính Trời" rất nghiêm ngặt. Buổi tối hôm trước, cần phải bày một chiếc bàn Bát Tiên, bên trên trải vải màu. Do Ông Trời là tối cao vô thượng nên dưới bàn Bát Tiên còn phải kê 2 ghế cầm ỷ, gọi là "ghế Ông Trời" để đỡ và tôn cao bàn. Đồ cúng lễ Ông Trời gồm có ngũ quả, 6 món chay kèm thêm cơm và rượu, và cúng cả con lợn, dê, gà trống, thường là chọn 3 loài gia súc là lợn, bò, dê, hoặc dùng gà trống để thay một trong số 3 loài gia súc trên. Ngoài ra còn cúng hoa tươi, trái cây, bánh, nhãn khô, táo tàu.

Lễ Kính Trời là một tập tục lâu đời của người Mân, bày tỏ lòng kính sợ đối với Ông Trời, thông qua lễ cúng thành kính để chúc phúc một năm mới mưa thuận gió hòa, bình an khỏe mạnh. Ca khúc dân ca tiếng Mân Nam "Ông Trời yêu người đôn hậu" đã miêu tả Ông Trời sẽ bảo hộ những người trung hậu, thành khẩn, thật thà, cũng là bày tỏ nguyện vọng tốt đẹp của người dân Đài Loan.

Lịch sử Đài Loan tính từ khi có văn tự ghi chép là vào thời Tam Quốc (năm 230 TCN), Ngô Vương Tôn Quyền phái tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực dẫn một cánh quân gồm trên một vạn binh sĩ cùng hơn 30 chiến thuyền đến Di Châu (tức Đài Loan ngày nay).

Thái thú Đan Dương thời Đông Ngô là Thẩm Oánh đã viết sách "Lâm hải thủy thổ chí", đã ghi chép tường tận tình hình cuộc sống và sản xuất của người dân Đài Loan đương thời, đó là những ghi chép sớm nhất trên thế giới về Đài Loan.

Hiện nay 83% người dân Đài Loan coi mình là người Đài Loan, chỉ có 5% coi mình là người Trung Quốc. Tại sao lại có tình huống này? Người Đài Loan vốn cùng lịch sử văn hóa với người Trung Quốc trong lục địa, nhưng hiện nay, về tư tưởng, văn hóa, văn minh, phong cách sống, và hệ thống chính trị xã hội ở 2 vùng đất đã khác một trời một vực: một bên là tự do, một bên là độc tài, một bên là dân chủ, một bên là bạo quyền, một bên là văn minh, một bên là man rợ. Đúng như Tưởng Giới Thạch nói: “Quốc gia bị phá hủy rồi còn có thể phục hưng, còn như văn hóa bị hủy rồi thì coi như mất hết!”. Người Đài Loan hiện nay đang nắm giữ văn hóa văn minh Trung Hoa, còn người Trung Quốc hiện nay giống như người bị lấy mất linh hồn, chỉ còn thể xác, vì họ đã đánh mất văn hóa của chính mình rồi.

Trung Hòa



BÀI CHỌN LỌC

Đài Loan - quốc gia gìn giữ những gì ĐCSTQ cố tình phá hủy